Bài học rút ra cho tỉnh Hải Dương có thể tham khảo

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 74 - 77)

Qua nghiên cứu thực tiễn KTTN trong NN trên địa bàn một số tỉnh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương như sau:

Một là, bài học về cải cách thủ tục hành chính: Bắc Ninh đã giảm bớt các

thủ tục hành chính theo hướng gộp gọn sao cho đơn giản, nhanh, hiệu quả, lấy người dân và DN làm đối tượng để phục vụ, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thuê đất làm mặt bằng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Điều đó cần có sự chỉ đạo sâu sắc của cấp ủy Đảng, sự quản lý và hỗ trợ của các cấp, các ngành đối với các chủ thể làm NN, trong đó đối tượng chính là các hộ NN, các chủ TT, các DN tư nhân đầu tư vào NN trên địa bàn.

Hai là, bài học về xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch tổng thể: Cần

định hướng ngành nghề đối những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, nhằm khai thác triệt để lợi thế sẵn có như: nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của tỉnh. Đồng thời phải có cơ chế quản lý, giám sát thực hiện đúng quy hoạch một cách chặt chẽ, tránh tình trạng để các hộ nơng dân sản xuất tự phát, phá vỡ quy hoạch, cung vượt quá cầu, hàng nông sản bỏ đống không ai mua, giá nông sản xuống thấp, các ban ngành phải vào cuộc “giải cứu” nơng sản như ở Bình Thuận.

Ba là, bài học về vai trị của chính quyền địa phương trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Việc đào tạo nhân lực phải gắn với khảo sát,

thống kê về nhu cầu lao động của tỉnh. Xác định được nghề cơ bản cần được đào tạo, tổ chức đào tạo thí điểm, đào tạo theo đơn đặt hàng của DN. Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước đóng vao trị quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch, hỗ trợ đào tạo nơng dân về nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, phát hành tài liệu hướng dẫn và tổ chức thực hiện, cấp chứng nhận sản phẩm an toàn, khẳng định thương hiệu, từng bước đưa sản phẩm của khu vực KTTN đến với thị trường tiêu thụ một cách ổn định, hiệu quả như ở Vĩnh Phúc. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại thông qua tăng cường hoạt động và phát huy vai trò của các Hiệp hội DN để tạo thuận lợi trong việc liên kết, hỗ trợ giúp cho các DN hoạt động sản xuất - kinh doanh, giải quyết khó khăn trong vay vốn đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bốn là, bài học về thu hút KTTN, đặc biệt là DN đầu tư vào NN: Chính quyền địa phương ngồi việc tạo điều kiện trong việc giải quyết các thủ tục hành chính như đã phân tích ở trên, cịn hỗ trợ DN trong giải phóng mặt bằng th đất, cơng khai quỹ đất, tăng chi ngân sách địa phương đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn như xây dựng kết cấu đường giao thông đảm bảo xe ô tô 4 tấn đi được, kéo điện lưới và hệ thống nước sạch ra đến tận khu TT tập trung. Khi thu hút DN vào NN phảỉ đảm bảo lợi ích của các bên và khuyến khích sản xuất NN cơng nghệ cao, NN hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch và thân thiện với mơi trường.

Để phát triển kinh tế của tỉnh, chính quyền địa phương các tỉnh đã dành nhiều tâm huyết, tìm hướng đi và giải pháp sáng tạo mang tính đột phá trên tinh thần tạo điều kiện, nâng đỡ, giảm thiểu những khó khăn vướng mắc để các chủ thể KTTN trong NN yên tâm đầu tư sản xuất. Đây là những bài học quý báu để tỉnh Hải Dương học hỏi.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w