chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một trong những Hiệp định quan trọng. Lợi ích đầu tiên mà Việt Nam đạt được khi tham gia Hiệp định TPP chính là có cơ hội đàm phán với Hoa Kỳ để mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; giúp Việt Nam có điều kiện hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán với Hoa Kỳ về các quy định trong Hiệp định TPP, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - lĩnh vực khắt khe nhất mà Hoa Kỳ yêu cầu. Do đó, chúng ta phải có phương án hợp lý và đúng đắn để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước được tốt nhất. Bài viết tập trung đưa ra các quan điểm, lập luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trước những u cầu từ phía Hoa Kỳ.
Từ khóa: Sở hữu trí tuệ,hiệp định TPP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONGQUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÀI HỌC CHO ĐÀ NẴNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÀI HỌC CHO ĐÀ NẴNG
ThS. Nguyễn Nguyệt Nga Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Hội nhập quốc tế đặt Việt Nam nói chung và Đà Nang nói riêng trước nhiều thách thức và cơ hội mới. Thách thức mới khi Đà Nang đang phải cạnh tranh với nhiều thành phố du lịch trên thế giới, một trong những giải pháp Đà Nang lựa chọn là phấn đấu thành thành phố môi trường vào năm 2020. Để làm được điều này, Đà Nang cần tận dụng những kinh nghiệm quốc tế xây dựng một hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Hiện nay, bên cạnh các cơng cụ chiến lược và chính sách, các cơng cụ kinh tế cũng đang được sử dụng rộng rãi cho việc quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam nói chung và Đà Nang nói riêng cho thấy cần học tập việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn ở các nước. Phân tích sâu về thành phố Đà Nang cho thấy khi điều chỉnh cách thức sử dụng công cụ kinh tế sẽ làm người dân nhận thức chủ động hơn trong việc bảo vệ mơi trường và góp phần cho Đà Nang đạt mục tiêu thành phố môi trường năm 2020.
Từ khóa: Cơng cụ kinh tế, Chất thải rắn, Đà Nang, Hội nhập quốc tế
TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠIVIỆT NAM VIỆT NAM
ThS. Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại
Mục tiêu chính của bài viết là phân tích, đánh giá và kiểm định tác động của mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, mở cửa thương mạị là biến giải thích, được đo bằng tỷ trọng của xuất nhập khẩu theo GDP, tăng trưởng kinh tế là biến được giải thích và đo bằng GDP thực tế bình qn đầu người. Dữ liệu nghiên cứu từ năm 1976 đến năm 2010 được công bố trên Penn World Table, Version 7.1. Sử dụng mơ hình hồi quy để phân tích và xử lý dữ liệu với trợ giúp của phần mềm Eviews 6.0. Từ kết quả của mô hình hồi quy rút ra một số kết luận như sau: (1) Có sự tác động tích cực của mở cửa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế đến GDP thực tế bình quân đầu người tại Việt Nam. (2) Nếu tăng tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP lên 1% thì GDP thực tế bình quân đầu người tại Việt Nam tăng khoảng 1%. (3) Năm 1986 là mốc thời gian quan trọng để kết luận rằng kể từ đó nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ nét, cụ thể là GDP bình quân đầu người tại Việt Nam vào những năm sau năm 1986 tăng lên khoảng 33.62% so với giai đoạn 10 năm trước đó.
Từ khóa: Cơ hội, GDP, hội nhập, mở cửa thương mại (trade openness).