Tạo các lỗ Ø3 các mặt cắt hai cạnh bên và bo tròn các góc cạnh còn lại

Một phần của tài liệu Thiết kế khuôn ép nhựa cho vỏ đồng hồ treo tường (Trang 42 - 98)

- Tạo các lỗ.

+ Tạo tiết diện lỗ tại các mặt cắt ngang như hình 2.78. + Kết quả sau khi tạo lỗ như hình 2.79.

Hình 2.78 Hình 2.79

- Bo tròn các góc cạnh còn lại phía sau của chi tiết.

+ Bo tròn hai cạnh như hình 2.81 với bán kính bo tròn bằng 1,5. + Bo tròn các cạnh như hình 2.82và 2.83 với bán kính bo bằng 2. Hình 2.80 Hình 2.81 Hình 2.82 Hình 2.83

Sau khi đã thực hiện xong các bước xây dựng như trên, ta được chi tiết hoàn chỉnh như hình 2.84.

Hình 2.84

Kết quả này sẽ được dùng để phục vụ cho việc xây dựng kết cấu khuôn trong chương sau.

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN CHO SẢN PHẨM NHỰA 3.1. Chn loi máy ép nha

Sản phẩm có kích thước tương đối lớn, cho nên máy được chọn để gia công cho tiết là loại máy có áp lực phun: 600 N/cm2.

Số liệu về máy ép nhựa: - Tên máy FU-CHUN-SHIN.

- Kiểu máy: Máy ép phun nằm ngang vít xoắn tương tác. - Hệ thống ép: + Đường kính trục vít: 48 mm. + Thể tích lý thuyết một lần phun: 2135 cm3. + Áp lực phun: 600N/cm2. + Trọng lượng phun lớn nhất: 2373 g. + Tốc độ phun lớn nhất: 606 cm3/s. - Hệ thống kẹp:

+ Khoảng cách giữa các thanh Tie Bar: 760 x 670 mm. + Chiều cao của khuôn: 300-760 mm.

+ Khoảng mở khuôn lớn nhất: 700 mm. + Áp lực kẹp: 600 N/cm2.

+ Đường kính của vòng định vị là: 150 mm. + Khoảng đẩy: 150 mm.

+ Lực đẩy: 11 tấn.

- Kích thước của máy: 9,3 x 1,95 x 2,4 m. - Tải trọng của máy: 26 tấn.

3.2. Chn mt phân khuôn, chn loi khuôn

- Mặt phân khuôn được chọn thỏa mãn các yêu cầu sau: + Sản phẩm thoát ra dễ dàng sau khi ép phun xong.

+ Các vết phân khuôn không ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ cũng như chức năng của sản phẩm.

+ Kết cấu khuôn đơn giản, nhỏ gọn, tuổi thọ cao.

+ Dễ dàng cho việc chế tạo, xử lý các bề mặt, cũng như việc bảo trì thay thế các bộ phận của khuôn khi gặp sự cố.

- Dựa trên những nguyên tắc xác định mặt phân khuôn, và yêu cầu chất lượng sản phẩm, ta chọn mặt khuôn cho sản phẩm như hình 3.1.

Hình 3.1 Mặt phân khuôn.

Ưu điểm: Dễ lấy sản phẩm, bề mặt thân sản phẩm không tồn tại bavia, bề mặt là phẳng nên tương đối đơn giản.

- Do chỉ có một bề mặt phân khuôn nên dạng khuôn là khuôn hai tấm.

3.3. Thiết kế h thng dn nha

Hệ thống dẫn nhựa trong khuôn làm nhiệm vụ đưa nhựa từ vòi phun của máy ép phun vào lòng khuôn. Hệ thống này gồm: Cuống phun, kênh dẫn và miệng phun.

Tính chn các kích thước h thng dn nha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung phun: Đây là loại khuôn hai tấm, nên ta chọn cuống phun là dạng cuống phun côn. Kiểu này được sử dụng rộng rãi nhất.

Ta có:

- Thể tích sản phẩm nhựa: V = 408600 mm3 (được tính bằng phần mềm Pro/ENGINEER).

- Hệ số co rút vật liệu nhưạ = 0,5 %.

- Thể tích nhựa cần điền đầy thể tích lòng khuôn là:

V = (1 + 0,5%) xV = 410643 mm3. ( 3.1 ) - Để thời gian điền đầy lòng khuôn là t = 5 s, áp lực dòng chảy qua cuống phun phải là: 17346 mm3/s.

- Khi vận tốc nhựa tại miệng phun là 1m/s thì tiết diện nhỏ nhất tại cuống phun phải là: 17346/1000 = 17 mm2. Do vậy ta chọn đường kính nhỏ nhất d1 là: 4mm. Dựa vào [11, hình 567a] ta tra được các số liệu cho bạc cuống phun như sau:

d1 = 4 mm d2 = 8 mm D1 = 18 mm D2 = 27 mm L = 36 mm R =15,5 mm T = 3 mm Góc nghiêng cuống phun α = 2o.

Hình 3.2 Cuống phun.

Chn kênh nha:

Nhựa được dẫn vào lòng khuôn thông qua kênh nhựa. Hệ thống kênh nhựa được bố trí trên tấm khuôn âm. Đối với chi tiết này, ta chọn loại kênh nhựa có tiết diện hình bán nguyệt với đường kính tiết diện bằng 8 mm, tổng chiều dài kênh nhựa bằng 620mm.

Ưu điểm:

- Tỉ lệ thể tích qua mặt cắt ngang là lớn nhất. - Tốc độ nguội chậm.

- Ít mất nhiệt và ít ma sát.

- Tâm kênh dẫn nguội sau cùng và duy trì áp suất giữ. Nhược điểm:

- Gia công đòi hỏi độ chính xác cao.

Chn ming phun:

Chọn miệng phun kiểu cạnh vì loại miệng phun kiểu này dễ gia công và chỉ cần gia công trên một tấm khuôn, điền đầy lòng khuôn từ bên hông.

Các kích thước của miệng phun: L = 5 mm, T = 2 mm, W = 3 mm.

Hình 3.3 Miệng phun.

Cách bố trí hệ thống dẫn nhựa như hình bên dưới (hình 3.3).

Hình 3.4 Hệ thống dẫn nhựa.

3.4. Thiết kế h thng đẩy sn phm Chn loi h thng đẩy Chn loi h thng đẩy

Hệ thống đẩy có thể có nhiều loại bao gồm: chốt đẩy tròn, lưỡi đẩy, ống đẩy, thanh đẩy, tấm đẩy, các van đẩy.

Đối với sản phẩm này, ta chọn hệ thống đẩy là các chốt đẩy tròn và ống đẩy. Ưu điểm: Dễ chế tạo, có nhiều ở ngoài thị trường, giá thành sản phẩm không cao.

Nguyên lý hot động ca h thng đẩy

- Dưới tác dụng của lực kẹp khuôn thì các phần khuôn được ghép lại đến một mức độ nào đó thì nhựa được phun vào điền đầy lòng khuôn.

- Sau một thời gian ngắn nhựa sẽ đông đặc lại do quá trình giải nhiệt khuôn, khi nhựa đông đặc đến mức có thể tháo khuôn được thì hai khuôn sẽ tách ra và khi đó hệ thống đẩy sản phẩm bắt đầu làm việc.

- Khi hai khuôn tách ra thì sản phẩm bị dính lại lõi, dưới tác động của chốt đẩy, máy thúc vào tấm lót làm cho hệ thống đẩy sản phẩm ra ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. Thiết kế h thng thoát khí

Thể tích của khí chiếm lòng khuôn là 411051 mm3 (được tính bằng phần mềm Pro/ENGINEER). Do vậy trên bề mặt phân khuôn ta thiết kế các rãnh thoát khí, độ rộng của đường dẫn khí là 6 mm sâu 0,2 mm cách mép sản phẩm từ 4 đến 8 mm, đường thoát khí dẫn vào sản phẩm có độ rộng 6 mm sâu 0,02 mm, thiết kế lỗ thoát khí tại những vị trí đối diện với cổng nhựa nóng được phun vào.

3.6. Thiết kế h thng làm ngui

Định v trí b phn làm ngui

Vị trí bộ phận này phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm và sự khác nhau về độ dày thành, nói chung bộ phận làm nguội đặt ở chỗ mà nhiệt khó truyền từ nhựa nóng qua thân khuôn. Việc làm nguội phải như nhau trên toàn bộ sản phẩm.

Như vậy, phải đặt bộ phận làm nguội tại hai vị trí: khuôn dương và khuôn âm.

Tính toán lưu lượng nước cn cung cp cho quá trình làm mát

Nhiệt độ tại bề mặt của sản phẩm là t1 = 1250C. Dạng truyền nhiệt là truyền nhiệt qua vách trụ.

Mật độ dòng truyền nhiệt qua vách là q = 8000 W/m2, λ = 40 W/m0C (đối với khuôn làm bằng thép), từ đó ta xác định được nhiệt độ tại bề mặt ống dẫn nước [2, trang 114]: 1 2 1 2 ( ) 1 ln w t t q d d π λ − = ( 3.2 )

Suy ra tw = 480C.

Nhiệt độ vào trong ống là tf’ = 270C, nhiệt độ nước ra khỏi ống là tf’ = 310C, nhiệt độ nước trung bình là tf = 290C, vận tốc nước chảy trong ống là ω = 2 m/s. Từ tf = 290C tra bảng thông số nhiệt của nước ta được [2]:

3 998, 2 / t kg m ρ = Cp= 4,183 kJ/kg độ λf = 59,9 × 10-2 Wm/độ 6 2 1,006 10 / f m s ν = × − Prf = 7,02 Từ tw = 480C ta tìm được Prw = 3,50 Ref = ωd/νf =9940 ( 3.3 ) Trị số Nuxen [2, trang 115]: Nuf = 0,021Ref0,8Prf0,43(Prf / Prw)0,25 = 91 ( 3.4 ) / 10800 f f Nu d α = λ = W/m2độ. ( 3.5 )

G: lưu lượng nước chảy trong ống (kg/s). Cp: nhiệt dung riêng của nước (kJ/kg độ). α : mật độ dòng nhiệt (W/m2 độ).

Stp: diện tích toàn phần của ống Stp = πdl m( 2)

l: chiều dài ống.

Lưu lượng nước chảy trong ống [2]:

G = αStp(twtf) / (c tp f''−tf') 0,3 /= lit s ( 3.6 ) Vậy ta chọn bơm có lưu lượng là 18 lít/phút để cung cấp nước làm nguội. Hệ thống này hoạt động nhờ vào một đường dẫn nước từ bên ngoài vào qua lỗ có đường kính là 10 mm chảy vào hệ thống làm nguội được khoang song song với nhau có đường kính là 20 mm, dòng chất lỏng được chảy theo hình zig zắc.

Thi gian làm ngui

tc = 22 .π α h .ln             − − W E W M t t t t . 4 π (3.7) Trong đó:

- h: chiều dày của sản phẩm (m). - α: độ khuếch tán nhiệt.

- tW: nhiệt độ khuôn, có thể chọn theo bảng 3.1

Bảng 3.1 Nhiệt độ khuôn một số nhựa thông dụng.

Loại nhựa ABS PC PC/ABS PBT Nylon

tW[oC] 57 82 79 41 85

- tM: nhiệt độ chảy dẻo, được chọn theo bảng 3.2

Bảng 3.2 Nhiệt độ chảy dẻo một số nhựa thông dụng.

Loại nhựa ABS PC PC/ABS PBT Nylon

tM[oC] 238 302 260 243 260

- tE: nhiệt độ của sản phẩm và được chọn theo bảng 3.3

Bảng 3.3 Nhiệt độ của sản phẩm một số nhựa thông dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại nhựa ABS PC PC/ABS PBT Nylon

tE[oC] 82 118 93 116 170

- Độ khuếch tán nhiệt được tính toán theo công thức sau [10, 7-13]:

p C K . ρ α = (3.8) Trong đó:

K: độ dẫn nhiệt của nhựa. Hệ số K của nhựa được chọn theo bảng 3.4: Bảng 3.4 Hệ số dẫn nhựa một số nhựa thông dụng.

Loại nhựa ABS PC PC/ABS PBT Nylon

K[W/m.oK] 0,264 0,190 0,246 0,264 0,250

Bảng 3.5 Nhiệt dung riêng một số loại nhựa.

Loại nhựa ABS PC PC/ABS PBT Nylon

Cp[J/kg.oK] 1314 1298 1252 1741 4400

+ ρ: khối lượng riêng của nhựa, được chọn theo bảng 3.6 Bảng 3.6 Khối lượng riêng một số loại nhựa.

Loại nhựa ABS PC PC/ABS PBT Nylon

ρ[kg/m3] 1040 1200 1120 1310 961 - Sản phẩm có chiều dày lớn nhất là 3mm ta tính được thời gian làm nguội tối thiểu là: tC = ( )             − − − − 57 82 57 238 . 14 , 3 4 ln . 14 , 3 . 10 . 186 . 193 10 . 3 2 9 2 3 = 10,5 s. 3.7. Tính lc kp khuôn

- Bộ phận đóng khuôn có nhiệm vụ đóng khuôn và kẹp chặt khuôn trong quá trình phun, mở khuôn và đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn.

- Bộ phận đóng khuôn có thể dùng cơ hay thuỷ lực để tác động đóng và mở khuôn. - Trong quá trình gia công, lực đóng khuôn phải lớn hơn áp suất phun nhựa lỏng.

Theo công thức thì ta có thể xác định lực kẹp khuôn và mở khuôn như sau: Lực kẹp khuôn (kN) > Lực mở khuôn (kN) > 1/100 (diện tích hình chiếu x áp suất trung bình) (cm2.bar).

Diện tích hình chiếu bằng tổng tất cả các diện tích của vật chịu tác động của áp suất từ mặt phẳng giữ khuôn.

Ở đây, máy ép mà ta sử dụng có áp suất ép là 600N/cm2 = 6.106 N/m2 = 60 bar. Diện tích hình chiếu sản phẩm chịu tác động của áp suất từ mặt phẳng giữ khuôn là (12,7)2 x 3,14/4 = 126,6 cm2.

Do đó:

Lực giữ khuôn > Lực mở khuôn > 1/100 x (126,6 x 60) = 75,96 kN.

Vậy ta chọn lực mở khuôn tối thiểu là 80 kN và lực giữ khuôn là 100 kN là phù hợp.

3.8. Chn bulông cho các mi ghép

Vì khuôn gồm nhiều tấm ghép lại với nhau nên khi lắp ghép ta chọn các bulông lắp ghép chúng. Khi khuôn được gắn lên hệ thống làm việc thì các mối ghép bulông chỉ chịu lực dọc trục là lực mở khuôn.

Lực xiết bulông được chọn là:

V = 15 kN (tương đương với lực đặt vào chìa khoá vặn là 200N). Do đó lực toàn phần tác dụng lên bulông theo hướng dọc trục là: [3, trang 110]

F0 = 1,3 x V = 1,3 x 15 = 19,5 kN. ( 3.9 ) Vật liệu dùng để chế tạo bulông là thép cacbon có ứng suất kéo cho phép là: [σ ] = 16 kN/cm2, do đó diện tích mặt cắt ngang của bulông là:

S = F/[σ] = 19,5/16 = 1,22 cm2 = 122 mm2. ( 3.10) Diện tích mặt cắt ngang của bulông được xác định theo công thức:

S = πd2/ 4 ( 3.11) Suy ra đường kính thân bulông là:

5 , 11 4 = = π S d (mm). ( 3.12) Vậy ta chọn bulông lắp ghép là M16.

CHƯƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THIẾT KẾ KHUÔN BẰNG PHẦN MỀM Pro/ENGINEER Wildfire 4.0 4.1. Mởđầu

Chi tiết vỏ đồng hồ đã được xây dựng ở trên chưa thể dùng ngay để thực hiện việc tách khuôn. Do đó, để xây dựng được kết cấu của khuôn ta phải thực hiện các bước chính như sau:

- Tạo mặt phân khuôn.

+ Tạo vật thể mặt bên ngoài chi tiết.

+ Tạo mặt hỗ trợ bên trong và liên kết các mặt.

+ Che các lỗ trống tạo mặt kín thống nhất cho chi tiết. - Tách khuôn.

+ Thực hiện lắp chi tiết lên hệ thống. + Tạo phôi bao trùm chi tiết.

+ Tạo mặt phân khuôn chi tiết.

+ Tạo thể tích khuôn và Extract khuôn. + Mở khuôn.

- Thiết kế các hệ thống của khuôn.

4.2. Thiết kế khuôn cho chi tiết bng phn mm Pro/ENGINEER Wildfire 4.0 4.2.1. To mt phân khuôn 4.2.1. To mt phân khuôn

4.2.1.1. To vt th mt bên ngoài chi tiết

- Copy tất cả các bề mặt ngoài của chi tiết bằng cách chọn một bề mặt bên

ngoài bất kỳ như hình 4.1, sau đó kết hợp với phím Shift chọn các bề mặt phía trong như hình 4.2 để loại trừ các bề mặt bên trong.

Hình 4.1 Hình 4.2

- Chọn Edit > Copy > Paste để tạo bề mặt bên ngoài cho chi tiết, trên Model tree xuất hiện thêm phần tử Copy như hình 4.4 bên dưới.

Hình 4.3 Hình 4.4

4.2.1.2. To mt h tr bên trong và liên kết các mt

- Chọn Edit > Fill > Placement > chọn mặt phẳng rồi sau đó dùng lệnh Use với tùy chọn Loop chọn tiết diện như hình 4.5. Chấp nhận OK kết quả mặt Fill bên trong được tạo ra như hình 4.6.

- Chọn mặt Fill vừa tạo và mặt Copy ở trên, sau đó vào Edit > Merge để liên kết

các mặt lại.

Hình 4.5 Hình 4.6 4.2.1.3. Che các l trng to mt kín thng nht cho chi tiết

- Tương tự ta dùng lệnh Fill để tạo các mặt che các lỗ trống tại vị trí các ô cửa

- Tại vị trí các ô cửa sổ, chọn mặt vẽ phác ở phía mặt sau chi tiết, còn ở vị trí

các họa tiết trang trí và các lỗ hai bên ta chọn mặt phẳng vẽ phác nằm ở mặt phía trước của chi tiết.

- Sau khi các mặt Fill được tạo ra, chọn các mặt vừa tạo và liên kết chúng lại với nhau thành một bề mặt thống nhất bằng cách vào Edit > Merge.

- Kết quả ta được chi tiết như hình 4.7.

Hình 4.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi tiết được tạo đến đây đã có thể phục vụ cho việc tách khuôn. Ta tiến hành Save lưu lại chi tiết.

4.2.2. Tách khuôn

4.2.2.1. Thc hin lp chi tiết lên h thng

Cách thực hiện như sau:

- Đầu tiên ta thiết lập các thông số trong file cấu hình như sau: Enable_absolute_accuracy Yes

Accuracy_lower_bound 0.000001

- Nhấp vào New hoặc Create a new object trên màn hình làm việc. Hộp thoại New xuất hiện, chọn Manufacturing ở khung Type và Mold Cavity ở khung Sub- type. Nhập tên file là “tachkhuon” và hủy dấu chọn tại mục Use defaut template, sau đó nhấp OK (hình 4.8).

Một phần của tài liệu Thiết kế khuôn ép nhựa cho vỏ đồng hồ treo tường (Trang 42 - 98)