Biểu hiện dưới hình thức thờ các biểu tượng

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps (Trang 36 - 71)

7. Bố cục đề tài

2.3.1. Biểu hiện dưới hình thức thờ các biểu tượng

2.3.1.1. Thờ sinh thực khí (linga và yoni)

Thờ sinh thực khí là hình thức biểu hiện rõ nhất của tín ngưỡng phồn thực. Khi nói đến sinh thực khí con người liên tưởng đến hoạt động của tính dục, đến ước vọng phồn thực. Để giải thích về suy nghĩ đó ta thấy mọi sự giao hợp giữa âm

và dương, đực và cái đều bắt nguồn từ sự sinh thực khí. Ở các nước có nền nông nghiệp lúa nước như Đông Nam Á, việc thờ sinh thực khí luôn phổ biến. Khi càng nông nghiệp bao nhiêu việc thờ sinh thực khí càng mạnh bấy nhiêu. Họ nhìn thấy ở đó có một sức mạnh đặc biệt có thể đem lại sự tốt tươi, sinh sôi cho hoa màu, phục vụ cho nông nghiệp. Do đó. họ xem đây như hai vật thiêng cần phải đựợc thờ cúng và thần thánh hóa. Và sinh thực khí được biểu hiện qua linga và yoni, nõ nường, chày cối. Một số nước trên thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ vì chất dương tính mạnh mẽ nên chỉ thờ linga còn ở Việt Nam với tư duy lưỡng hợp, âm dương hài hòa nên linga thường đi liền với yoni. Linga chính là biểu tượng cho cơ quan sinh dục nam, còn yoni biểu hiện cho cơ quan sinh dục nữ. “Sinh” nghĩa là đẻ, “thực” nghĩa là nảy nở còn “khí” là công cụ. Đây là hình thái đơn giản nhất của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền nông nghiệp trên thế giới [68;tr.127]. Linga và yoni là tên khoa học dùng để chỉ sinh thực khí được thờ trong các đền tháp đặc biệt của người Chăm. Trong văn hóa Chăm, linga yoni được gắn liền với nhau thành một chỉnh thể thống nhất được thờ hầu hết ở các đền tháp và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó vừa mang chất duơng tính vì ảnh hưởng văn hóa Ấn nhưng lại vừa thể hiện dưới dạng âm dương của văn hóa bản địa chính là biểu tượng của phồn thực Chăm. Theo quan niệm của người Chăm linga yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của vũ trụ thể hiện sự sinh tồn của loài người, thông qua hình tượng cách điệu linga và yoni. Linga yoni của họ được thờ rất nhiều và phổ biến đồng thời nó cũng biểu tượng cho thần Shiva đầy uy lực. Trong văn hóa Ấn Độ chiếc linga ngoài biểu tượng cho sự phồn thực và mang ý nghĩa tính dục linga còn biểu tượng của chiếc cột trụ chống đỡ vũ trụ, của ngọ núi thần thoại Mêru (nơi ngự trị của các thiên thần). Và linga còn biểu tượng cho sự vĩnh cửu và tính thống nhất ở mỗi triều đại vua do đó linga trong các biểu hiện nghệ thuật có Ấn Độ giáo. Vì văn hóa Chăm linga đi liền với Shiva cùng với yếu tố bản địa nên có phần biến đổi và nhẹ hơn. Ngoài ra nó còn thờ cùng với các vị vua, những vị anh hùng có công với đất nước. Ở Ninh Thuận tại tháp Pô Kluang Giarai, thần Shiva và hình mặt vua Pô Kuang Giarai gắn liền với linga đặt trên bệ yoni được

xem như mutkhalinga. Không chỉ tháp Pô Kuang Giarai mà tháp Pô Rame cũng vậy. Điều đó cho thấy do ảnh hưởng của tôn giáo vương quyền gắn liền với thần quyền có một sức sống mãnh liệt tồn tại cho đến ngày nay. Linga thường khối trụ tròn, yoni khối vuông ở giữa có đường rãnh. Chưa có tộc người nào trên đất nước lại có linga và yoni với những đặc điểm riêng và số lượng nhiều, hình dáng đa dạng rất lớn như văn hóa Chăm. Xin miêu tả một số linga tiêu biểu sau:

Thứ nhất linga gồm có một thành phần mang hình khối trụ tròn, loại này rất phổ biến. Thứ hai linga gồm có hai thành phần, phần trên hình trụ phần dưới hình khối vuông. Thứ ba linga gồm có ba phần. Ngoài phần hình trụ tròn ở trên và phần hình vuông ở dưới, loại linga này còn có một đoạn hình bát giác ở giữa. Cấu trúc ba phần này phản ánh triết lý Bàlamôn giáo Ấn Độ: Phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với Brahma sáng tạo, khối hình bát giác ở giữa là đoạn chuyển tiếp ứng với thần Vishnu bảo tồn còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Shiva hủy diệt [68;tr.233].

Việc thờ linga yoni ngoài việc mang ý nghĩa thờ thần Shiva mang chất dương tính thì còn có ý nghĩa khác. Đó chính yếu tố mang tính bản địa trọng âm. Vì vậy linga dược đặt trên yoni đặc biệt là loại linga một thành phần và hai thành phần thể hiện triết lý âm dương, tư duy lưỡng hợp. Linga mang hình trụ tròn biểu tượng cho dương còn yoni mang hình vuông biểu tượng cho âm. Khi âm dương kết hợp với nhau thì mọi vật sẽ được sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc thể hiện triết lý phồn thực sâu sắc.

2.3.1.2. Thờ nữ thần phồn thực

Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trọng âm nên người Chăm rất coi trọng chế độ mẫu hệ. Và họ không chỉ có nhiệm vụ sinh đẻ mà còn có trách nhiệm rất lớn trong gia đình. Do vậy nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á đều coi đây là xứ sở của mẫu hệ. Khi nghiên cứu về người Chăm tác giả Bá Trung Phụ có viết “hiện nay trong người Chăm ở Trung Kỳ còn những tàn dư rõ rệt, phụ nữ có quyền lấy họ mình làm họ cho con và quyền chia tài sản, phụ nữ giữ thứ cao nhất trong các lễ nghi gia

đình, phụ nữ có quyền chọn lấy chồng cho mình và có quyền bắt theo tôn giáo của mình. Cách tổ chức theo chế độ mẫu hệ như thể một bằng chứng nói lên vai trò quan trọng của phụ nữ [45;tr.69]. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít người không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa các dân tộc ở Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò phụ nữ rất lớn, phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở nhà vợ, con cái được đặt tên theo họ mẹ [69; tr.45].

Vì có truyền thống mẫu hệ cùng với việc người phụ nữ được đề cao như vậy nên các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ nữ thần gắn liền với tín ngưỡng phồn thực. Đây là hình thức tín ngưỡng rất phổ biến ở Đông Nam Á mang tính bản địa. Các vị nữ thần được thờ dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Trời, Bà Đất. Người Việt Nam có truyền thống thờ nữ thần, đó là hệ quả của đời sống tâm linh của cư dân lấy sự trồng cấy nông nghiệp, đặc biệt là trồng cấy lúa nước làm cỏ để hoạt động kinh tế. Ngay cả thủy tổ quốc mẫu mẹ Âu Cơ và những nữ thần vào các giai đoạn khác nhau như Mỵ Nương, Man Nuơng, Liễu Hạnh [8; tr.35]. Và tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các nữ thần thường hướng đến cái đích cuối cùng là phồn thực. Do vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng phồn thực có mối liên hệ với nhau.

Người Chăm ở Ninh Thuận thờ nữ thần Pô Inư Nưgar. Mặc dù ảnh hưởng của văn hóa Ấn (phụ hệ) nhưng nguyên lý mẹ, thờ nữ thần vẫn được đề cao trong văn hóa Chămpa nói riêng và các nền văn hóa nông nghiệp nói chung. Pô Inư Nưgar đuợc coi là thần mẹ xứ sở, ở Ninh Thuận người Chăm Bàlamôn hay Bàni đều thờ vị nữ thần này. Bà được người Việt khi di cư về phương Nam đã tiếp thu văn hóa của người Chăm nên được gọi là Thánh mẫu Thiên Y Ana. Hiện nay, Nha Trang có đền thờ Pô Nagar chính là thờ vị nữ thần này. Về ngôi đền này, nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh cho biết: thoạt đầu là sự Việt hóa cái tên của ngôi đền: chuyển từ tên Chăm Yan Pô Inư Nưgar thành cái tên Thiên Y Ana nửa Việt nửa Chăm. “Thiên” thực là thần trời, là dịch nghĩa của Yan Pô, còn Yana là phiên âm của Inư Nưgar [26;tr.34]. Ở An Giang có lễ hội bà chú Xứ cũng có nguồn gốc thừ vị thần Nưgar. Tương truyền thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar rất linh thiêng. Ở Ninh Thuận

cụ thể tại làng Hữu Đức, huyện Ninh Phước có đền thờ Pô Inư Nưgar. Uớc vọng phồn thực được thể hiện rất rõ trong quan niệm thờ cúng và trong các lễ hội tôn vinh bà. Theo truyền thuyết của người Chăm cho rằng Pô Inư Nưgar là nữ thần được tôn xưng thần mẹ xứ sở đuợc trời cử xuống trần gian để tạo ra trời đất, vũ trụ, dạy cho người Chăm nghề trồng lúa, thủy lợi, dệt vải sinh ra hoa Chămpa và trầm hương. Bà hiển linh và giúp đỡ những người hoạn nạn. Họ còn cho biết vị nữ thần này có đến 97 chồng và 38 cô con gái đuợc cho là vị thần đã dạy cho phụ nữ Chăm cách sinh đẻ, chữa bệnh suy nhược, hiếm muộn con cái.[35;tr.57]. Đó chính là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực vì người Chăm quan niệm nữ thần hay mẹ là người tạo nên sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống. Hiện nay ở Ninh Thuận có các làng Chăm trực tiếp thờ cúng Pô Inư Nưgar như làng Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), Bĩnh Nghĩa (xã Phương Hải, huỵên Ninh Hải), Lạc Trị (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong).

Một biểu hiện khác trong việc thờ nữ thần phồn thực của người Chăm là thờ nữ thần Pô Yang Jri. Tượng của nữ thần này là một khối đá dựng đứng có vẽ một vạch ngang bằng vôi thể hiện cái miệng của thần. Khi có việc cầu xin nữ thần giúp cho việc chữa bệnh hoặc hiếm muộn con cái người Chăm thường đến chỗ đó khấn vái, đổ rượu lên khúc cây hình trụ có dạng bộ phận sinh dục nam và nữ giao hợp. Người ta tin rằng làm như thế thần sẽ giúp cho họ khỏi bệnh hoặc thoả mãn sự mong muốn về con cái. Để tượng trưng cho vị nữ thần này chỉ cần một vật gì giúp cho người ta liên tưởng đến bộ phận sinh dục của phái nữ như kẽ nứt của cây, đuờng nẻ của đá [7; tr.73]. Như vậy, việc thờ nữ thần Pô Nưgar và Pô Yang Jri là việc làm mà các cư dân nông nghiệp vốn có vì họ tin rằng các vị nữ thần đó sẽ đem lại may mắn cho họ về sự no đủ, sự sinh tồn. Vì vậy, họ thường làm những động tác mang tính chất phô diễn sự giao hợp để cầu đạt ý muốn của mình. 2.3.1.3. Tục thờ đá

Thờ đá, một hình thức tín ngưỡng sơ khai xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Rất nhiều dân tộc ở nhiều nơi có tục thờ đá. Với quan niệm vạn vật hữu linh nhiều tộc người luôn có niềm tin trong mọi vạn vật đều có linh hồn. Do đó mà xuất hiện

các tín ngưỡng thờ đá, thờ cây. Ở vùng nông nghiệp Đông Nam Á việc thờ đá phổ biến ở nhiều nơi và vẫn giữ được những nét nguyên sơ nhất. Và việc thờ đá cũng có mối quan hệ chặt chẽ đối với tín ngưỡng phồn thực qua việc thờ sinh thực khí đối với các nghi lễ nông nghiệp. Người Chăm ở Ninh Thuận cũng thờ đá và họ quan niệm trong các tảng đá lạ đều có thần linh ngự trị bên trong và có thể mang lại cho họ điều may mắn. Đầu tiên đá gắn với linga yoni. Các cặp linga yoni đều được làm bằng các chất liệu đá sa thạch kể cả mutkhalinga hay tượng kut . Rất nhiều hiện vật khảo cổ như linga, phù điêu, tượng được các nhà khoa học tìm thấy cũng bằng đá sa thạch. Điều đó cho thấy người Chăm có niềm tin vào đá và tục thờ đá ra đời từ rất sớm. Không chỉ dừng lại ở đó mà thờ đá còn được thấy trong các đền tháp như Pô Kluang Giarai, Pô Rame, ngay cả tượng của các nữ thần như thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar, Pô Yang Jri cũng được làm bằng đá. Tất cả cái đó cho thấy yếu tố tín ngưỡng và niềm tin tâm linh đã được người Chăm gửi gắm vào đá ngay từ thời sơ khai. Trong tín ngưỡng phồn thực họ đã chọn đá làm chất liệu để gửi gắm, thể hiện niềm tin, ước vọng, cầu mong của mình. Để thỏa mãn ước vọng về sự sinh tồn, no đủ nên họ luôn có những động tác mang tính ma thuật như tưới nước lên linga yoni, lên tượng các nữ thần mong muốn có được cuộc sống sinh sôi trong cây trồng, vật nuôi và con người. Do đó những nghi lễ đối với đá luôn được người Chăm coi trọng. Và tín ngưỡng thờ đá luôn hướng đến cái đích phồn thực tồn tại lâu dài trong niềm tin, suy nghĩ của cư dân Chăm nói riêng và cư dân làm nông nghiệp nói chung. Những nghi lễ trong tín ngưỡng thờ đá và tín ngưỡng phồn thực đều giống nhau đều hướng đến việc sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người cầu mong cho gia đình mạnh khỏe, xóm làng bình an, mùa màng tươi tốt, bội thu. Đó là hình thức tín ngưỡng dân gian bản địa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc tồn tại trong tâm thức từ xưa đến bây giờ.

2.3.2. Biểu hiện qua lễ hội

Lễ hội là hình thức biểu hiện rõ nét nhất trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đây chính là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp và mang tính cộng đồng. Đồng thời lễ hội còn là nơi để con người tập hợp, thắt chặt tình đoàn kết và sự biết

ơn đối với thần thánh mang dấu ấn tâm linh sâu sắc. Lễ hội thường gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ nghi thức thờ cúng mang màu sắc tâm linh, các lễ vật và qui trình tế lễ thường gắn liền với đặc thù của đối tượng thờ cúng. Lễ thường có ý nghĩa tạ ơn thần thánh, tạ ơn trời đất và tạ ơn những người đã có công với đất nước. Phần Hội chủ yếu là sinh hoạt giải trí, vui chơi làm sống lại truyền thống, các trò chơi dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng.

Lễ hội mang ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với các thế hệ sau, hướng về cội nguồn tâm linh, hướng về những giá trị văn hoá của cha ông được thể hiện trong đó. Lễ hội của người Chăm vô cùng phong phú, đa dạng chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Và tín ngưỡng dân gian thể hịên trong lễ hội Chăm rõ nét, trong đó có tín ngưỡng phồn thực. Theo tác giả Sakaya: “tín ngưỡng phồn thực hay nói một cách khác là tư tửong lưỡng hợp (clualesn) hay triết lý âm dương (yin-yang) trong lễ hội Chăm được biểu hiện sâu sắc trên nhiều bình diện [55; tr.31]. Qủa đúng như vậy, ngày nay, các lễ hội Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn còn dấu vết của tín ngưỡng sơ khai. Ở đây chúng tôi không đi sâu miêu tả kỹ một lễ hội mà chỉ đi tìm những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực thông qua lễ hội.

2.3.2.1 Lễ hội Katê.

Katê lễ hội lớn nhất của người Chăm, lễ hội qui tụ đa số cộng đồng người Chăm tham gia. Nó được xem như tết cổ truyền của người Chăm. Không chỉ thế, lễ hội Katê còn chứa đựng rất nhiều đặc trưng mang yếu tố trình diễn, nhiều giá trị văn hóa. Đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu viết về lễ hội này. Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận hàng năm tổ chức lễ hội khoảng 3 ngày nhưng có nơi kéo dài cả tháng. Nó được gọi Mbăng Katê được tổ chức vào khoảng tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch) diễn ra trong một không gian rộng lớn từ các đền tháp đến làng rồi gia đình. Ở Ninh Thuận, lễ hội Katê được tổ chức cùng lúc, cùng ngày, cùng giờ tại 3 nơi: tháp Pô Kluang Giarai, tháp Pô Rame và đền Pô Inư Nưgar theo các bước sau: Lễ rước y phục- lễ mở cửa tháp-lễ mộc dục- lễ mặc y phục- đại lễ và hội. Katê cơ bản là một lễ hội nông nghiệp mang yếu tố

cầu mưa nhưng bên trong nó lại chứa đựng triết lý phồn thực thể hiện dưới dạng âm dương. Đầu tiên nó được thể hiện trong quan niệm của người Chăm về lễ hội. Họ cho biết Katê biểu hiện một nửa cấu trúc thuộc về dương đối lập với âm lễ Chabul. [8] Hơn nữa, lễ hội nhằm mục đích ca ngợi các vị vua được thần hóa

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps (Trang 36 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)