Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 33 - 34)

* Tài nguyên đất

- Đất nông nghiệp: 297,96 ha, chiếm 71,49% tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 118,84 ha, chiếm 28,51% tổng diện tích tự nhiên; Theo đánh giá thổ nhưỡng, đất sản xuất trên địa bàn xã có độ phì nhiêu khá cao nên ngoài việc trồng lúa có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Với diện tích đất ven sông, hệ thống tưới hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu nên UBND xã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những khu vực này từ mô hình trồng lúa nước sang mô hình lúa cá (mô hình nuôi trồng thủy sản) kết hợp với trồng cây lâu năm và chăn nuôi.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt

Đông Trung có hệ thống kênh mương dày đặc với diện tích đất thủy lợi là 44,48 ha và khoảng 27,40 ha đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm các hồ, ao, nằm rải rác ở hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Chất lượng nguồn nước ngọt tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm. Khi được đầu tư hợp lý có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Hiện nay nguồn nước tưới của xã chủ yếu lấy từ sông Cá chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm

Qua khoan khảo sát mực nước ngầm trên phạm vi toàn huyện cho thấy, nguồn nước ngầm của xã Đông Trung có thể khai thác được, nhưng thuộc dạng nghèo nước, mỗi giếng khoan chỉ có thể khai thác từ 40 – 60 m3/ngày đêm và nằm ở tầng nông trên 20 m, giá thành khai thác rẻ, song chất lượng khai thác không cao. Ở tầng chứa nước từ 20 – 250 m đều mặn nên việc khai thác nước ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất không có tính khả thi. Đồng thời phải đề phòng nhiễm mặn từ phía biển một khi nguồn nước ngầm trong nội địa bị khai thác ở mức đáng kể.

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay toàn xã có 5.046 người với 1.365 hộ, được phân thành 4 thôn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền xã Đông Trung, cán bộ nhân dân đoàn kết, xây dựng làng xóm quê hương.

Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp với nghề trồng lúa nước đã có từ lâu đời. Một năm sản xuất hai vụ lúa với vụ mùa và vụ xuân theo đó kết hợp trồng luân canh, xen canh các loại cây màu để phục vụ đời sống sản xuất hàng ngày.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 33 - 34)