Thực trạng công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 26 - 72)

Ở Việt Nam, theo quy định thì sau khi sử dụng bao bì thuốc BVTV sẽ được thu gom và vận chuyển đến nơi quy định rồi tiếp tục được xử lý bằng hai cách: Thiêu hủy hoặc chôn lấp. Tuy nhiên công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng theo đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được áp dụng rộng rãi một phần là do ý thức của người dân chưa cao, phần khác do các chế tài, quy định của Nhà nước còn lỏng lẻo và chưa có tính răn

đe, chua có các điểm thu gom tập trung và xử lý rác thải vỏ thuốc BVTV đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn (Dương Liễu, 2010) [9].

Vì vậy mà việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV mới chỉ được thực hiện ở một số địa phương:

Nhằm nâng cao kiến thức sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV trên lúa, giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ gây độc trong quá trình sử dụng cũng như sau khi sử dụng được sự tài trợ của tổ chức CropLife Vietnam và CropLife Asia, Chi cục BVTV Kiên Giang phối hợp cùng Cục BVTV thực hiện chương trình: “ Toàn dân thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng để tiêu hủy”. Vỏ chai sau khi thu gom được phân loại, đóng gói theo quy cách và vận chuyển đi tiêu hủy theo công nghệ đốt nhiệt độ cao tại nhà

máy xi măng của Holcim Việt Nam ở Hòn Chông, Kiên Giang (Nguyễn

Trường Sơn, 2011) [15].

“Dự án xây dựng mô hình quản lý bao bì rác thải thuốc BVTV” do 5 cô sinh viên ngành Hóa học trường ĐH Cần Thơ thực hiện với mục đích là làm mất tác hại của thuốc BVTV bằng việc ngâm ba bì thuốc BVTV vào nước pha tro. Nước tro sẽ phân huỷ các độc tố còn sót lại trong bao bì. Chờ một vài ngày sau, người nông dân mang số bao bì trên đến công ty thuốc BVTV đổi lấy quà (Tuyết Vân, 2010) [13].

Trung tâm Công nghệ Hóa học và môi trường (ECHEMTECH) - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN, đã nghiên cứu một giải pháp mới, đó là tiêu hủy thuốc BVTV không đốt, chi phí xử lý rẻ hơn cách dùng lò đốt đến 50%

-60%. Thuốc BVTV cần hủy

Pha vào nước sạch

Phân hủy hóa học Hấp thụ trên than

hoạt tính

Hình 2.2. Quy trình xử lý thuốc BVTV

Dựa trên đặc tính chung của các loại thuốc BVTV là tan được trong nước, GS-TSKH Trần Mạnh Trí dùng nước để pha loãng thuốc đến nồng độ cần thiết sau đó áp dụng kỹ thuật tích hợp các quá trình phân hủy sinh học và hóa học một cách chặt chẽ nhằm để các quá trình hỗ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện cho quá trình tiếp sau xảy ra thuận lợi và triệt để. Kết quả sẽ dẫn đến phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ độc hại, khó phân hủy thành các chất vô hại như CO2, H2O hoặc các axít vô cơ phân tử thấp. Các quá trình trong hệ tích hợp này bao gồm: các quá trình phân hủy hóa học, dùng các nhân ôxy hóa mạnh để phân hủy hoàn toàn các hóa chất hữu cơ độc hại khó phân hủy nhất, các quá trình phân hủy sinh học sử dụng các giá thể có bề mặt lớn giúp tạo ra mật độ vi sinh cao, nâng cao hiệu quả quá trình phân hủy, tăng mức độ đề kháng trước các chất độc hại. Ngoài ra, còn có các quá trình hấp phụ vật lý, hấp phụ tất cả các hợp chất hữu cơ còn sót lại trên than hoạt tính, giữ lại tất cả những gì còn sót lại trong nước sau xử lý để thu nước sạch hoàn toàn.

Riêng phần bao bì, sau khi lấy hết thuốc BVTV sẽ được rửa sạch. Nước rửa này cho nhập chung quy trình nói trên để xử lý. Bao bì là thủy tinh sẽ chuyển về các công ty sản xuất thuốc BVTV để đóng gói thuốc mới hoặc chuyển về lò nấu thủy tinh để tái sinh. Bao bì giấy và nhựa sẽ đưa vào lò đốt rác công nghiệp hai cấp nhiệt độ để tiêu hủy [17].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ô nhiễm bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV ở xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

+ Các giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý bao bì thuốc BVTV ở xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu : Xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. - Thời gian thực hiện: từ 02/01/2012 đến 19/05/2012.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV dùng cho sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Đánh giá tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV của người dân sau sử dụng tại vùng nghiên cứu.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại vùng nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan đến đề tài mình đang thực hiện.

3.4.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá

- Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường, UBND xã Đông Trung, HTXDVNN xã Đông Trung.

- Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Phân tích, tổng hợp các kết quả thu được trong quá trình điều tra phỏng vấn ý kiến của người dân địa phương về xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và ý kiến của các chủ cửa hàng bán thuốc BVTV.

3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa

- Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép cách người dân địa phương sử dụng thuốc BVTV, xử lý bao bì sau sử dụng và số lượng bao bì thuốc BVTV còn lại trên cánh đồng, đường làng, ngõ xóm của các thôn gồm: Thôn An Phụ, thôn Chỉ Trung, thôn Phong Lạc, thôn Mỹ Đức.

3.4.4. Phương pháp phỏng vấn

- Tiến hành phỏng vấn đối với các đối tượng sau: Cán bộ khuyến nông xã, các chủ cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã và người dân địa phương.

Theo thống kê, hiện xã Đông Trung có 11 cửa hàng bán thuốc BVTV nằm rải rác ở khắp địa bàn xã. Tôi đã tiến hành phỏng vấn 8/11 chủ cửa hàng bán thuốc BVTV tại các địa điểm khác nhau.

Việc phỏng vấn đối với đối tượng người dân địa phương được tiến hành tại 4 thôn là: Thôn An Phụ, thôn Chỉ Trung, thôn Phong Lạc, thôn Mỹ Đức. Tất cả gồm 50 phiếu phỏng vấn được chia cho 4 thôn như sau: Thôn Phong Lạc 11 phiếu, thôn An Phụ 9 phiếu, thôn Mỹ Đức và thôn Chỉ Trung mỗi thôn 15 phiếu. Số phiếu của các thôn có sự chênh lệch nhau bới do số nhân khẩu của các thôn không đồng đều như thôn An Phụ chỉ có 705 nhân khẩu còn thôn Mỹ Đức có 1.612 nhân khẩu. Những người phỏng vấn này có độ tuổi khác nhau và gặp ngẫu nhiên trong quá trình khảo sát thực địa và họ đều là những người thường xuyên làm đồng.

Câu hỏi phỏng vấn thường xoay quanh những vấn đề chính trong nội dung nghiên cứu.

3.4.5. Phương pháp so sánh

Sử dụng để so sánh danh sách thuốc BVTV thực tế ngoài đồng ruộng, tại các cửa hàng kinh doanh và thu thập được do điều tra trực tiếp người dân với danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng. So sánh các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những nhận xét khách quan nhất.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã Đông Trung

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên [19]

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đông Trung là một xã thuần nông của huyện Tiền Hải, cách trung tâm thị trấn 7Km về phía đông bắc:

- Phía Bắc giáp xã Đông Xuyên; - Phía Nam giáp xã Đông Phong; - Phía Đông giáp xã Đông Hoàng;

- Phía Tây giáp xã Đông Quý và Tây Ninh.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải

Đông Trung có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã: 416.8028 ha, bao gồm có 4 thôn là: Thôn An Phụ, thôn Chỉ Trung, thôn Phong Lạc và thôn Mỹ Đức. Dân số toàn xã là: 5.039 người, phần lớn là người kinh.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, xã Đông Trung có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc < 10 theo hướng Bắc – Đông Nam và bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, kênh, mương. Độ cao bề mặt so với mực nước biển trung bình từ 0,70 m – 1,25 m.

4.1.1.3. Khí tượng thuỷ văn* Đặc điểm khí hậu * Đặc điểm khí hậu

Đông Trung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng khí hậu của vùng duyên hải rất rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều thường có bão. Mùa đông lạnh, khô hanh nhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những ngày nắng ấm hoặc mưa ẩm.

Quanh năm bức xạ mặt trời lớn nên nền nhiệt độ cao. Số giờ nắng trung bình từ 1600 – 1800 giờ/năm với tổng lượng nhiệt Q = 8.5000C.

Nhiệt độ trung bình năm từ 230C – 240C, nhiệt độ lạnh nhất 50C – 90C vào tháng 1 tháng 2, nhiệt độ nóng nhất 380C – 390C vào tháng 6 tháng 8. Số giờ nắng trong năm từ 1600-1800 giờ. Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm-1900mm, cao nhất là 2528mm và thấp nhất là 1173mm. Độ ẩm không khí dao động từ 82% - 94%.

2 hướng gió chính: Gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài; gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm thổi vào mùa nóng với tốc độ trung bình 2 – 3m/s, vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện vài đợt gió tây khô nóng.

Ngoài ra, hàng năm xã còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 – 3 cơn bão với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân.

* Đặc điểm thủy văn

Là một xã thuộc châu thổ sông Hồng, Đông Trung có hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt. Nguồn nước của xã tương đối dồi dào nhưng khó khăn trong khai thác cho việc thau chua, rửa mặn phát triển các loại cây trồng.

Nguồn nước tưới của xã chủ yếu lấy từ sông Cá chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên* Tài nguyên đất * Tài nguyên đất

- Đất nông nghiệp: 297,96 ha, chiếm 71,49% tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 118,84 ha, chiếm 28,51% tổng diện tích tự nhiên; Theo đánh giá thổ nhưỡng, đất sản xuất trên địa bàn xã có độ phì nhiêu khá cao nên ngoài việc trồng lúa có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Với diện tích đất ven sông, hệ thống tưới hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu nên UBND xã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những khu vực này từ mô hình trồng lúa nước sang mô hình lúa cá (mô hình nuôi trồng thủy sản) kết hợp với trồng cây lâu năm và chăn nuôi.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt

Đông Trung có hệ thống kênh mương dày đặc với diện tích đất thủy lợi là 44,48 ha và khoảng 27,40 ha đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm các hồ, ao, nằm rải rác ở hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Chất lượng nguồn nước ngọt tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm. Khi được đầu tư hợp lý có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Hiện nay nguồn nước tưới của xã chủ yếu lấy từ sông Cá chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm

Qua khoan khảo sát mực nước ngầm trên phạm vi toàn huyện cho thấy, nguồn nước ngầm của xã Đông Trung có thể khai thác được, nhưng thuộc dạng nghèo nước, mỗi giếng khoan chỉ có thể khai thác từ 40 – 60 m3/ngày đêm và nằm ở tầng nông trên 20 m, giá thành khai thác rẻ, song chất lượng khai thác không cao. Ở tầng chứa nước từ 20 – 250 m đều mặn nên việc khai thác nước ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất không có tính khả thi. Đồng thời phải đề phòng nhiễm mặn từ phía biển một khi nguồn nước ngầm trong nội địa bị khai thác ở mức đáng kể.

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay toàn xã có 5.046 người với 1.365 hộ, được phân thành 4 thôn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền xã Đông Trung, cán bộ nhân dân đoàn kết, xây dựng làng xóm quê hương.

Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp với nghề trồng lúa nước đã có từ lâu đời. Một năm sản xuất hai vụ lúa với vụ mùa và vụ xuân theo đó kết hợp trồng luân canh, xen canh các loại cây màu để phục vụ đời sống sản xuất hàng ngày.

4.1.1.5. Thực trạng môi trường

Với đặc điểm là xã thuần nông chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp, đồng ruộng được phân bố bao quanh khu dân cư. Vậy nên vấn đề môi trường ở đây là sự tác động qua lại giữa tập quán sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Người dân ở đây tuy đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, các hộ đã tham gia vào hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nhưng vẫn còn nhiều hộ chưa tham gia mà tự mang rác nhà mình ra ngoài cánh đồng, ao hồ kênh mương để vứt, kết hợp với đó là nước thải sinh hoạt của các hộ dân cũng thải ra ngoài ruộng, các con kênh mương nội đồng đã gây nên ô nhiễm môi trường nông nghiệp tạo sức ép một phần nào đó cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trái lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây nên tác động tới khu dân cư. Với đặc điểm đồng ruộng bao quanh khu dân cư, vào những ngày nông dân sử dụng hóa chất, thuốc BVTV để chăm sóc cho lúa sẽ gây nên mùi khó chịu, theo hướng gió các loại hóa chất này được đưa về khu dân cư gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, việc dùng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong môi trường đất , nước gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Bao bì thuốc BVTV cũng còn rất tràn lan trên cánh đồng gây nên mất cảnh quan môi trường. Xã chưa có hàng cây bao quanh làm ranh giới giữa khu vực dân cư và ruộng đồng để giảm các tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường sống của người dân.

4.1.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên* Thuận lợi: * Thuận lợi:

Xã Đông Trung có nguồn nước tưới cho sản xuất khá dồi dào nhờ có hệ thống sông Cá chảy qua, là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho việc thúc đấy sản xuất phát triển theo hướng đa dạng và bền vững. Đặc biệt nếu biết khai thác thế mạnh về vị trí địa lý sẽ mang lại nguồn lợi không nhỏ cho nhân dân trong xã trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 26 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w