b, Nguyên nhân của những hạn chế trên.
2.2.1. Định hướng hoạt động
2.2.1.1.Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thăng Long:
NHĐT&PT Chi nhánh Thăng Long cũng đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của toàn ngành đến năm 2012, cụ thể:
- Tổng tài sản: ước đạt 250.000 - 300.000 tỷ VND (1,7 - 1,9 tỷ USD);
- Tốc độ tăng trưởng: tổng tài sản, nguồn vốn, tín dụng & đầu tư 18 - 20%/năm; - Năng lực tài chính: Vốn tự có đạt thơng lệ quốc tế Basel II (CAR > 10 - 12%); - Khả năng sinh lời: ROA 1%; ROE > 15% (theo thông lệ);
- Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ/Tổng thu nhập: 35%;
- Cơ cấu dư nợ/Tài sản có: 60%; Nợ trung - dài hạn/Tổng dư nợ: 40%; - Cơ cấu đầu tư/Tài sản có: phấn đấu đẩy mạnh lên 15 - 20%;
- Cơ cấu khách hàng: khách hàng ngoài quốc doanh: 60%
Mặt khác, NHĐT&PT Thăng Long cũng đã xây dựng chiến lược và chính sách phát triển riêng cho từng lĩnh vực hoạt động, trong đó chiến lược và chính sách phát triển nguồn vốn được đưa lên hàng đầu. Giai đoạn trước mắt, NHĐT&PT Thăng Long đã xác định công tác nguồn vốn của ngân hàng phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Cơ cấu lại, lành mạnh hoá nguồn vốn: đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý theo loại tiền (VND - Ngoại tệ), lãi suất, kỳ hạn…
- Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sử dụng vốn (tín dụng và đầu tư).
- Tạo lập nền vốn ổn định, cơ chế điều hành vốn thống nhất toàn bộ hệ thống. - Sử dụng tối đa vốn khả dụng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Tận dụng nguồn vốn từ các định chế tài chính quốc tế (Dự án Tài chính nơng thơn 2 - WB, JICA - Nhật Bản).
Để đạt được các mục tiêu trên, NHĐT&PT Thăng Long cần phải thực hiện hàng loạt giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn.
2.2.2.2. Định hướng hoạt động dịch vụ huy động vốn - Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam
Với mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động, chủ động tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm như năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp tàu thủy, viễn thông… Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam lấy cơ sở thực hiện là phải triển khai được chiến lược huy động vốn với các nội dung cơ bản sau:
Một là phấn đấu huy động vốn tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% năm để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
Hai là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn có tính đến hình thức phát hành trái phiếu quốc tế vay vốn nước ngoài để tài trợ cho các dự án dài hạn có tính khả thi cao.
Ba là tiếp tục tăng cường huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, tích cực huy động những nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa huy động và cho vay.
Bốn là tiếp tục thực hiện tốt vai trị của Ngân hàng bán bn.
Năm là tích cực xây dựng liên doanh Quản lý quỹ đầu tư giữa BIDV với đối tác Mỹ nhằm thúc đẩy chương trình đầu tư trực tiếp và gián tiếp của BIDV và các đối tác kinh doanh vào các doanh nghiệp Việt nam.
- Đối với chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long
Tập trung đẩy mạnh huy động vốn, coi việc huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thời gian tới của BIDV Thăng Long. Tiếp tục duy trì phát huy các biện pháp huy động vốn hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp và dân cư, đặc biệt phải tính tốn cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay hoặc đầu tư cho các dự án lớn hiệu quả.
BIDV Thăng Long đã có định hướng huy động nguồn vốn trong thời gian tới như sau:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư và tổ chức để hình thành một nguồn vốn ổn định giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn khác hay sự biến động của thị trường.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác hiện đại hóa ngân hàng và cơng tác đào tạo chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiện đại và chất lượng tốt nhất từ đó nâng cao uy tín thương hiệu của BIDV.
- Cải thiện nguồn vốn huy động theo hướng hợp lý và hài hòa giữa các kỳ hạn, giữa các loại tiền đảm bảo đáp ứng đủ và kịp thời cho hoạt động sử dụng vốn.
- Luôn bám sát thị trường để nắm bắt được sự thay đổi của lãi suất và loại sản phẩm để từ đó có sự phản hồi lại hội sở chính để hội sở chính có sự chỉ đạo kịp thời.
- Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, đồng bộ nhịp nhàng đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.