Mô hình Lot for lot (cần lô nào cấp lô đó) cho nguyên liệu nhôm
Thời gian 11-Jan 11-Feb 11-Mar 11-Apr 11-May 11-Jun 11-Jul 11-Aug 11-Sep 11-Oct 11-Nov 11-Dec
Tổng nhu cầu 16,395 16,589 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Tồn kho (30,000) 13,605 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Kế hoạch nhận hàng 0 2,984 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Nhu cầu ròng 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Kế hoạch đặt hàng 2,984 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Chi phí đặt hàng = 11×950,000 = 10,450,000đ Chi phí lưu kho = 13,605×25 = 340,125đ Tổng chi phí = 10,790,125đ
Mô hình EOQ cho nguyên liệu nhôm
Nhu cầu trung bình 1 tháng được tính:
225, 081 18, 757 12 D= = Chi phí đặt hàng (S) = 950,000đ/đơn hàng Chi phí tồn trữđơn vị (H) = 25đ/kg/tháng Sản lượng cần đặt cho mỗi đơn hàng:
2 37, 756 D S EOQ H × × = =
54
Thời gian 11-Jan 11-Feb 11-Mar 11-Apr 11-May 11-Jun 11-Jul 11-Aug 11-Sep 11-Oct 11-Nov 11-Dec
Tổng nhu cầu 16,395 16,589 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Tồn kho (30,000) 13,605 34,772 16,124 35,016 15,936 34,396 14,885 32,914 12,971 30,568 12,231 31,456 Kế hoạch nhận hàng 0 37,756 0 37,756 0 37,756 0 37,756 0 37,756 0 37,756 Nhu cầu ròng 2,984 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Kế hoạch đặt hàng 37,756 37,756 37,756 37,756 37,756 37,756 Chi phí đặt hàng = 6×950,000 = 5,700,000đ Chi phí lưu kho = 284,874×25 = 7,121,850đ Tổng chi phí = 12,821,850đ
Mô hình lượng đặt hàng sản xuất POQ
Từ sản lượng cần đặt hàng của mô hình EOQ ta tính ra được số thời đoạn
37, 756 2 18, 757 EOQ POQ D = = = (ta chọn số thời đoạn là 2)
Thời gian 11-Jan 11-Feb 11-Mar 11-Apr 11-May 11-Jun 11-Jul 11-Aug 11-Sep 11-Oct 11-Nov 11-Dec
Tổng nhu cầu 16,395 16,589 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Tồn kho (30,000) 13,605 95,399 76,751 57,887 38,807 19,511 0 76,970 57,027 36,868 18,531 0 Kế hoạch nhận hàng 98,383 96,697 Nhu cầu ròng 2,984 18,648 18,864 19,080 19,296 19,511 19,727 19,943 20,159 18,337 18,531 Kế hoạch đặt hàng 98,383 96,697 Chi phí đặt hàng = 2×950,000 = 1,900,000đ Chi phí lưu kho = 491,356×25 = 12,283,900đ Tổng chi phí = 14,183,900đ
55 Đánh giá hiệu quả giải pháp
Qua 3 phương pháp đặt hàng cho nguyên liệu ta dễ dàng nhận thấy hiệu quả kinh tế
mang lại của mô hình đặt hàng cần lô nào cấp lô đó là cao nhất (tổng chi phí tồn kho thấp nhất 10,790,125đ). Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên việc áp dụng mô hình này dễ
gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất. Trong khi đó mô hình POQ tuy khoa học nhưng nó không phù hợp với thực tế của công ty do lượng đặt hàng quá lớn mà sức chứa của kho hàng công ty là có hạn nên trong trường hợp này công ty không thể áp dụng.
Theo mô hình EOQ thì lượng đặt hàng xác định theo nhu cầu sản xuất hàng tháng, việc đặt hàng theo mô hình này sẽ mang lại những lợi ích như:
• Cải thiện được vấn đề thiếu hụt nguyên liệu.
• Tiết kiệm nguồn lực.
• Giảm chi phí tăng ca.
• Giảm chi phí do mua hàng khẩn.
• Một điều quan trọng nếu đặt hàng theo mô hình này thì công ty có thể sản xuất
để hoàn thành kế hoạch một cách chủ động, tăng mức độ hài lòng của khách hàng nhờ giao hàng đúng kế hoạch dẫn đến độ tin cậy của kế hoạch giao hàng.
Đồng thời để áp dụng mô hình EOQ một cách hiệu quả hơn thì việc mở rộng kho bãi là việc cấp thiết hiện nay vì thế giải quyết được một số vấn đề hiện nay như là đặt theo mô hình EOQ với số lượng lớn sẽ lợi nhiều cho công ty giảm chi phí ra đơn hàng, giảm áp lực cho phòng chất lượng số lần kiểm tra giảm xuống, việc bảo quản nguyên liệu tốt hơn, kế hoạch sản xuất linh động hơn.
56
4.3.2 MÔ HÌNH TỒN KHO CHO NGUYÊN LIỆU VECNI CÁCH ĐIỆN PEW
Mô hình Lot for lot (cần lô nào cấp lô đó) cho nguyên liệu men PEW
Thời gian 11-Jan 11-Feb 11-Mar 11-Apr 11-May 11-Jun 11-Jul 11-Aug 11-Sep 11-Oct 11-Nov 11-Dec
Tổng nhu cầu 1,234 1,249 1,404 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Tồn kho (3,000) 1,766 517 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Kế hoạch nhận hàng 887 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Nhu cầu ròng 0 0 887 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Kế hoạch đặt hàng 887 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Chi phí đặt hàng = 10×450,000 = 4,500,000đ Chi phí tồn kho = 1,766×55 = 97,130đ Tổng chi phí = 4,597,130đ
Mô hình EOQ cho nguyên liệu men PEW
Nhu cầu trung bình trong 1 tháng:
16,942 1, 412 12 D= = Chi phí đặt hàng (S) = 450,000đ/đơn hàng Chi phí tồn trữđơn vị = 55đ/kg/tháng Sản lượng cần đặt cho mỗi đơn hàng:
2 4,807 D S EOQ H × × = =
57
Thời gian 11-Jan 11-Feb 11-Mar 11-Apr 11-May 11-Jun 11-Jul 11-Aug 11-Sep 11-Oct 11-Nov 11-Dec
Tổng nhu cầu 1,234 1,249 1,404 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Tồn kho (3,000) 1,766 517 3,920 2,500 1,064 4,419 2,950 1,465 4,771 3,254 1,874 479 Kế hoạch nhận hàng 4,807 4,807 4,807 Nhu cầu ròng 1,404 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Kế hoạch đặt hàng 4,807 4,807 4,807 Chi phí đặt hàng = 3×450,000 = 1,350,000đ Chi phí tồn kho = 28,979×55 = 1,593,845đ Tổng chi phí = 2,943,845đ
Mô hình lượng đặt hàng sản xuất POQ
Từ sản lượng cần đặt hàng của mô hình EOQ ta tính ra được số thời đoạn
4,807 3.4 1, 412 EOQ POQ D = = = (ta chọn số thời đoạn là 3)
Thời gian 11-Jan 11-Feb 11-Mar 11-Apr 11-May 11-Jun 11-Jul 11-Aug 11-Sep 11-Oct 11-Nov 11-Dec
Tổng nhu cầu 1,234 1,249 1,404 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Tồn kho (3,000) 1,766 517 4,308 2,888 1,452 0 2,986 1,501 0 2,775 1,395 0 Kế hoạch nhận hàng 5,195 4,455 4,292 Nhu cầu ròng 887 1,420 1,436 1,452 1,469 1,485 1,501 1,517 1,380 1,395 Kế hoạch đặt hàng 5,195 4,455 4,292 Chi phí đặt hàng = 3×450,000 = 1,350,000đ Chi phí tồn kho = 19,588×55 = 1,077,340đ Tổng chi phí = 2,427,340đ
58 Đánh giá hiệu quả giải pháp
Cũng giống như nguyên liệu nhôm, việc áp dụng mô hình cần lô nào cấp lô đó giúp công ty tối thiểu lượng hàng tồn kho, nhưng dễ gây thiếu hụt nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất. Đồng thời, việc đặt hàng nhiều lần làm cho chi phí đặt hàng khá cao so với 2 phương pháp còn lại (10 lần đặt hàng, chi phí tồn kho 4,597,130đ gần bằng 2 lần chi phí của 2 mô hình EOQ và POQ).
Trong khi đó cả 2 mô hình đặt hàng kinh tế EOQ và mô hình lượng đặt hàng sản xuất POQ đều cho ta tổng chi phí tồn kho nhỏ hơn phương pháp đặt hàng hiện nay của công ty. Và luôn duy trì tồn kho, luôn duy trì nguyên liệu, không hết nguyên liệu trong kho và số lần đặt hàng cũng thấp.
Đồng thời lý do để công ty có thể dễ dàng áp dụng 2 phương pháp này để tính toán điểm tồn kho phù hợp:
• Vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, nhu cầu thay đổi rời rạc theo từng chu kỳ và các chu kỳ không đều nhau.
• Do các nhà cung cấp hiện nay của công ty đều đảm bảo thời gian giao hàng đúng như cam kết trong hợp đồng nên thỏa mãn được giả thiết thời gian hoạch định việc mua nguyên liệu là hữu hạn.
• Một lần đặt hàng cho một hoặc nhiều chu kỳ liên tiếp.
Tóm lại, nếu biết cách chọn mô hình tồn kho phù hợp cùng với việc hoạch định nguyên liệu hợp lý thì sẽ giúp cho công ty giảm sự thiếu hụt nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Để giúp cho quá trình hoạch định nguyên liệu được diễn ra thông suốt, thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì:
• Lập kế hoạch hoạch định nguyên liệu rõ ràng và cụ thể về nhu cầu nguyên liệu dựa trên bảng điều độ sản xuất chính của công ty.
• Nguyên liệu tồn trữ phải luôn được bảo quản tốt cả về số lượng và chất lượng, trong đó kiểm kê được chú trọng với chu kỳ kiểm kê được xác định 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng cho những nguyên liệu có mức độ quan trong khác nhau.
59
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Sau khoảng thời gian tìm hiểu thực tiễn thực trạng sản xuất của Công ty TNHH SX DV TM Tiến Thịnh, tác giả tiến hành thực hiện đề tài luận văn này nhằm giải quyết một số vấn đề mà tác giả cho rằng chúng ảnh hưởng nhiều đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể, trong thực tế công ty chỉ mới thực hiện việc dự báo thông qua kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo của công ty chứ chưa tiến hành xây dựng bất kỳ mô hình dự báo đặc thù nào cho sản phẩm của công ty mình. Đồng thời, nhiều nguyên liệu để sản xuất sản phẩm nhôm PEW đều được nhập từ nước ngoài, công ty không thể chủ động được nguồn hàng. Do đó,việc dự báo chính xác sản lượng sản xuất để tiến hành tính toán đúng lượng hàng cần đặt, cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho công ty.
Do thời gian thực hiện có hạn nên đề tài chỉ giới hạn trong việc dự báo nhu cầu vật tư cho dòng sản phẩm nhôm PEW. Đây là sản phẩm chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng sản lượng nhôm thành phẩm của công ty và được dự đoán là mặt hàng có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Luận văn đã đưa ra một số mô hình dự báo khác nhau, bao gồm phương pháp bình quân di động, phương pháp bình quân di động có trọng số, phương pháp san bằng hàm số mũ, phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng và phương trình xu hướng tuyến tính. Thông qua những phương pháp này, giúp tác giả tìm ra được mô hình dự báo phù hợp nhất cho dòng sản phẩm nhôm PEW. Dựa vào sai số tuyệt đối trung bình (MAD) của từng mô hình để làm cơ sở cho việc đánh giá và lựa chọn mô hình dự báo phù hợp. Mô hình dự báo nào có sai số tuyệt đối trung bình (MAD) nhỏ nhất sẽ được chọn làm phương pháp dự báo cho sản phẩm này trong giai đoạn năm 2011. Qua kết quả tính toán, tác giả lựa chọn ra được với phương pháp dự báo bằng phương trình xu hướng tuyến tính cho giá trị MAD nhỏ nhất, với MAD = 3,099 và tìm ra được phương trình xu hướng tuyến tính có dạng y = 11,004 + 232x làm cách thức tính lượng sản phẩm dự báo cho sản phẩm nhôm PEW. Sau khi dự báo được sản lượng sản phẩm cần sản xuất theo phương trình xu hướng tuyến tính, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại dữ liệu dựa trên ý kiến của Ban lãnh đạo công ty. Trong 2 tháng đầu và 2 tháng cuối năm 2011 do sức mua giảm nên sản lượng được hiệu chỉnh giảm 10% mỗi tháng.
Dựa vào kết quả sản lượng được dự báo, tác giả tiến hành tính toán ra lượng nguyên liệu cần sử dụng để sản xuất. Dựa vào lượng nguyên liệu cần dùng, lượng hàng tồn kho cuối kỳ, tác giả xác định được lượng nguyên liệu cần đặt hàng trong tháng tương ứng với thời gian đặt hàng và thời điểm nhận hàng để sản xuất. Tác giả tiến hành đặt hàng theo 3 phương pháp đặt hàng: cần lô nào cấp lô đó, EOQ và POQ với thời gian đặt hàng trước. Qua đó tìm ra được phương pháp đặt hàng phù hợp cho công ty.
60
Tóm lại, với việc áp dụng mô hình dự báo và phương pháp tính lượng đặt hàng mà đề tài đã thực hiện, qua đó công ty sẽ phần nào chủ động, chính xác hơn trong việc dự báo nhu cầu tiêu thụ và lượng nguyên liệu cần đặt trong mỗi tháng.
5.2KIẾN NGHỊ
Hiện tại công ty đang gặp khó khăn trong sản xuất và các vấn đề quản lý khác. Lý do của tình trạng này là do công ty đang chuyển đổi dần từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn. Do đó trong khi chủ trương của công ty là liên tục đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc thì hệ thống điều hành quản lý của công ty lại không theo kịp quá trình đầu tư. Chính vì thế trước hết công ty phải thực hiện một số biện pháp hiệu chỉnh cơ bản sau:
Về cơ cấu công ty
Thay đổi hệ thống quản lý phù hợp với phương pháp sản xuất để có thể dễ dàng áp dụng các phương pháp quản lý mới như ISO 9001:2008, JIT…Nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và có thể tạo uy tín về sản phẩm cho công ty.
Từng bước tiến hành việc hình thành những phòng ban quan trọng trong công ty để có thể áp dụng các phương pháp tiên tiến vào sản xuất.
Về cơ cấu tổ chức
Hiện tại công ty đang thiếu một đội ngũ nhân sự có trình độ cao và có kinh nghiệm trong công tác ứng dụng những phương pháp tiên tiến trong sản xuất. Do đó công ty nên từng bước tiến hành điều chỉnh nhân sự sao cho mang lại hiệu quả, cụ thể:
Kiện toàn lại đội ngũ nhân viên, tổ chức đào tạo lại kiến thức chuyên môn căn bản cho các nhân viên ở một số bộ phận có liên quan như: bộ phận kho, bộ phận cung ứng nguyên liệu…
Bộ phận mua hàng cần hoạch định lại công tác mua hàng.
Củng cố bộ phận điều hành sản xuất (bộ phận tổng hợp). Nhiệm vụ của bộ phận này là dự báo, hoạch định, theo dõi, thống kê và đưa ra các chỉ dẫn cần thiết cho tiến độ sản xuất.
Lựa chọn một giám đốc sản xuất có kinh nghiệm và đủ khả năng ứng dụng những phương pháp quản lý mới.
Phương pháp quản lý
Nhiệm vụ của nhân viên bộ phận kho là theo dõi cập nhật biến động về lượng hàng tồn kho, chuẩn bị các báo cáo định kỳ và các báo cáo bất thường theo yêu cầu của cấp quản lý. Đảm báo cung cấp các thông tin liên quan đến hàng tồn kho sẵn có chính xác và kịp thời.
Đào tạo nhân lực đủ khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Tăng thêm nhân lực có trình độ cho đội ngũ quản lý.
Tìm hiểu một số phương pháp quản lý mới và ứng dụng chúng vào trong quản lý sản xuất và tồn kho.
61
Thiết lập kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ và cung cấp thông tin cho các bộ phận khác.
Các nhà cung cấp
Việc công ty phải mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp từ nước ngoài nên công ty cần có những giải pháp sau:
Phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp về kế hoạch nhận hàng của mình. Đạt được mức độ ưu tiên từ phía nhà cung cấp.
Do sự biến động về giá cả nguyên vật liệu là tương đối lớn vì vậy công ty nên tìm nhà cung cấp ổn định (kể cả trong và ngoài nước) nhằm hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đầu vào.Ngoài ra nên tìm biện pháp làm giảm mức biến động giá mua nguyên vật liệu.
Tìm nguồn cung cấp vật liệu ổn định, tìm kiếm bạn hàng tin cậy.
Cập nhật các thông tin về tỷ giá đổi ra ngoại tệ việt nam đồng nhằm tạo điều kiện nắm băt được cơ hội, tình hình thực tế để có nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá trị nguyên vật liệu hợp lý mà chất lương vẫn cao, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Về công tác mua hàng
Thiết lập hệ thống thông tin trong sản xuất và công ty nhằm giúp cho các bộ phận có thể khai thác thông tin chuẩn xác và nhanh nhất.
Về công tác điều hành và thống kê trong sản xuất
Là trung tâm điều hành hoạt động sản xuất của công ty, bộ phận này phải thiết lập các lệnh sản xuất hiện thực, thường xuyên theo dõi và cập nhật các yêu cầu bổ