Tín ngưỡng phồn thực với Bàlamôn giáo

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps (Trang 32 - 71)

7. Bố cục đề tài

2.2.Tín ngưỡng phồn thực với Bàlamôn giáo

2.2.1. Sơ lược về Balamôn giáo

Bàlamôn giáo (Brahmanism) được gọi là Ấn giáo hoặc Ấn Độ giáo (Hinduism) là tôn giáo bản địa của người Ấn (Hindus), được hình thành tại Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Đây là tôn giáo chủ trương đa thần, thờ tam vị nhất thể trong số hàng loạt các vị thần khác gồm có ba ngôi: Brahma

(đấng sáng tạo), Visnu (đấng bảo tồn), Shiva (đấng hủy diệt). Các bộ kinh của đạo này đều được viết bằng chữ Sanskrit gồm Vedas (Vệ đà), Upnishads (Áo nghĩa thư ), Bhagavad Gita (Chí tôn ca) trong đó lấy kinh Vedas làm nội dung căn bản. Tư tưởng đạo Bàlamôn quan niệm về một đấng Thượng đế tối cao sáng tạo ra vũ trụ. Đó là một vị thần tuyệt đối trong các vị thần để phụng thờ. Vị thần đó phải là vị thần tối cao toàn năng, siêu việt. Đó chính Brahma hay còn gọi Phạm Thiên. Điều này được thể hiện rõ trong kinh Vệ đà và trong hệ thống các nghi lễ tế tự. Và kinh Vệ đà được xem như cái gốc của Bàlamôn giáo. Trong kinh gồm nhiều bài thánh ca ca tụng các vị thần như thần lửa, thần núi, thần sông. Toàn bộ kinh là tập hợp của 4 bộ

Rich Veda: thi tụng cái biết Yajur Veda : nghi thức tế tự

Sama Veda: ca vịnh thần chú

Atharra Veda: ý nghĩa của ba bộ trên

Tư tưởng chủ yếu của kinh Vệ đà là quá trình chuyển đổi từ đa thần sang nhất thẩn trải qua ba thời đại: Vệ đà thiên thư (Veda), Phạm Thiên thư (Brhama), Áo Nghĩa thư (Upaníha). Bốn bộ sách vừa nêu trên được chia thành hai nhóm: ba bộ trước là một nhóm, còn Athama Veda là một nhóm riêng. Trong đó Rich Veda là tập gốc lâu đời nhất trong Vệ đà. Theo tác giả Hoàng Tâm Xuyên trong “Mười tôn giáo lớn trên thế giới”, Nxb Chính trị Quốc gia, 1999 thì Rich Veda hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XX trước Công nguyên, nhưng một phần của Vệ đà có khả năng xuất hiện ở giữa thế kỷ XX trước công nguyên,..Toàn bộ sách gồm 10 quyển đã tập hợp các bài: văn tế khấn và ca ngợi các thần tự nhiên, tổng cộng 1028 bài. Điều đó cho thấy toàn bộ kinh điển cơ bản nhất đều tập trung trong kinh Vệ đà. Phạn Thư (sách Phạn) là tập sách, là những văn tập nêu lên rất rõ nguồn gốc, mục đích và phương pháp có liên quan đến việc tế tự trong tập Vệ đà cùng với ý nghĩa của tán ca, tế tự và chú thuật. Nội dung chủ yếu của tập sách này là việc đề cập đến những nghi thức của tôn giáo, thần thánh, phép thuật. Ngoài ra, nó cũng đề cập dến đời sống xã hội, lịch sử của Ấn Độ lúc bấy giờ. Bốn bộ tập gốc Vệ đà đều có Phạn thư riêng của nó. Hiện nay còn lưu giữ được khoảng từ 14 đến 15 bộ, ví dụ như “Ái Đạt la Thi Phạn thư” là Phạn Thư của Phuốc Vêda. Trong Phạn thư có Sâm lâm thư. Đây chỉ là một phần của Phạn Thư nội dung chủ yếu nói về vũ trụ, và nhân sinh và nêu lên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và thần thánh..

Áo Nghĩa thư là những bộ kinh được các giáo sĩ trước tác để khai triển giáo lý của kinh Veda. Nội dung căn bản của Áo Nghĩa thư cho rằng con người cũng như mọi chúng sinh trong vũ trụ đều có thể bất sinh bất diệt và có bản ngã, thường được gọi là Tiểu ngã (hay một linh hồn bất diệt). Khi bản ngã của con người hay chúng sinh chưa hòa nhập với đấng Phạm Thiên (Brahman) thì con người vẫn phải chịu luân hồi trong vòng sinh tử. Do vậy mà các giáo sĩ Bàlamôn luôn chủ trương “Brahama-Alaman đồng nhất và con người để được giải thoát thì phải hòa đồng

vào bản thể của vũ trụ”

Về nghi thức làm lễ và tế tự Bàlamôn rất phức tạp. Có 5 nghi lễ chính đó là: Mahashivarati (vào giữa tháng hai), Heli (trong mùa xuân), Ramanaram (cuối tháng 3), Dusserah (đầu tháng tư) và Diwali (giữa tháng mười một). Về giới luật có 10 điều luật chính: ahimsa (không giết chóc), satya (không nói dối), asteya (không trộm cắp), brahmachaya (không buông thả kẻ ham muốn), aparigraha (không tham lam), sauchitapas (kỷ luật với bản thân), suadhyaya (phải học tập), shvara pranidhana (vâng phục mệnh trời). Bàlamôn là tôn giáo có sự phân chia giai cấp rõ rệt;

Tăng lữ thuộc giai cấp Bàlamôn (Brahman)

Vua chúa, quí tộc thuộc giai cấp Sát Đế Ly (Kshcstriya) Thương nhân, nông phu và thợ thuyền thuộc Vaisya Tiện dân bần cùng thuộc giai cấp Thủ Đà La ( Sudra)

Baria (Panah) là tầng lớp cuối cùng là những người cùng khổ sống ngoài lề của xã hội loài người bị các giai cấp trên áp bức bóc lột.

Vì vậy mà trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ do vương quyền gắn liền với thần quyền lấy Bàlamôn làm tôn giáo chính thống nên có sự phân hóa xã hội sâu sắc. Chính vì sự phân hoá ấy cùng với sư suy tôn thờ đấng Phạm Thiên nên đó là nguyên nhân dẫn đến các nỗi khổ của nhân dân dẫn đến đạo Phật ra đời. Phật giáo với tư tưởng từ bi, nhân ái, hỷ xã đã lôi cuốn rất nhiều quần chúng nhân đân Ấn Độ đi theo kể cả tín đồ của Bàlamôn. Đã có một thời gian Bàlamôn giáo suy thoái vì ra đời của đạo Phật. Từ khi ra đời và phát triển đạo Bàlamôn đã được truyền nhiều nơi trên thế giới và văn hóa của nó đã ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia đặc biệt các nước Đông Nam Á như Campuchia, Inđônexia, Lào, Mã Lai, Myanmar, Philippins, Singpore, Thái Lan, Việt Nam. Hiện nay ở các nước này vần còn đền thờ và tín đồ.

2.2.2. Tín ngưỡng phồn thực với Bàlamôn giáo

Ngay từ rất sớm người Chăm và các cư dân Đông Nam Á đã sớm giao lưu, tiếp biến văn hóa với văn hóa Ấn. Các luồng văn hóa ấy đã được các quốc gia cổ

đại như Chămpa, Phù Nam, Chân Lạp tiếp thu một cách hòa bình, thông qua các hoạt động thương mại và tôn giáo bằng đường biển. Biển chính là con đường thông thương buôn bán nối liền các nước Đông Nam Á với Ấn Độ và phương Tây. Do đó, văn hóa Ấn được cư dân vùng nông nghiệp đón nhận một cách vui vẻ bởi nó du nhập không theo gót chân xâm lược như văn hóa Trung Hoa. GS. Phạm Đức Dương cho biết: “Nền văn hóa Ấn Độ đã lan tỏa sang Đông Nam Á bằng con đường truyền bá tôn giáo một cách hòa bình. Vì vậy nó được tiếp cận một cách tự nhiên và để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tiến trình lịch sử văn hóa Đông Nam Á. Chính nơi đây đã tiếp nối và làm sống lại nền văn hóa Án Độ và đôi khi những thành tựu phát sinh của ngoại Ấn đã vượt cả nguyên bản [18; tr.56]. Cùng với việc giao lưu văn hóa các tôn giáo Ấn Độ như Bàlamôn, Phật giáo cũng lần lượt đựoc du nhập vào vùng này. Hiện nay, ở các nước Đông Nam Á còn rất nhiều đề đài, chùa chiền cũng như cở sở thờ tự của các tôn giáo trên. Trong đó, tôn giáo Balamôn với việc thờ Shiva, Visnu, linga yoni ảnh hưởng rất sâu ở các nước Đông Nam Á như Chămpa, Cambodia, Phù Nam..[28; tr.187]. Và người Chăm đã tiếp thu văn hoá Ấn khá sâu sắc và hầu hết các tôn giáo lớn của Ân Độ đều có mặt trong văn hoá Chămpa. Trong những tôn giáo ấy thì Bàlamôn là tôn giáo chịu ảnh hưởng lớn nhất trong đời sống văn hoá của người Chăm cho đến ngày nay. Nói về quá trình truyền giáo Bàlamôn vào Champa, Tác giả Phan Quốc Anh viết

“Bàlamôn giáo du nhập vào Chămpa rất sớm trước khi lập vương quốc Lâm Ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó nữa. Bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadnesvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này. Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống”[6; tr.48]. Bàlamôn giáo với ý niệm trung tâm bộ ba gồm các thần Brahama (thần sáng tạo đầy quyền năng)-Visnu (thần bảo trợ và bảo tồn)- Shiva (thần huỷ diệt và tái tạo). Trong văn hoá Ấn người ta xem Brahama hay còn gọi là Phạm Thiên như vị thần cao nhất, người sáng tạo ra thế giới và có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt. Nhưng khi vào văn hoá Chămpa hoà trộn cùng với văn hoá bản địa (nông nghiệp lúa nước)

người Chăm đã biến đổi nó rất nhiều. Cùng với tính cách cứng rắn mạnh mẽ của mình và điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt họ đã chọn thần Shiva (thần huỷ diệt và tái tạo) thành tôn giáo riêng, biến Bàlamôn giáo thành Shiva giáo. Bản thân người Chăm vốn là cư dân nông nghiệp nên có tín ngưỡng phồn thực. Với quan niệm âm dương lưỡng hợp một cách nhất quán, sâu sắc nên Shiva giáo và tín ngưỡng phồn thực bản địa của người Chăm hòa trộn với nhau để tạo thành một thứ tôn giáo hỗn dung, theo đó, Shiva được hoá thân dưới dạng của Linga hay hiện diện đi kèm với Linga-với tư cách là những tượng thờ cúng với người Chăm.[74; tr.103]..Quan niệm trên cho thấy tín ngưỡng phồn thực Chăm với Bàlamôn giáo có mối quan hệ chặt chẽ. Đó là mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian và tôn giáo hòa hợp với nhau tạo nên những nét độc đáo riêng. Việc thờ thần Shiva gắn liền với linga nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong văn hóa Ấn. Nhưng điều bất ngờ ở đây người Chăm đã tiếp thu nó và nâng lên một mức cao hơn như một tôn giáo riêng mang ý nghĩa tâm linh giống như tôn giáo. Từ thực tiễn trên cho thấy tín ngưỡng phồn thực của cư dân Chăm đã không còn đơn thuần chỉ mang tính bản địa nữa mà nó gắn liền với tôn giáo, mang tính tôn giáo đậm nét. Do mang tính tôn giáo nên nó đã nâng lên mức cao hơn chi phối toàn bộ mọi mặt của cuộc sống của người Chăm. Do điều kiện lịch sử xã hội Chăm tín ngưỡng phồn thực mang những nét độc đáo, riêng biệt so với các tộc người khác ở Việt Nam. Nó vừa mang tính bản địa vừa mang tính dung chấp văn hóa hay nói một cách khác đó chính là sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa văn hóa Chăm với văn hóa khu vực và văn hóa Ấn.

2.3. Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa của người Chăm.

2.3.1. Biểu hiện dưới hình thức thờ các biểu tượng. 2.3.1.1. Thờ sinh thực khí (linga và yoni) 2.3.1.1. Thờ sinh thực khí (linga và yoni)

Thờ sinh thực khí là hình thức biểu hiện rõ nhất của tín ngưỡng phồn thực. Khi nói đến sinh thực khí con người liên tưởng đến hoạt động của tính dục, đến ước vọng phồn thực. Để giải thích về suy nghĩ đó ta thấy mọi sự giao hợp giữa âm

và dương, đực và cái đều bắt nguồn từ sự sinh thực khí. Ở các nước có nền nông nghiệp lúa nước như Đông Nam Á, việc thờ sinh thực khí luôn phổ biến. Khi càng nông nghiệp bao nhiêu việc thờ sinh thực khí càng mạnh bấy nhiêu. Họ nhìn thấy ở đó có một sức mạnh đặc biệt có thể đem lại sự tốt tươi, sinh sôi cho hoa màu, phục vụ cho nông nghiệp. Do đó. họ xem đây như hai vật thiêng cần phải đựợc thờ cúng và thần thánh hóa. Và sinh thực khí được biểu hiện qua linga và yoni, nõ nường, chày cối. Một số nước trên thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ vì chất dương tính mạnh mẽ nên chỉ thờ linga còn ở Việt Nam với tư duy lưỡng hợp, âm dương hài hòa nên linga thường đi liền với yoni. Linga chính là biểu tượng cho cơ quan sinh dục nam, còn yoni biểu hiện cho cơ quan sinh dục nữ. “Sinh” nghĩa là đẻ, “thực” nghĩa là nảy nở còn “khí” là công cụ. Đây là hình thái đơn giản nhất của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền nông nghiệp trên thế giới [68;tr.127]. Linga và yoni là tên khoa học dùng để chỉ sinh thực khí được thờ trong các đền tháp đặc biệt của người Chăm. Trong văn hóa Chăm, linga yoni được gắn liền với nhau thành một chỉnh thể thống nhất được thờ hầu hết ở các đền tháp và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó vừa mang chất duơng tính vì ảnh hưởng văn hóa Ấn nhưng lại vừa thể hiện dưới dạng âm dương của văn hóa bản địa chính là biểu tượng của phồn thực Chăm. Theo quan niệm của người Chăm linga yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của vũ trụ thể hiện sự sinh tồn của loài người, thông qua hình tượng cách điệu linga và yoni. Linga yoni của họ được thờ rất nhiều và phổ biến đồng thời nó cũng biểu tượng cho thần Shiva đầy uy lực. Trong văn hóa Ấn Độ chiếc linga ngoài biểu tượng cho sự phồn thực và mang ý nghĩa tính dục linga còn biểu tượng của chiếc cột trụ chống đỡ vũ trụ, của ngọ núi thần thoại Mêru (nơi ngự trị của các thiên thần). Và linga còn biểu tượng cho sự vĩnh cửu và tính thống nhất ở mỗi triều đại vua do đó linga trong các biểu hiện nghệ thuật có Ấn Độ giáo. Vì văn hóa Chăm linga đi liền với Shiva cùng với yếu tố bản địa nên có phần biến đổi và nhẹ hơn. Ngoài ra nó còn thờ cùng với các vị vua, những vị anh hùng có công với đất nước. Ở Ninh Thuận tại tháp Pô Kluang Giarai, thần Shiva và hình mặt vua Pô Kuang Giarai gắn liền với linga đặt trên bệ yoni được

xem như mutkhalinga. Không chỉ tháp Pô Kuang Giarai mà tháp Pô Rame cũng vậy. Điều đó cho thấy do ảnh hưởng của tôn giáo vương quyền gắn liền với thần quyền có một sức sống mãnh liệt tồn tại cho đến ngày nay. Linga thường khối trụ tròn, yoni khối vuông ở giữa có đường rãnh. Chưa có tộc người nào trên đất nước lại có linga và yoni với những đặc điểm riêng và số lượng nhiều, hình dáng đa dạng rất lớn như văn hóa Chăm. Xin miêu tả một số linga tiêu biểu sau:

Thứ nhất linga gồm có một thành phần mang hình khối trụ tròn, loại này rất phổ biến. Thứ hai linga gồm có hai thành phần, phần trên hình trụ phần dưới hình khối vuông. Thứ ba linga gồm có ba phần. Ngoài phần hình trụ tròn ở trên và phần hình vuông ở dưới, loại linga này còn có một đoạn hình bát giác ở giữa. Cấu trúc ba phần này phản ánh triết lý Bàlamôn giáo Ấn Độ: Phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với Brahma sáng tạo, khối hình bát giác ở giữa là đoạn chuyển tiếp ứng với thần Vishnu bảo tồn còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Shiva hủy diệt [68;tr.233].

Việc thờ linga yoni ngoài việc mang ý nghĩa thờ thần Shiva mang chất dương tính thì còn có ý nghĩa khác. Đó chính yếu tố mang tính bản địa trọng âm. Vì vậy linga dược đặt trên yoni đặc biệt là loại linga một thành phần và hai thành phần thể hiện triết lý âm dương, tư duy lưỡng hợp. Linga mang hình trụ tròn biểu tượng cho dương còn yoni mang hình vuông biểu tượng cho âm. Khi âm dương kết hợp với nhau thì mọi vật sẽ được sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc thể hiện triết lý phồn thực sâu sắc.

2.3.1.2. Thờ nữ thần phồn thực

Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trọng âm nên người Chăm rất coi trọng chế độ mẫu hệ. Và họ không chỉ có nhiệm vụ sinh đẻ mà còn có trách nhiệm rất lớn trong gia đình. Do vậy nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á đều coi đây là xứ sở của mẫu hệ. Khi nghiên cứu về người Chăm tác giả Bá Trung Phụ có viết “hiện nay trong người Chăm ở Trung Kỳ còn những tàn dư rõ rệt, phụ nữ có quyền lấy họ mình làm họ cho con và quyền chia tài sản, phụ nữ giữ thứ cao nhất trong các lễ nghi gia

đình, phụ nữ có quyền chọn lấy chồng cho mình và có quyền bắt theo tôn giáo của mình. Cách tổ chức theo chế độ mẫu hệ như thể một bằng chứng nói lên vai trò quan trọng của phụ nữ [45;tr.69]. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít người không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa các dân tộc ở Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò phụ nữ rất lớn, phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở nhà vợ, con cái được đặt tên theo họ mẹ [69; tr.45].

Vì có truyền thống mẫu hệ cùng với việc người phụ nữ được đề cao như vậy nên các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ nữ thần gắn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps (Trang 32 - 71)