1.3.NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 26 - 30)

ĐẾN LUẬN ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Những kết luận rút ra từ những cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án

- Các cơng trình đã cơng bố trong nước và trên thế giới đã có sự phân tích về vai trị của CNHT đối với sự phát triển ngành SX ô tô, đưa ra các giải pháp như phát triển DNNVV để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ SX ơ tơ, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh tồn cầu của DN.

- Nghiên cứu về mơ hình phát triển CNHT ngành SX ơ tơ tiếp cận từ lịch sử, chỉ ra một số kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong phát triển ngành CN này ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc; xác định xu hướng nội địa hóa việc SX sản phẩm hỗ trợ ngành ơ tơ của một số nước đang phát triển và những giải pháp mạnh mẽ của chính phủ trong thực hiện xu hướng này.

- Nghiên cứu điều kiện cần thiết, giải pháp chính sách để phát triển CNHT ngành SX ơ tơ, trong đó chỉ ra việc chủ động về chiến lược là một điều kiện quan trọng để định hướng phát triển, các khoản trợ cấp của chính phủ để nội địa hóa SX, quan tâm xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng, chính sách

của chính phủ liên quan đến ngành CN ơ tơ, cơng nghệ, thị trường lao động; quản lý, SX, chiến lược tổ chức, lãnh đạo, văn hóa tổ chức… Một số nghiên cứu cịn quan tâm đến tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ để phát triển SX phụ tùng linh kiện coi là một thành phần quan trọng của nội địa hóa SX ơ tơ.

- Ở trong nước, thời gian gần đây cũng đã có những nghiên cứu hướng vào cơ sở lý luận của phát triển CNHT nói chung, trong đó bàn về quan niệm về CNHT, đặc điểm và vai trò của CNHT trong phát triển các ngành CN trong nước, trong nội địa hóa việc SX, tăng sức cạnh tranh quốc gia, về cơ chế chính sách phát triển CNHT Việt Nam; CNHT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại cho phát triển CNHT… Một số nghiên cứu có tính chun sâu vào phát triển CNHT để đáp ứng nhu cầu của các DN lắp ráp ô tô, nghiên cứu về phân công quốc tế và chun mơn hóa trong ngành CN ơ tơ ở châu Á và phát triển CNHT cho ngành CN ô tơ Việt Nam. Một số nghiên cứu đi vào tìm kiếm kinh nghiệm phát triển CNHT của một số nước để Việt Nam tham khảo trong đó có kinh nghiệm phát triển CNHT ngành ơ tơ. Nghiên cứu về cơ chế chính sách và các giải pháp về tạo các nguồn lực cho sự phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta.

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên còn đang để lại những "khoảng trống" trong lý luận và thực tiễn phát triển CNHT ngành ô tô Việt Nam như sau:

Thứ nhất, việc phát triển CNHT của một nước đang phát triển trong

điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến đổi, nhất là trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ thương mại quốc tế như WTO, các FTA và TPP; các quốc gia trên thế giới đang tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng tài chính (2008 – 2009), tiếp đó là khủng hoảng nợ công tác động tiêu cực đến việc thực hiện vai trò hỗ trợ của nhà nước đối với các ngành của nền kinh tế, trong đó có ngành CNHT nói chung, SX ơ tơ nói riêng.

Thứ hai, Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ

(KH&CN) trên thế giới đã tạo ra những thay đổi lớn trong công nghiệp sản xuất (CNSX) ô tô theo hướng sản phẩm có nhiều tiện ích hơn, các phụ tùng linh kiện sử dụng thiết bị tự động và thông minh, sử dụng nguồn năng lượng để vận hành ô tô cũng theo hướng thân thiện với môi trường, xanh sạch, v.v… khiến cho những nhận thức về CNHT ngành SX ơ tơ và định hướng chính sách phát triển loại CNHT này trước đây chưa được xác định hay đề cập tới. Cần có những nhận thức mới với những đề xuất giải pháp chính sách mang tính thiết thực, gắn bó chặt chẽ với xu hướng biến đổi công nghệ SX để khỏi bị lạc hậu trong quá trình phát triển.

Thứ ba, q trình phát triển CNHT ngành SX ơ tơ ở nước ta thời gian

qua tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế mới chỉ đang trong giai đoạn đầu. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ơ tơ nước ta hiện cịn ở mức rất thấp: sau 20 năm phát triển CN ô tô, nhưng tổng năng lực SX lắp ráp ơ tơ trong nước cịn hạn chế, hiện mới đạt khoảng 460 nghìn xe/năm, trình độ cơng nghệ cũng mới dừng lại ở lắp ráp đơn giản. Tỷ lệ nội địa hóa đạt mức thấp, (37% với riêng mẫu xe Innova (Toyota), còn các mẫu xe khác chỉ đạt khoảng 2,7% đối với hãng Toyota Việt Nam; đối với các hãng khác đạt từ 15

– 18% tùy mẫu xe). CNHT ngành SX ô tô chậm phát triển làm cho ngành CN ô tô trong nước phụ thuộc vào DN lắp ráp, kéo theo giá ô tô trong nước vẫn cao hơn thế giới khoảng 20%. Các mục tiêu về phát triển CN ơ tơ được Chính phủ đặt ra chưa đạt được. Trong khi đó, nước ta phải thực hiện nhiều cam kết về thương mại tự do (FTA)… với các nước và khu vực ASEAN. Đã đến lúc chính sách cần kiên quyết và dứt khốt để tạo chuyển biến mạnh hơn nữa trong phát triển CNHT ngành SX ô tô, bảo vệ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu. Những sản phẩm nghiên cứu về phát triển CNHT cho đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Bởi vậy, cần có những nghiên cứu mới mang tính thực tiễn trong bối cảnh mới để có giải pháp thiết thực hơn.

Thứ tư, cho đến nay việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về CNHT

ngành SX ô tô ở nước ta vẫn chủ yếu là lồng ghép trong các cơng trình về phát triển CNHT nói chung; có rất ít nghiên cứu về CNHT ngành SX ơ tơ, hầu hết mới chỉ ở những bài viết cơng bố trên các tạp chí và báo. Việc tiếp cận vấn đề này mới ở một số lĩnh vực khoa học về kinh tế công nghiệp, kinh tế phát triển và quản lý kinh tế; vẫn còn nhiều khoảng trống trong tiếp cận vấn đề CNHT ngành SX ơ tơ dưới góc độ chun ngành Kinh tế chính trị học.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ơ tơ ở Việt Nam

Để góp phần vào việc lấp kín những khoảng trống trong nghiên cứu về CNHT ngành SX ơ tơ ở Việt Nam, từ đó tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển nó mạnh hơn trong thời gian tới, tác giả luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành SX ô tô Việt Nam

trong điều kiện mới của cách mạng KH&CN và xu hướng gia tăng mạnh mẽ các quan hệ thương mại tự do mà chúng ta đã cam kết trong các tổ chức quốc tế.

Hai là, Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về phát triển CNHT

ngành SX ô tô và rút ra bài học cho Việt Nam.

Ba là, Đánh giá đúng thực trạng phát triển CNHT ngành SX ô tô Việt

Nam trong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng đó.

Bốn là, Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển mạnh CNHT

ngành SX ô tô Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 tầm nhìn 2035.

Bốn vấn đề nêu trên thực sự đang là những “khoảng trống” về mặt khoa học của CNHT ngành SX ô tô ở nước ta hiện nay. Đây là những vấn đề gắn liền với đề tài luận án của tác giả, do đó, các vấn đề trên sẽ được luận giải, phân tích, đánh giá trong các chương, tiết tương ứng của luận án.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w