CỨU KẾT QUẢ ÁP DỤNG TẠI HÀN QUỐC
MIN-HO JANG* and JOON-HWA RHO* Chungnam National University, Korea
Tóm tắt
Việc tìm hiểu xem liệu các báo cáo tài chính có trở nên rõ ràng hơn sau khi áp dụng IFRS hay không là điều thú vị. Là một chuẩn mực kế tốn tồn cầu được xây dựng một cách nguyên tắc, IFRS chú trọng vào tính rõ ràng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng bản ngữ. Tổ chức sáng lập IFRS kiểm sốt việc dịch thuật này. Do đó, cần nhanh chóng đánh giá xem liệu tính rõ ràng của báo cáo tài chính có được cải thiện sau khi áp dụng IFRS vào hệ thống kế tốn của các nước khơng nói tiếng Anh. Chúng tơi đã tìm hiểu tác động của việc áp dụng IFRS lên tính rõ ràng của báo cáo tài chính ở Hàn Quốc - quốc gia khôing sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mẹ đẻ. Hàn Quốc là một nền tảng tốt để thực hiện nghiên cứu này vì hiện ở đây có hai hệ thống chuẩn mực kế toán cùng tồn tại trước khi áp dụng IFRS vào năm 2011. Tính rõ ràngđược đánh giá dựa trên sự dễ hiểu và nhất quán của báo cáo tài chính so với thời điểm trước
đó. Việc đo lường tính rõ ràng của báo cáo tài chính được thực hiện bằng việc sử dụng chỉ số Flesch Reading Ease (chỉ số đo độ khó của văn bản). Chúng tôi so sánh 57 doanh nghiệp áp dụng IFRS và 164 doanh nghiệp không áp dụng chuẩn mực này để đánh giá tính rõ ràng của các báo cáo tài chính mà họ cơng bố. Kết quả đo lường cho thấy báo cáo tài chính được thiết lập dựa trên IFRS có độ rõ ràng thấp hơn chứ không cao hơn so với các báo cáo áp dụng chuẩn mực thông thường. Kết quả cũng chỉ ra rằng chỉ một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có tác động tích cực khi áp dụng IFRS vào báo cáo tài chính giúp báo cáo trở nên rõ ràng hơn. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa cả về học thuật lẫn chính sách.