PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 125 - 130)

- Quy định bắt buộc sử dụng phụ tùng linh kiện nội địa của Thái Lan

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM

4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô

4.1.1.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trên thế giới - Xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển khoa học và công nghệ

Ngày nay, không một công ty nào dù nổi tiếng như Ford, Toyota, Hyundai, Volkswagen, Mercedes… cịn tự chế tạo ơ tơ với một quy trình khép kín, từ sử dụng nguyên vật liệu sơ chế để SX phụ tùng linh kiện, chi tiết đến lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm tại một nhà máy của mình. Một chiếc ơ tơ thương hiệu Ford của Mỹ được lắp ráp ở Việt Nam, có nhiều chi tiết được SX tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, hay Philippine… Không phải cơng ty Ford khơng có khả năng để làm tồn bộ, mà giới hạn về tính kinh tế của quy mơ SX khơng cho phép làm điều đó. Toyota là một trong những hãng SX ơ tơ lớn, có nhà máy chính ở Nhật Bản, nhưng trước những chi phí về lợi thế so sánh và việc thâm nhập vào những thị trường mới, Toyota cũng đang tập trung SX phụ tùng linh kiện cơ bản như hộp truyền động, hệ thống điều khiển… tại một số nước và cung cấp cho các chi nhánh lắp ráp của họ. Chiến lược phát triển của Toyota là tăng cường chun mơn hóa nhằm tối ưu hóa và mở rộng hoạt động SX tại những thị trường tiềm năng trên thế giới.

Xu thế hội nhập quốc tế cũng đưa đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước về lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô. Những năm vừa qua, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngồi về lĩnh vực CN ơ tô. Tuy vậy, các DN

CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam đã và đang tham gia vào chuỗi giá trị SX toàn cầu nhưng mới chỉ ở mức độ nhất định. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam với ASEAN và các FTA... sẽ có nhiều sản phẩm phụ tùng linh kiện thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tác động mạnh đến DN CNHT nội địa với công đoạn gia công cho các sản phẩm hỗ trợ của cơng ty nước ngồi, chỉ được hưởng khoản chênh lệch gia cơng từ tiền cơng, trong khi đó chuỗi giá trị SX sản phẩm gia tăng lại thuộc về các DN nước ngồi. Trong bối cảnh đó, các DN SX trong nước cũng sẽ hướng tới nhập khẩu sản phẩm CNHT để phục vụ lắp ráp, đồng nghĩa với việc thị trường nội địa về CNHT bị chi phối bởi các TNCs, SMEs. Do vậy, đã đặt ra cho DN nội địa và các cơ quan chức năng về phát triển CNHT ngành SX ô tô những thách thức khơng nhỏ.

Q trình tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trong SX, có đặc điểm là sự chia nhỏ quá trình SX thành các cơng đoạn đang diễn ra nhanh chóng. Các hãng ơ tơ đang đầu tư ở nước ta đã đạt được mức độ cao về chuyên mơn hóa và tham gia vào mạng lưới SX trong khu vực hoặc quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu đối với DN CNHT nội địa phải lựa chọn tìm hướng phát triển cho mình, nhất là đổi mới vai trị của cơ cấu ngành CNHT SX ô tô. Nếu DN CNHT ngành SX ô tô ở nước ta tận dụng được những cơ hội của xu thế hội nhập quốc tế, như vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, DN nội địa về CNHT tiếp nhận được trình độ cơng nghệ tiên tiến, đào tạo được đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có chất lượng tốt, đóng góp cho DN CNHT ngành SX ô tô phát triển. Để tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng trong SX ngành ơ tơ, Việt Nam có thể đảm nhận bộ phận, cơng đoạn có tầm quan trọng và giá trị gia tăng như thế nào trong chuỗi giá trị đó. Chính vì vậy, phát triển CNHT ngành SX ô tô là một trong những xu hướng tất yếu, “đi tắt, đón đầu” của q trình HĐH nền kinh tế quốc dân.

Đẩy nhanh sự ứng dụng của KH&CN vào quá trình SX đã tạo được những thay đổi sâu sắc. Cùng với những ngành công nghệ khác, công nghệ thông tin ngày càng tác động đến SX và xã hội. Tốc độ thay đổi của công

nghệ rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, phát triển cơng nghệ tích hợp cao vào kết cấu sản phẩm phụ tùng linh kiện, thiết bị và hệ thống thiết bị ô tô. Cụ thể hơn là, có những sản phẩm đặc thù của linh kiện ơ tô, hoặc hệ thống thiết bị của ô tô đã được tích hợp của cơng nghệ cao, như điện tử, tin học, viễn thông. Xu thế của các TNCs, các hãng ô tô nổi tiếng là luôn luôn giữ bản quyền thiết kế trong quá trình tạo ra sản phẩm mới, họ độc quyền SX các linh kiện chủ yếu với công nghệ cao cấp, tổ chức điều hành trực tiếp để thu lợi nhuận độc quyền. Cịn những cơng đoạn SX với những sản phẩm ở phần cơng nghệ vừa và ít có giá trị thì họ lại đặt hàng cho DN CNHT ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính xu thế này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển CNHT ngành SX ô tô và ngành CN ô tô như ở nước ta, do đặc thù của ngành này gắn liền với SX những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ hiện đại mà các hãng ô tô đầu tư ở nước ta đang giữ sở hữu bản quyền chi phối.

Sự phát triển của KH&CN cũng đã gắn kết KH với SX đã tạo nên những thay đổi sâu sắc, hình thức TNCs, MNCs có thể chuyển chức năng R&D của DN và phịng thí nghiệm sang những nước mà họ bỏ vốn kinh doanh. Trước xu thế phát triển cạnh tranh mang tính tồn cầu, nhiều nước trong khu vực thực hiện chiến lược thúc đẩy CNHT trong các DNNVV, thực hiện chương trình kết nối CN, khuyến khích hợp tác KH&CN trong SX giữa DN FDI và DN nội địa. Bên cạnh đó, các DN chế tạo của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo… đã và đang thực hiện chiến lược đầu tư sang các nước trong khu vực ASEAN. Dự báo đối với nước ta, CNHT nói chung và CNHT ngành SX ơ tơ nói riêng sẽ trở thành trọng tâm của sự phát triển CN, vai trò DN CNHT ngày một gia tăng. Đặc biệt là sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô càng thể hiện mối quan hệ và liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ, do đặc thù của tính chun mơn hóa được thể hiện ở mỗi DN CNHT, ở khu CNHT ngành SX ơ tơ. Bởi chính hoạt động của khu CNHT ngành SX ô

tô sẽ mang lại hệ quả là tạo ra chuỗi giá trị SX và cung ứng mang tính quốc tế, các hoạt động SX phụ tùng linh kiện với công nghệ tiên tiến, dịch vụ SX, xây dựng và vận hành dây chuyền lắp ráp, phân phối, vận chuyển sản phẩm… trong một chuỗi, mang tính tồn cầu. Sản phẩm ơ tô cũng đạt được những bước tiến mới nhờ ứng dụng các phát minh mới về công nghệ, với sự ra đời của hệ thống định vị và điều hướng tự động (GPS) năm 2000, dòng xe tiết kiệm nhiên liệu hybrid xuất hiện cũng trong năm 2000.

Trước bối cảnh của cuộc cách mạng CN lần thứ 4 đang được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ như IoT- Internet kết nối vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện tốn đám mây, cơng nghệ di động khơng dây, trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử, v.v... Các công nghệ của ngành CN và CNHT ngành SX ơ tơ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sự tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, sự tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thơng minh nhân tạo, sẽ là nền tảng để xuất hiện các mơ hình thiết kế về phụ tùng linh kiện và ô tô hấp thụ trí tuệ nhân tạo, sản phẩm được SX theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, hệ thống SX về CNHT ngành SX ơ tơ có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích tối ưu nhất cho các bên liên quan. Sự tích hợp các cơng nghệ thơng minh khác nhau trong một chiếc xe ơ tơ nhằm tăng sự tiện ích và an tồn cho người sử dụng.

- Xu hướng gia tăng các dự án FDI về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô

Hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đang đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN để khai thác thị trường phụ tùng linh phụ kiện và sản phẩm ô tô. Sau thảm họa kép (động đất và sóng thần năm 2011) ở Nhật Bản và tình hình suy thối của thị trường nội địa, các tập đồn đa quốc gia và cả hệ thống DNNVV ở Nhật Bản đã có nhiều dự án đầu tư về SX CNHT và các ngành CN chế tạo

ra nước ngoài, do các DN trong quá trình tái thiết cần tìm địa điểm SX ổn định và bền vững. Đối với ta, có Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Đức… đây là thời điểm của làn sóng đầu tư ra nước ngồi của các nước này, trong đó, Việt Nam đang được xem là một trong những đối tác tiềm năng trong đầu tư SX cũng như chuyển giao công nghệ. Khác với Nhật Bản là nhà đầu tư đã xây dựng được chuỗi cung ứng ngoài nước khá hiệu quả, đặc biệt ở khu vực ASEAN, các nước trên đang trong giai đoạn lựa chọn đối tác mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đây có thể là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển CNHT ngành SX ô tô.

Mặt khác, các tập đồn đa quốc gia về ơ tơ có thể chuyển SX phụ tùng linh kiện và cung ứng sang các nước khác nhau cho mạng lưới SX toàn cầu của họ. Điều này liên quan đến các DN cung ứng ở các lớp thứ nhất, thứ 2 và các DN ở lớp dưới trong mạng lưới. Phần lớn thị trường toàn cầu của các hãng ô tô đã và đang được mở rộng và việc cung ứng các linh kiện phụ tùng trong các lĩnh vực liên quan do các tập đoàn đa quốc gia kiểm soát. Do vậy, vai trị của các tập đồn đa quốc gia trong quyết định đầu tư SX phụ tùng linh kiện ở quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là quan trọng đối với sự phát triển CNHT ngành SX ơ tơ của quốc gia đó.

Khu vực ASEAN vẫn đang là một địa chỉ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Sau một thời gian các MNCs, TNCs đầu tư vào Trung Quốc, thì hiện nay nhiều cơng ty muốn phân tán đầu tư sang các nước khác. Để tận dụng được cơ hội thu hút đầu tư, Việt Nam cần nhanh chóng phát triển CNHT, đặc biệt là CNHT ngành SX ơ tơ để hấp dẫn các tập đồn này. Bởi CNHT ngành SX ơ tơ thường có hàng nghìn chủng loại phụ tùng linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thơng thường đến những loại có cơng nghệ cao.

Thực tế CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam đang ở giai đoạn bắt đầu. Nếu ngành CN ô tô ở nước ta còn chưa thay đổi để đáp ứng yêu cầu thực tế, nếu chưa có nhiều DN FDI về CNHT SX ơ tơ đầu tư vào nước ta, thì CNHT

ngành SX ơ tơ sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển. Điều này địi hỏi những nhà làm chính sách cần có quyết tâm mạnh mẽ khuyến khích nhiều DN CNHT ngành SX ơ tô đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu khơng thì DN FDI sẽ chuyển hướng đầu tư sang nước khác.

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w