Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 38 - 42)

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

* Trồng trọt

Số liệu thống kê của xã Đông Trung cũng cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, chiếm 46,9% tổng giá trị sản xuất năm 2011 (giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 29,8%) [25].

Bảng 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của xã Đông Trung

Đơn vị: ha

STT Mục đích sử dụng Diện tích Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 297,9630 71,48

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 270,2941 64,85

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 237,0261 56,87

1.1.1.1 Đất trồng lúa 234,3911 56,23

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2,6350 0,63

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 33,2680 7,98

1.2 Đất lâm nghiệp

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 27,6689 6,64

1.4 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghiệp 118,8398 28,5

3 Đất chưa sử dụng

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

Tổng diện tích tự nhiên 416,8028 100

(Nguồn: UBND xã Đông Trung, 2011)

Qua bảng 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của xã Đông Trung cho thấy 64,85% diện tích đất được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp: Trong dó 78,66% được sử dụng cho mục đích trồng lúa, 0,9% sử dụng để trồng hoa màu hàng năm (với các loại cây chủ yếu như: Ngô, dưa chuột, rau xanh, đậu đỗ các loại).

Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 507,6 ha (vụ xuân 255 ha, vụ mùa 252,6 ha) đạt 99,5% kế hoạch trong đó: Lúa chất lượng cao chiếm 50% tổng diện tích. Trong sản xuất nông nghiệp UBND xã chỉ đạo HTXDVNN chủ động xây dựng đề án sản xuất, triển khai tới các ngành, các đoàn thể, các cơ sở thôn và nhân dân trong xã tổ chức thực hiện đề án sản xuất vụ xuân, vụ mùa như: Cơ cấu giống lúa, lịch thời vụ gieo cấy, điều hành tháo kẻ nước, làm đất, cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất. Chuyển giao các tiến bộ KHKT, tổ chức tuyên truyền nhân dân diệt chuột, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho mạ, cho lúa, sản xuất vụ xuân thời tiết rét đậm rét hại đầu vụ lúa xuân sinh trưởng chậm kéo dài, thời vụ sản xuất vụ mùa thời điểm lúa trỗ bông thời tiết rét mưa lớn cuối vụ kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa, từ đó kế hoạch tổ chức trồng cây màu vụ đông trên diện tích 2 lúa không thực hiện được. Năng suất lúa vụ xuân đạt 71,5 tạ/ha, vụ mùa đạt 49,04 tạ/ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 120,54 ta./ha, sản lượng lúa cả năm đạt 3.060 tấn, giảm 55 tấn so với năm 2010.

Bảng 4.3. Kết quả hoạt động trồng trọt trên địa bàn xã Đông Trung giai đoạn 2008 - 2011

Hạng mục Đơn vị 2008 2009 2010 2011

Diện tích cấy lúa (2 vụ) ha 509 254 506,9 507,6

Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 128,7 90,4 122,9 120,54

Sản lượng thóc Tấn 3.276,4 2.296 3.115 3.060

(Nguồn: UBND xã Đông Trung)

Sản xuất nông nghiệp vẫn là hướng phát triển chủ đạo của xã Đông Trung. Nhận thức rõ được vai trò của sản xuất nông nghiệp, xã đã tích cực đầu tư cải tạo đồng ruộng bằng biện pháp thủy lợi, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi trở thành một trong những xã dẫn đầu của huyện về đổi mới trong nông nghiệp.

Về sản xuất cây trồng trên diện tích vườn tạp, đất chuyển đổi toàn xã có 95 mẫu chủ yếu trồng chuối, ngoài ra một số diện tích nhân dân chuyển sang trồng ớt, hòe, ngô một số cây ăn quả khác và rau màu các loại bình quân thu đạt 2 triệu đồng/sào/năm.

* Chăn nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chăn nuôi trước diễn biến tình hình dịch bệnh, thời tiết khí hậu UBND xã đã chỉ đạo ban chăn nuôi thú y làm tốt công tác tuyên truyền, kiểm tra phát hiện các dịch bệnh, hướng dẫn cho các hộ gia đình sản xuất chăn nuôi quy mô lớn xử lý chuồng trại, tổ tiêm phòng, không để các dịch bệnh lớn xảy ra.

Tổng đàn gia súc gia cầm là 61.456 con trong đó:

- Đàn trâu bò có 56 con, giảm 9 con so với cùng kỳ năm 2010.

- Đàn lợn có 2.200 con, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2010 trong đó: Lợn lái 200 con, lợn thịt 2000 con) sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 100 tấn.

- Đàn gia cẩm có 61.400 con, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2010 trong đó (đàn gia cầm có 46.500 con, đàn thủy cầm có 12.700 con). Sản lượng thịt xuất chuồng đạt trên 90 tấn. Toàn xã có 60 hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại nuôi công nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn cho thu nhập cao, tổ chức tiêm phòng định kỳ vụ xuân hè, vụ thu đông cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm vác xin phòng dịch cúm cho đàn gà, đàn vịt trong năm đạt tỷ lệ 87%.

Bảng 4.4. Kết quả phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Đông Trung giai đoạn 2008 – 2011

Vật nuôi Đơn vị 2008 2009 2010 2011

Trâu bò Con 86 73 65 56

Lợn Con 1820 1.904 1900 2.200

Gia cầm Con 51.050 53.600 57.700 61.400

(Nguồn: UBND xã Đông Trung)

Qua bảng 4.4 ta thấy hoạt động phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã trong những năm vừa qua vẫn giữ ở mức ổn định và có xu hướng tăng nhẹ đáp ứng được nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong xã.

Về nuôi thả cá nước ngọt toàn xã có 97 mẫu ao hồ được các hộ gia đình cải tạo thâm canh nuôi thả một số loại cá có giá trị kinh tế dự kiến thu đạt bình quân 1,5 triệu đồng/sào/năm.

b) Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản * Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Toàn xã có trên 1000 lao động tham gia sản xuất các nghề trong đó: Có 300 lao động làm nghề thêu ren, móc hộp, túi nhựa, mây tre đan. Các nghề như thợ mộc, thợ nề, chế biến hàng hóa nông sản, thực phẩm, xay xát, tuất lúa cày bừa đã giải quyết gần 200 lao động, chính quyền và các đoàn thể còn tạo điều kiện cho trên 600 lao động đi làm các nghề ngoài xã và đi lao động nước ngoài đã giải quyết việc làm mang lại nguồn thu nhập cao ổn định cho gia đình và xã hội. UBND xã cùng hội phụ nữ xã thực hiện chương trình mục tiêu của chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, phòng lao động thương binh xã hội huyện Tiền Hải và doanh nghiệp Phương Anh tổ chức mở 3 lớp đào tạo nghề móc sợi xuất khẩu cho 150 lao động là nữ tại xã nhà.

* Về xây dựng cơ bản

Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện kéo theo nhu cầu của người dân cũng tăng cao. Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các công trình công cộng, nhà cửa đã mang lại cho môi trường một lượng rác thải rắn đáng kể: Đất, đá, bụi, tiếng ồn… làm cho môi trường nơi đây chịu sức ép từ nhiều phía mà chính quyền địa phương cần có các biện pháp để giảm thiểu nó.

c) Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

UBND xã cùng với các đoàn thể tạo điều kiện cho các hộ gia đình nhân dân trong xã tín chấp vay các nguồn vốn để phát triển kinh doanh dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Toàn xã có 80 hộ kinh doanh buôn bán chủ yếu là các mặt hàng tạp hóa và buôn bán các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, HTXDVNN cũng duy trì tốt khâu dịch vụ, vật tư, phân bón, thuốc BVTV phục vụ kịp thời nhân dân sản xuất. Chợ chiều Phong Lạc được đầu tư tu sửa là nơi giao lưu hàng hóa nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Bên cạnh các hoạt động đó cũng gây nên hiện tượng làm ô nhiễm môi trường như túi nilon, vỏ chai, các sản phẩm phẩm dư thừa của khu chợ đôi khi còn cả các sản phẩm hóa chất nông nghiệp đã quá hạn sử dụng vẫn còn chưa được thu gom và xử lý triệt để gây ảnh hưởng đến môi trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 38 - 42)