Ma trận SWOT
Những cơ hội ( O)
O1: Liệt kê các cơ hội theo thứ tự quan trọng.
O2: O3:
Những nguy cơ ( T)
T1: Liệt kê các nguy cơ theo thứ tự quan trọng. T2:
T3:
Những điểm mạnh ( S)
S1: Liệt kê các điểm yếu theo thứ tự quan trọng. S2:
S3:
Các chiến lược SO
1. Sử dụng các điểm mạnh để khai thác các cơ hội. 2. 3. Các chiến lược ST 1. Sử dụng các điểm mạnh để để né tránh các nguy cơ. 2. 3. Những điểm yếu ( W)
W1: Liệt kê các điểm yếu theo thứ tự quan trọng. W2:
W3:
Các chiến lược WO
1. Hạn chế các điểm yếu để khai thác các cơ hội. 2.
3.
Các chiến lược WT
1. Tối thiểu hoá các nguy cơ và né tránh các đe dọa. 2.
3.
(Nguồn [1], tr. 159-150)
* TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1.
Nội dung chính trong chương 1 này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh gồm bản chất của cạnh tranh, khái niệm về lợi thế cạnh tranh, khái niệm về năng lực cạnh tranh. Từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung chương này cũng nêu ra các yếu tố môi trường, các nguồn lực của doanh nghiệp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung. Từ đó làm cơ sở để phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường này đến khả năng cạnh tranh của công ty Map Pacific Việt Nam trong chương 2 và làm cơ sở để xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong chương 3 của luận văn này.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAP PACIFIC VIỆT NAM .
2.1. Tổng quan về ngành thuốc bảo vệ thực vật.
Nông dược, bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng không thể thiếu trong ngành trồng trọt Việt Nam. Theo số liệu thống kê, ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng sản lượng có xu hướng chậm lại, đạt khoảng 0,87%/năm trong giai đoạn 2004 – 2008, nguyên nhân là do mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt của Việt Nam hiện đã đạt mức giới hạn và diện tích đất trồng trọt khơng tăng lên.
Hiện nay, nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật của cả nước khoảng 50.000 tấn / năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và cơn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc bảo vệ thực vật trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và cơn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị.
Nguồn cung chính cho thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hóa chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu. Thực tế sản xuất ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước thường không sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia cơng đóng gói hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường.
- 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 T ru n g Q u ố c T h u ỵ S ĩ T h á i L a n S in g a p o re P h á p N h ậ t B ả n M a la y s ia In d o n e s ia H o a K ỳ H à n Q u ố c Đ ứ c Đ à i L o a n A n h Ấ n Đ ộ C á c n ư ớ c k h á c
Kim ngạch nhập khẩu thuốc BVTV vào Việt Nam theo thị trường nhập khẩu
Kim ngạch NK năm 2009 (USD) Kim ngạch NK 11T/2010 (USD)
(Nguồn Vinachem)
Hình 2.1 Kim ngạch nhập khẩu thuốc BVTV vào Việt Nam theo thị trường nhập khẩu
Do phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật nên những diễn biến về cung cầu thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến tình hình giá cả của mặt hàng này. Hiện nay, 5 quốc gia xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất thế giới là Pháp, Đức, Mỹ, Bỉ và Trung Quốc đã chiếm tới trên 50% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu của cả thế giới. Những biến động về nguồn cung xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật từ những quốc gia này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá cả thuốc bảo vệ thực vật của các quốc gia nhập khẩu. Việc Trung Quốc thực hiện đóng cửa nhiều nhà máy hoá chất trong thời gian gần đây để tránh làm ô nhiễm nguồn nước làm sụt giảm nguồn cung, góp phần khơng nhỏ đến việc tăng giá thuốc bảo vệ thực vật.
Giá cả các loại thuốc bảo vệ thực vật còn biến động theo mùa vụ. Những tháng đầu năm do điều kiện thời tiết thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp và ít
phát sinh sâu bệnh nên giá thuốc thường có xu hướng thấp. Giá thuốc bắt đầu có biểu hiện tăng dần vào cuối năm do đây là thời điểm dịch rầy nâu và sâu phá hoại bắt đầu phát triển trên phạm vi rộng khiến cho nhu cầu tiêu thụ thuốc trừ sâu, trừ rầy tăng mạnh.
2.1.1.Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV
Trong năm 2010, giá trị nhập khẩu thuốc BVTV ở Việt Nam đạt 450 triệu USD, tăng 4% so với giá trị nhập khẩu năm 2009 là 431 triệu USD.