3.4.1.1 Thị trường trong nước
Có thể chia làm 2 loại: thị trường tự do và thị trường công ty
Thị trường tự do
Đối với thị trường tự do, khách hàng chủ yếu của Tiến Thịnh là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và các cơ sở sửa chữa máy điện…Công ty đang dẫn dầu thị trường này với hơn 60% tổng sản lượng của công ty. Hiện nay ở nước ta chưa có công ty sản xuất các động cơ, đa phần máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí đầu tư cao. Với chi phí cao như vậy thì những công ty sẽ giảm chi phí bằng cách sử dụng những máy móc thiết bị được tái chế. Tiến Thịnh là công ty duy nhất trong ngành có đại lý bán hàng khắp cả nước với khoảng 65 Công ty thương mại cấp I, tập trung chủ yếu là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Hiện nay, công ty đang đứng đầu trong thị trường thị do, khoảng 60% tổng sản lượng sản xuất của công ty cung cấp cho thị trường này.
Thị trường công ty
Đối tượng là các công ty sản xuất thiết bị, máy móc mà sản phẩm dây điện từ là nguyên liệu đầu vào của họ.
• Khách hàng tiêu biểu: SUNGSHIN VINA, SPG VINA…
• Công ty sản xuất quạt: KIM THUẬN PHONG, LÊ CẢNH …
• Công ty sản xuất tăng phô: ĐIỆN QUANG, DUHAL, BELCO, ĐỨC TRỰC…
• Công ty sản xuất motor bơm nước: TÂN HOÀN CẦU, MÃ LỰC, HOÀNG KÝ …
• Công ty sản xuất ổng áp và biến áp: MBT HÀ NỘI, SUTUDO, TIÊU CHUẨN VIỆT…
28
3.4.1.2 Thị trường xuất khẩu
Hiện nay, sản phẩm của công ty xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia…Công ty cũng không ngừng đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị và cải tiến chất lượng để sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể mở rộng thị
trường xuất khẩu của mình.
3.4.2 Đối thủ cạnh tranh
Ngành sản xuất dây điện từ có sự cạnh tranh khá lớn, hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất trong ngành này ở thị trường miền Nam và khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất trong ngành này ở thị trường miền Bắc. Trong đó, đối thủ cạnh tranh chính của Tiến Thịnh ở thị trường miền Nam là Công ty Cổ Phần Ngô Han, Taya, T&T và ở thị trường miền Bắc là KaVin, KCT, Nhơn Hòa.
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
Tính đến nay, tổng tài sản cốđịnh của Công ty TNHH SX-DV-TM Tiến Thịnh là 35 tỷ VNĐ, vốn lưu động 100 tỷ VNĐ, doanh số bán hàng tháng khoảng 30 tỷ VNĐ. Sản lượng năm 2009 đạt 1210 tấn Sản lượng 7 tháng năm 2010 đạt 920 tấn(số liệu tổng hợp từ kho thành phẩm). Bảng 3.1 Bảng sản lượng 7 tháng năm 2010: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 Sản lượng(kg) 136,792 61,398 134,125 133,565 111,602 151,784 194,077
Với triết lý kinh doanh lấy nền tảng chất lượng đi đầu, Tiến Thịnh đã được khách hàng trong nước tin tưởng và sử dụng qua nhiều năm qua. Gần đây do nhu cầu của thị
trường tăng cao, đặc biệt là thị trường các công ty sản xuất linh kiện điện tử, máy móc … nên công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh(công ty vừa đưa vào hoạt động 2 máy tráng Vecni đứng công suất 120 tấn/ tháng vào đầu tháng 6/2010). Sản lượng sản xuất tăng liên tục qua các tháng năm 2010. Hiện nay, sản lượng đạt 200 tấn/ tháng, doanh thu 30 tỷ
VNĐ/ tháng. Chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển tốt.
Kể từ khi thành lập đến nay việc sản xuất kinh doanh của Công ty không khỏi có những thăng trầm nhưng nói chung nó không ngừng phát triển, từ việc sản phẩm Công ty chỉ phục vụ cho thị trường miền Nam đến nay đã vươn rộng ra khắp cả nước và một phần
được xuất khẩu ra nước ngoài.
3.6 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
Công ty đang ở đúng nơi, đúng thời điểm. Hiện nay phần lớn hàng điện tửđược sản xuất ở Châu Á (Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…),trong đó Trung Quốc chiếm 2/3 sản lượng dây điện từ trên toàn Thế Giới. Tuy nhiên, chi phí sản xuất ở Trung
29
Quốc ngày càng tăng nhanh do đó một số Công ty điện tử ở Nhật và Đài Loan đang chuyển hướng dần sang các Công ty sản xuất dây điện từ khác ở Việt Nam, Thái Lan,…Nhưng do Thái Lan có nền chính trị không ổn định vì vậy Việt Nam sẽ là điểm đến hứa hẹn nhất.
3.7 THUẬN LỢI VÀ TỒN TẠI 3.7.1 Thuận lợi 3.7.1 Thuận lợi
Sản phẩm đạt chất lượng cao: Lấy nền tảng chất lượng nên công ty chọn các nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng.
• Dây đồng nguyên chất – Đạt tiêu chuẩn ASTM 49
• Dây nhôm nguyên chất - Đạt tiêu chuẩn EC 1350 H12 SPE
• Men cách điện – Công ty hàng đầu thế giới Hitachi, Dupont, Elantas
Bộ máy quản lý gọn nhẹ do đó chi phí tài chính thấp hơn, giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Làm chủ được công nghệ máy móc sản xuất cũ (được bộ phận Cơ khí của Công ty tự lắp ráp) bên cạnh những máy móc hiện đại (Công ty mới nhập 2 máy Tráng men 5A và 5B với công nghệ hiện đại nhất hiện nay).
Lấy nền tảng chất lượng nên công ty chọn các nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng.
Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm: Công ty có đội ngũ lao động nòng cốt, là những người đã gắng bó nhiều năm với công ty, rất giàu kinh nghiệm và kỹ năng,
đa số những người này đang giữ những vị trí quan trọng trong công ty như trưởng khâu, trưởng bộ phận kế hoạch, tổ trưởng…Chính nhờ đội ngũ lao động đầy kinh nghiệm này
đã giúp công ty rất lớn trong vấn đề giải quyết các vấn đề trong sản xuất; đào tạo, truyền kỹ năng cho các lao động mới; nhanh chóng nắm bắt được các nguyên tắc vận hành, tiêu chuẩn kỹ thuật của các máy móc mới, tìm hiểu, sáng tạo ra các thông số kỹ thuật mới phù hợp với tình hình của công ty. Từđó, giúp công ty giảm thời gian sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất dây tráng men cách điện
Thị trường dây điện từ tráng men đang có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.
3.7.2 Tồn tại
Cơ sở vật chất nhìn chung không hiện đại so với một số Công ty khác trong cùng ngành.
Thiếu chứng chỉ chất lượng UL (quan trọng nhất trong ngành này). Để bán hàng cho các khách hàng lớn, đòi hỏi Công ty phải có chứng chỉ này.
30
Tiến Thịnh chưa có tiềm lực tài chính mạnh so với các Công ty cổ phần có nguồn vốn lớn.
Công nhân làm việc theo kinh nghiệm nên khó áp dụng các hệ thống sản xuất tiên tiến
Hệ thống quản lý chưa chặt chẽ, trách nhiệm công việc của cá nhân không rõ ràng và chồng chéo.
Giá nguyên liệu đầu vào thay đổi, sự tăng giá của USD ảnh hưởng nhiều đến giá sản phẩm của công ty.
31
CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT
TƯ TẠI CÔNG TY TNHH SX DV TM TIẾN THỊNH
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN THỊNH
Công tác dự báo nhu cầu tiêu thụ đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình hoạch định nhu cầu vật tư cho quá trình sản xuất. Muốn đề ra một kế hoạch vật tư đáp
ứng gần với mức nhu cầu sản xuất thực tế của công ty thì công tác dự báo phải đảm bảo sai số tối thiểu. Vì vậy, công ty cần đề ra phương pháp dự báo phù hợp trong quá trình sản xuất. Để xây dựng một phương pháp dự báo phải dựa trên những yếu tố sau:
Xu hướng tiêu thụ của thị trường
Chuỗi dữ liệu về mức độ tiêu thụ trong quá khứ
Ngoài ra, kinh nghiệm của người làm dự báo và những đánh giá khách quan trong ngành cũng là một yếu tố quan trọng.
Nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất trong mỗi doanh nghiệp đều rất phong phú và đa dạng. Đây là một trong ba yếu tố quan trọng và cơ bản của quá trình sản xuất. Chủng loại nguyên vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượng nguyên vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp chất lượng sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Với những đặc điểm này có thế khẳng định nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến việc sắp xếp các bước công việc trong quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Đối cối công ty TNHH Tiến Thịnh cũng vậy, công ty phải lựa chọn những loại nguyên liệu có chất lượng cao, nếu không sẽ gây ra nhiều sự cốđứt dây, hư hỏng trong suốt quá trình kéo bán thành phẩm. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự gián đoạn sản xuất và làm giảm năng suất sản phẩm. Đồng thời, nếu việc cung ứng nguyên vật liệu không liên tục thì quá trình sản xuất cũng bị gián đoạn. Mà như chúng ta đã biết quá trình sản xuất dây điện từ là một quá trình liên tục, vì vậy việc gián đoạn ở một khâu này sẽ kéo theo sự gián đoạn ở các khâu kê tiếp.
Ở công ty Tiến Thịnh, chi phí về nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% trong giá thành sản phẩm. Vì vậy muốn hạ giá thành sản phẩm Công ty phải có biện pháp giảm chi phí về
nguyên vật liệu nhưng lại không được làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Từ những đặc điểm trên cho thấy việc hoạch định nguyên vật liệu tại Công ty phải
được thực hiện chặt chẽ chỉở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng, để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, hạn chế tới mức thấp nhất việc hư hỏng mất mát.
Hiện nay, ở Việt Nam có không ít những Công ty sản xuất sản phẩm dây điện từ, sự
32
của khách hàng tốt hơn nhưng vẫn có thể giảm chi phí sản xuất thì việc hoạch định nguyên vật liệu là một khâu quan trọng.
Chính vì tầm quan trọng của nguyên vật liệu nên việc hoạch định nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất phải luôn đảm bảo được những yêu cầu sau:
Cung cấp kịp thời, đầy đủ số lượng.
Cung cấp đúng chất lượng quy định.
Cung cấp đúng kích cỡ, số liệu thiết kế.
Nói cách khác, những yêu cầu này luôn có quan hệ mật thiết với nhau, mỗi yêu cầu
đều có tầm quan trọng riêng của nó, chính điều đó đã tạo tiền đề hình thành nên những quy định chặt chẽ trong công tác quản lý nguyên vật liệu.
Quy trình xử lý một đơn hàng được thực hiện:
Hình 4.1 Quy trình xử lý một đơn hàng Nhận các đơn hàng Mua hàng Lập kế hoạch sản xuất Kiểm kho Lệnh sản xuất Sản xuất Giao hàng
33
Nhận các đơn hàng: phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng mới, đồng thời tạo ra và duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ, trực tiếp nhận các
đơn hàng từ các khách hàng nội địa và nước ngoài.
Lệnh sản xuất: nếu đáp ứng kịp hoặc thỏa thuận được với khách hàng thì bộ phận kinh doanh sẽ phát phiếu sản xuất cho bộ phận sản xuất và bộ phận kho nhằm thông báo vềđặt tính sản phẩm và thời gian giao hàng.
Kiểm kho: khi bộ phận quản lý kho nhận được lệnh sản xuất của các đơn hàng, sẽ đối chiếu với tình hình tồn kho để có thế biết được lượng hàng tồn kho có đáp ứng được các đơn hàng này hay không, tính toán lượng thiếu hụt để báo cho phòng kế hoạch.
Mua hàng: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ,các cán bộ cung ứng sẽ có kế hoạch đặt hàng với các công ty sản xuất nguyên vật liệu . Số lượng hàng đặt mua ,thời gian ,địa
điểm giao hàng sẽđược ghi rõ trong hoá đơn đặt hàng ,các bên có liên quan dựa vào đó để
tiến hành công việc của mình .
Lập kế hoạch sản xuất: đây là một công việc quan trọng, vì vậy phải xem xét tất cả
các yếu tố trong nhà máy như: lao động, trang thiết bị máy móc…đểđưa ra quyết định có thếđáp ứng và giao hàng cho khách hàng như yêu cầu hay không, nếu không đáp ứng kịp thì Phòng kinh doanh sẽ liên lạc để thương lượng với khách hàng.
Sản xuất: sau khi các vấn đề được giải quyết, bộ phận sản xuất mới tiến hành sản xuất.
Giao hàng: các thủ kho có nhiệm vụ xuất hàng cho khách hàng theo đúng kế hoạch của Phòng kinh doanh.
Bảng 4.1 Sản lượng nhôm PEW trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 (kg)
Tháng 2008 2009 2010 1 9145 10657 22290 2 9456 15962 9456 3 16913 14336 19490 4 10631 13894 22053 5 8180 13304 28675 6 16428 17444 18459 7 15083 14831 13385 8 8879 11544 14210 9 17601 22629 17349 10 14248 12643 18438 11 12322 11038 12 13403 17600
34
Hình 4.2 Biểu đồ sản lượng nhôm PEW trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 Nhận xét:
Qua biểu đồ trên cho ta thấy được sản lượng sản phẩm bán ra giữa các tháng trong cùng một năm biến thiên ngẫu nhiên và có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, khi so sánh sản lượng của các tháng tương ứng qua từng năm thì ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng về
tốc độ tăng trưởng của lượng hàng bán ra. Dựa trên quan điểm quản lý kinh doanh thì trong những năm tiếp theo những con số này sẽ biến động mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải chú ý đến các chính sách của mình để tác động vào nhu cầu bằng các chính sách chiêu thị hợp lý để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng.
Mục tiêu của công ty như doanh số bán hàng trong những tháng tiếp theo là bao nhiêu, tăng bao nhiêu % so với cùng kỳ. Những mục tiêu này được đưa ra chủ yếu dựa vào mức tăng trưởng hiện tại của công ty, năng lực của đội ngũ bán hàng, kỳ vọng của công ty về mức tăng trưởng trong tương lai của mình. Từ đó, bằng các chính sách chiêu thị và các mối quan hệ làm ăn lâu dài, công ty sẽ xác định được lượng sản phẩm dự báo qua đó điều chỉnh quá trình sản xuất, mức tiêu thụ của thị trường đồng thời công ty có thể
sử dụng một số phương pháp dự báo mang tính chất định lượng sẽ góp phần làm cho sản lượng dự bao được chính xác hơn. Do đó, việc hoạch định nhu cầu vật tư cho sản xuất cũng được chi phối theo.
Bảng 4.2 Tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất nhôm PEW năm 2008 (kg) Tháng Kế hoạch Thực hiện %Thực hiện 1 10,000 9,145 91.45 2 12,000 9,456 78.80 3 14,000 16,913 120.81 4 10,000 10,631 106.31 5 12,000 8,180 68.17
35 6 14,000 16,428 117.34 7 15,000 15,083 100.55 8 12,000 8,879 73.99 9 15,000 17,601 117.34 10 15,000 14,248 94.99 11 14,000 12,322 88.01 12 10,000 13,403 134.03 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện công tác thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2008 Bảng 4.3 Tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất nhôm PEW năm 2009 (kg) Tháng Kế hoạch Thực hiện %Thực hiện 1 12,000 10,657 88.81 2 13,000 15,962 122.78 3 15,000 14,336 95.57 4 16,000 13,894 86.84 5 15,000 13,304 88.69 6 20,000 17,444 87.22 7 15,000 14,831 98.87 8 13,000 11,544 88.80 9 14,000 22,629 161.64 10 17,000 12,643 74.37 11 15,000 11,038 73.59 12 12,000 17,600 146.67
36 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện công tác thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009 Bảng 4.4 Tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất nhôm PEW năm 2010 (kg) Tháng Kế hoạch Thực hiện %Thực hiện 1 20,000 22,290 111.45 2 10,000 9,456 94.56 3 15,000 19,490 129.93 4 20,000 22,053 110.27 5 20,000 28,675 143.38 6 22,000 18,459 83.90 7 15,000 13,385 89.23 8 15,000 14,210 94.73 9 14,000 17,349 123.92 10 16,000 18,438 115.24
37
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện công tác thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2010 Nhận xét:
Qua các hình 4.3; 4.4; 4.5 cho ta thấy được tình trạng sản xuất của công ty trong những năm gần đây. Công ty thực hiện nhìn chung là tương đối tốt so với kế hoạch đặt ra, tuy nhiên sản lượng dự báo vẫn không ổn định, tháng thì rất cao có tháng thì lại khá thấp