Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 131 - 134)

xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo động lực cho cơng nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô phát triển

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hội nhập quốc tế được hình thành và vận hành có hiệu quả. Nhiều cơ chế chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực, thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, thế chế vẫn còn thiếu đồng bộ, ảnh huởng đến mối giao lưu kinh tế bên ngồi bị hạn chế, chưa sơi động, chưa tạo động lực phát triển mới. Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày một sâu rộng, tham gia các liên kết kinh tế quốc tế thì cơ hội thúc đẩy nhanh hồn thiện chính sách phát triển, bổ sung những khiếm khuyết trong q trình vận hành nền kinh tế, tạo mơi trường phù hợp, tạo những động lực mới thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nhằm gia tăng quy mô kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh cơ cấu lại CN, tạo nền tảng cho CNH, HĐH, trong đó: “Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước, hình thành các khu cơng nghiệp hỗ trợ theo cụm liên kết ngành”

[37, tr 285, 286]. Quan điểm, chủ trương của Đảng đã tạo thêm động lực cho phát triển CNHT và CNHT ngành SX ô tô ở nước ta.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH, bước đầu HĐH trong một số ngành then chốt và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Theo tiêu chí đánh giá nước cơng nghiệp và giá trị nhận được của Việt Nam, đối với một số chỉ tiêu như: Tỷ trọng nhóm ngành xuất khẩu cơng nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa đạt với chỉ số CNH (năm 2010) là 10,1%, (mức chuẩn khi hoàn thành CNH là ≥ 30%); tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong xuất khẩu hàng hóa (2010) là 50%, (mức chuẩn khi hồn thành CNH là ≥ 75%);

tỷ trọng ngành CN chế biến trong tổng GDP (2010) là 17,34% (mức chuẩn khi hoàn thành CNH là ≥ 35%) [48]. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, những yếu tố KH&CN tác động trong chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và trong nhiều sản phẩm hàng hóa vẫn ở mức thấp, nhiều ngành SX vẫn sử dụng cơng nghệ trung bình là phổ biến: Tỷ trọng nhóm ngành cơng nghệ cao ước đạt 20% (Theo tiêu chí: Để đạt trình độ nước CNH, HĐH tỷ trọng này phải đạt 60% trở lên); trong công nghiệp, tỷ lệ DN tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa 26%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ cơng 16,2% [48]. Tốc độ đổi mới công nghệ của nước ta so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới còn thấp, như vậy đương nhiên là hạn chế nhiều và ảnh hưởng đến tính bền vững, tính hiệu quả trong phát triển kinh tế. Nhưng với xu thế thâm nhập của KH&CN diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, cơ cấu kinh tế nước ta sẽ có điều kiện kết nối với nhiều quốc gia có trình độ KH&CN tiên tiến để chuyển dịch cơ bản về chất. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng mở rộng và hiện đại, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia và đáp ứng yêu cầu của quá trình SX theo chuỗi giá trị gia tăng. Vì vậy, CN ơ tơ và CNHT ngành SX ô tô được coi là lĩnh vực thích ứng cho sự phát triển trong thời gian tới.

Mặt khác, để thúc đẩy CNH, HĐH chúng ta phải coi trọng phát triển các sản phẩm dựa nhiều vào cơng nghệ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn và tham gia vào chuỗi giá trị SX tồn cầu, trong đó có CNHT ngành SX ơ tơ. Đây là một trong những ngành kinh tế có nhiều tiềm năng cho cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo nên giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế quốc gia.

4.1.2. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển công nghiệphỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 hỗ trợ ngành sản xuất ơ tơ Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035

4.1.2.1. Mục tiêu phát triển

Chiến lược phát triển ngành CN ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số

1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng ngành CN ô tô Việt Nam trở thành ngành CN quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành CN khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản phẩm CN ơ tơ thế giới. Theo đó, bằng phương pháp dự báo và các tính tốn định lượng, Quyết định 1168 đã xác định các mục tiêu cụ thể về số lượng xe ô tô SX trong nước cho từng giai đoạn cho đến năm 2035 (bảng 4.1).

Bảng 4.1: Mục tiêu về số lượng xe ô tô sản xuất trong nước đến năm 2020 - 2035

Đến năm 2020 Đến năm 2025 Đến năm 2035 Số lượng Tỷ lệ xe Số lượng Tỷ lệ xe Số lượng Tỷ lệ xe Chỉ tiêu xe SX lắp SX lắp ráp xe SX lắp SX lắp ráp xe SX lắp SX lắp ráp

ráp trong so với nhu ráp trong so với nhu ráp trong so với nhu nước cầu nội địa nước cầu nội địa nước cầu nội địa (chiếc) (%) (chiếc (%) (chiếc (%) Tổng sản lượng 227.500 67,00 446.400 70,00 1.531.400 78,00 Trong đó: - Xe đến 9 chỗ 114.000 60,00 237.900 65,00 852.600 75,00 - Từ 10 chỗ trở lên 14.200 90,00 29.100 92,00 84.400 94,00 - Xe tải 97.960 78,00 197.000 78,00 587.900 82,00 - Xe chuyên dụng 1.340 15,00 2.400 18,00 6.500 23,00 Nguồn: [90].

Với mục tiêu trên, số lượng và tỷ trọng xe ô tô SX, lắp ráp trong nước sẽ ngày một tăng lên trên quan điểm nội địa hóa sản phẩm CN ơ tơ theo hướng đến năm 2035 các DN trong nước là lực lượng chủ yếu cung ứng sản phẩm ô tô trên thị trường nội địa.

Để đáp ứng nhu cầu SX ô tô trong nước và từng bước tham gia vào hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành CN ô

tô thế giới, các mục tiêu cụ thể về CNHT ngành SX ô tô của nước ta đã được xác định như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành CNHT cho SX ơ tơ. Phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho SX lắp ráp ô tô trong nước.

- Giai đoạn đến năm 2021 – 2025 bắt đầu SX được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (nhất là cho xe khách và xe tải nhẹ), từng bước tham gia vào hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị tồn cầu của ngành CN ơ tơ thế giới.

- Giai đoạn đến năm 2026 – 2035, tiếp tục phát triển CNHT cho SX ô tô, phấn đấu trở thành nhà cung cấp quan trọng nhiều loại linh kiện, phụ tùng cho ngành CN ô tô khu vực và thế giới. Đáp ứng trên 65% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho SX lắp ráp ô tô trong nước.

Cụ thể mục tiêu về tỷ lệ giá trị SX chế tạo trong nước đối với CN ô tô được xác định trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2035

Đến năm 2020 Đến năm 2025 Đến năm 2035 Chỉ tiêu tỷ lệ giá trị SX chế tỷ lệ giá trị SX chế tỷ lệ giá trị SX chế

tạo trong nước đối tạo trong nước đối tạo trong nước đối với ngành ô tô với ngành ô tô với ngành ô tô

- Xe đến 9 chỗ 30-40% 40-45% 55-60%

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w