Hệ thống dẫn nhựa trong khuôn làm nhiệm vụ đưa nhựa từ vòi phun của máy ép phun vào lòng khuôn. Hệ thống này gồm: Cuống phun, kênh dẫn và miệng phun.
Tính chọn các kích thước hệ thống dẫn nhựa
Cuống phun: Đây là loại khuôn hai tấm, nên ta chọn cuống phun là dạng cuống phun côn. Kiểu này được sử dụng rộng rãi nhất.
Ta có:
- Thể tích sản phẩm nhựa: V = 408600 mm3 (được tính bằng phần mềm Pro/ENGINEER).
- Hệ số co rút vật liệu nhưạ = 0,5 %.
- Thể tích nhựa cần điền đầy thể tích lòng khuôn là:
V = (1 + 0,5%) xV = 410643 mm3. ( 3.1 ) - Để thời gian điền đầy lòng khuôn là t = 5 s, áp lực dòng chảy qua cuống phun phải là: 17346 mm3/s.
- Khi vận tốc nhựa tại miệng phun là 1m/s thì tiết diện nhỏ nhất tại cuống phun phải là: 17346/1000 = 17 mm2. Do vậy ta chọn đường kính nhỏ nhất d1 là: 4mm. Dựa vào [11, hình 567a] ta tra được các số liệu cho bạc cuống phun như sau:
d1 = 4 mm d2 = 8 mm D1 = 18 mm D2 = 27 mm L = 36 mm R =15,5 mm T = 3 mm Góc nghiêng cuống phun α = 2o.
Hình 3.2 Cuống phun.
Chọn kênh nhựa:
Nhựa được dẫn vào lòng khuôn thông qua kênh nhựa. Hệ thống kênh nhựa được bố trí trên tấm khuôn âm. Đối với chi tiết này, ta chọn loại kênh nhựa có tiết diện hình bán nguyệt với đường kính tiết diện bằng 8 mm, tổng chiều dài kênh nhựa bằng 620mm.
Ưu điểm:
- Tỉ lệ thể tích qua mặt cắt ngang là lớn nhất. - Tốc độ nguội chậm.
- Ít mất nhiệt và ít ma sát.
- Tâm kênh dẫn nguội sau cùng và duy trì áp suất giữ. Nhược điểm:
- Gia công đòi hỏi độ chính xác cao.
Chọn miệng phun:
Chọn miệng phun kiểu cạnh vì loại miệng phun kiểu này dễ gia công và chỉ cần gia công trên một tấm khuôn, điền đầy lòng khuôn từ bên hông.
Các kích thước của miệng phun: L = 5 mm, T = 2 mm, W = 3 mm.
Hình 3.3 Miệng phun.
Cách bố trí hệ thống dẫn nhựa như hình bên dưới (hình 3.3).
Hình 3.4 Hệ thống dẫn nhựa.
3.4. Thiết kế hệ thống đẩy sản phẩm Chọn loại hệ thống đẩy