Hậu quả ô nhiễm môi trường do bao bì thuốc BVTV đem lại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 25 - 26)

Trên cánh đồng lúa, chúng ta thường nhìn thấy vô số vỏ chai, bao bì đựng thuốc BVTV được vứt bỏ khắp bờ ruộng, trên lối đi, dưới mương nước… Chính lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các vỏ chai, bao bì chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hơn thế nữa những vỏ chai, bao bì này được làm bằng thủy tinh, nhựa hoặc chất dẻo tổng hợp không thể tự tiêu hủy ở ruộng đồng gây nguy hiểm cho việc đi lại sản xuất và cũng là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.

Nước ta hiện còn lưu một khối lượng khá lớn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tích tụ tập trung hoặc phân tán gây ô nhiễm môi trường.

Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại thuốc trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột và 23 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Các hóa chất BVTV này nhiều về cả số lượng và chủng loại, trong đó có một số loại thuộc danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tồn đọng hết hạn sử dụng. Theo ông Hồ Kiên Trung, Trưởng phòng Cải thiện môi trường, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, đến nay có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm.

Đối với 289 kho đang lưu giữ khoảng 217 tấn hóa chất BVTV dạng bột, 37.000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn vỏ bao bì, hầu hết là hóa chất BVTV độc hại, cấm sử dụng, kém phẩm chất. Đối với 864 khu vực ô nhiễm hiện đang chôn lấp khoảng 23,27 tấn hóa chất BVTV bao gồm: DDT, Lindan, 666, Volphatoc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C và nhiều loại không nhãn mác khác, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hóa chất. Đây là những hợp chất hữu cơ độc đứng đầu bảng danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm. Các chất thải hữu cơ bền này luôn tiềm tàng trong không khí, thức ăn nước uống sinh hoạt hàng ngày, những hóa chất này không phân hủy mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, nếu chúng ta trực tiếp sử dụng nguồn nước đó sẽ gây độc cho con người và gây ra các bệnh nan y như ung thư. Còn đối với cây lúa, nguồn thuốc BVTV còn sót lại nó sẽ đi vào nguồn đất, nguồn nước nó sẽ gây ra hiện tượng cây trồng sẽ hấp thu vào hiện tại cây trồng nó sẽ làm tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm sẽ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Quang Phương, 2011) [11].

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý và sử dụng thuốc BVTV (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w