Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps (Trang 29 - 32)

7. Bố cục đề tài

2.1.3.Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa

Tín ngưỡng phồn thực một hình thức tín ngưỡng ra đời từ rất sớm. Nó thấm sâu vào trong đời sống văn hóa người Việt, trong đó có người Chăm. Nó là hiện tượng văn hóa, có một sức sống mãnh liệt trong suốt thời kỳ lịch sử của dân tộc. Trong nhiều giai đoạn khác nhau, tín ngưỡng này được lưu giữ và gửi gắm vào các hiện tượng văn hóa khác góp phần làm tăng thêm nét độc đáo của tín ngưỡng Việt Nam. Người dân nông nghiệp ở nước ta đã gắn tín ngưỡng phồn thực với các vị thần của các tín ngưỡng khác để từ đó gửi niềm tin vào đó nhằm cầu đạt được y nguyện, sự cầu mong trong cuộc sống. Đã có thời gian tín ngưỡng này bị cấm vì cho là dâm dục. Khi các tôn giáo lớn trên thế giới du nhập vào Việt Nam như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo tín ngưỡng phồn thực cùng với các tín ngưỡng bản địa khác hòa quyện với tôn giáo và hóa thân vào các tôn giáo ấy. Tiêu biểu trong Phật giáo sự hóa thân ấy được thể hiện dưới hình tượng hoa sen tại chùa Một Cột qua giấc mơ của một ông vua nhà Lý chỉ là một lớp phủ Phật giáo lên cây hương thờ- một biến thể của linga. Và chùa Dâu việc thờ Tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) đều hướng đến mục đích cầu mưa cho cây cối sinh sôi nảy nở. Trong văn hóa Chăm cũng vậy, tín ngưỡng phồn thực được người Chăm gắn với Bàlamôn dưới dạng thần Shiva. Việc đó cho thấy việc tiếp thu các giá trị văn hóa từ các tôn giáo từ bên ngoài cùng với việc hòa quyện cùng với các tín ngưỡng dân gian bản địa đã làm cho tín ngưỡng phồn thực ở nước ta có những nét độc đáo riêng, nét đặc sắc riêng. Và nó như một bộ phận không thể thiếu, là kết tinh, là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp và cư dân nông nghiệp. Ngày nay ở khắp nơi trên đất nước người ta tìm thấy biểu hiện của nó còn lại mang ý nghĩa lịch sử văn hóa sâu sắc. Thí dụ cái cày cày xuống lòng đất mẹ, chày và cối, bánh chưng (gói vuông) và bánh dày (gói dài), chiếc chìa vôi cắm vào bình vôi, đũa bong cắm vào bát cơm quả trứng đặt trên quan tài người chết, trong đó linga và yoni là biểu tượng rõ nhất. Mỗi biểu

tượng đều mang một ý nghĩa riêng biệt nhưng đều chứa đựng triết lý phồn thực. Cái cày chính là biểu tượng cho dương vật giao hợp với đất mẹ để sinh ra hoa trái, bình vôi cắm vào chìa có mặt trong mỗi gia đình chính là biểu hiện cho sự hòa hợp, động tác đút ra đút vào khi lấy vôi tiêm trầu nhẩt là trầu cưới chỉ sự giao hợp. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn biểu hiện trên chiếc trống đồng- biểu tượng sức mạnh và quyền lực của người xưa đồng thời biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực. Trước hết hình dáng trống đồng được phát triển từ chiếc cối giã gạo. Thứ hai, cách đánh trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên các trống đồng và được bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo-động tác giao phối. Thứ ba trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là các hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Thứ tư xung quanh mặt trống gắn với hình con cóc trong ý thức của người Việt là cậu ông trời mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một dạng biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực [69; tr.13]. Một chi tiết nữa cho thấy biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực đó là bức tranh lợn đàn của làng tranh Đông Hồ, Bắc Ninh ta dễ thấy ngay một đặc điểm là lợn mẹ, lợn con đều có xoáy trên thân. Trong bức tranh đó nghệ nhân dân gian đã gửi gắm mong muốn của con người về cuộc sống ấm no, sung túc “con đàn cháu đống” [64; tr.145]. Trong các lễ hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều hiện tượng khá phổ biến với hình thức phỏng sinh tồn đầy tính nhục cảm. Một số Hội làng có tục rước nõ nường, sau khi tế lễ xong trai gái tự đi chen, sờ soạng nhau trong bóng tối. Và trong một số lễ hội các hành vi giao hoan được diễn tả lại để cầu mong sự phồn thực, no đủ cho cả làng. Trong “Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam” có giới thiệu về trò chơi bắt chạch trong chum. Đây là một cuộc thi vui mang tính phồn thực giữa trai gái trong hội làng Văn Trưng (Vĩnh Phú) vào ngày mồng 6 tháng giêng. Cái thú vị của trò chơi này là mỗi chum có một cặp nam nữ, cả hai đều thò tay bắt chạch trong chum, nhưng thực tế thì anh con trai phải vừa một tay khoắng vào chum đựng nước tới 2/3 tìm bắt chạch, tay kia choàng lưng túm lấy ngực cô gái. Khi đó anh con trai nào thẹn không bóp vú cô gái thì

ban giám khảo nhắc nhở phải làm động tác ấy. Lúc này ta thấy ngay cả đình làng thâm nghiêm cũng có những hình chạm về nam nữ mang tính nhục cảm.Trong văn học cổ Việt Nam có những truyền thuyết hàm chứa sức mạnh mãnh liệt của đời sống tâm linh phồn thực. Các truyền thuyết cũng phản ánh khá nhiều về tính phồn thực ký vĩ, câu chuyện về bà Âu Cơ với bọc trăm trứng nhìn ở khía cạnh khác cũng có dấu ấn phồn thực, chuyện Man nương có thai ở chùa, rồi sự biến thể của vật thể thành Phật Thạch Quang cũng là sự biểu cảm tín ngưỡng phồn thực đa thần.

Ngoài ra, tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện trong các lễ hội, trò chơi dân gian khác như lễ hội tùng dí, lễ hội trò trám, lễ hội lồng tồng, trò ném còn….Các lễ hội, các trò chơi ấy phần nào phản ánh được hành động giao hợp và tục rước sinh thực khí. Và nó được xem như văn hóa phồn thực chỉ có ở các nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Do vậy sự tồn tại của tín ngưỡng này đã để lại một dấu ấn đậm nét trong tâm thức của con người và họ xem đó như điều thiêng liêng, tâm linh cần phải thờ cúng. Các ví dụ trên cho thấy tín ngưỡng phồn thực đã có một vị trí khá quan trọng trong văn hóa Việt Nam và văn hóa nông nghiệp lúa nước. Có thể thấy không đâu trong các vùng miền của Việt Nam tín ngưỡng phồn thực với những biểu hiện tự nhiên, sâu lắng và bình dị trong mỗi dân tộc. Và nó đã để lại một dấu ấn sâu sắc, một bình diện của nền văn hóa nước nhà với ước vọng phồn sinh mạnh mẽ, bạo liệt. Mỗi biểu tượng đều mang một ý nghĩa sinh tồn riêng và được truyền từ đời này sang đời khác. Do vậy, nó được xem như một dạng văn hóa tâm linh được nhiều người Việt và các tộc người khác sùng bái hay thần thánh hóa. Ở bất cứ nơi đâu ta cũng thấy tàn dư của nó còn lại được duy trì dưới nhiều dạng thức mang hình thức trò diễn, phong tục đa dạng và phong phú. Hiện nay, trong tâm thức của các dân tộc Việt Nam người ta vẫn còn niềm tin sâu sắc vào hình thức tín ngưỡng này đặc biệt yếu tố tâm linh. Qua đó ta thấy được tín ngưỡng phồn thực là sản phẩm của văn hóa dân gian ảnh hưởng rất sâu đậm trong văn hóa Việt, là yếu tố không thể thiếu của tín ngưỡng dân gian và văn hóa dân gian. Bản thân trong nó đã chứa dựng rất nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp. Dù trải qua rất nhiều

thăng trầm với sự giao lưu, tiếp biến văn hóa ngoại lai nhưng nó không những không mất đi mà còn tồn tại trong đời sống của những người làm nông nghiệp. Nói như GS.Trần Quốc Vượng: “qua biến thiên lịch sử, dâu bể cuộc đời, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam [77; tr.93]. Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực hoàn toàn khác so với các nơi khác với những độc đáo riêng mang đậm nét văn hóa bản địa. Đúng như nhận xét của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB TpHCM, 1996/2004, tr 242: “đó chính là biểu hiện của tinh thần dân chủ Việt Nam, là những nét làm nên tính hồn nhiên và chiều sâu của văn hóa cổ truyền Việt Nam. Hay nói một cách khác tín ngưỡng phồn thực là một nét văn hóa đẹp của cư dân nông nghiệp trong tiến trình văn hóa Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps (Trang 29 - 32)