- Nhận thức của người sản xuất cịn mang nặng tính tiểu nơng, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên khơng ít các chủ thể KTTN trong
4.2.3.2. Chủ động tìm hiểu nghiên cứu thơng tin thị trường trong nước, gắn với thị trường quốc tế
gắn với thị trường quốc tế
Thị trường trong nước được xem là còn nhiều tiềm năng với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm ngày một tăng, nhưng nhìn chung chúng ta chưa khai thác được. Nhiều mặt hàng nông sản đang bị hàng cùng loại của Trung Quốc lấn sân, hoặc đội nốt hàng Việt như soài, thanh long, nho, cà rốt v.v, hoặc bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như thịt lợn, dưa hấu đã và đang gây ra những bất lợi rất lớn cho người sản xuất. Vì vậy, để khai thác được tối đa thị trường trong nước người sản xuất là hộ nông dân, chủ trang trại phải nắm bắt được nhu cầu thị trường trong và ngồi nước, để có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thực tế. Tránh tình trạng được mùa rớt giá, các hộ gia đình, trang trại cần theo dõi sát các bản tin thị trường nông sản, tuân thủ sản xuất theo quy hoạch mà chính quyền địa phương đưa ra, phải quen dần với việc làm ăn theo luật, theo quy ước, tránh sản xuất tự phát theo phong trào, sản xuất ồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu.
Đối với thị trường quốc tế, khi tham gia hội nhập, đây là cuộc chơi lớn đầy cơ hội và thách thức. Để có thể giành chiến thắng trong sân chơi đó thì trước hết các chủ thể trong đó phải hiểu luật chơi của nó. Nhưng trong thực tế, phần lớn nơng dân Việt Nam nói riêng, ở Hải Dương nói riêng vẫn chưa có sự chuẩn bị kỹ, nên cịn hiểu rất ít, thậm chí cịn mơ hồ về hội nhập, khi chúng ta ở thế bị động thì sẽ ln cảm thấy hụt hơi trên sân chơi này. Một số đơn hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam khi đã xâm nhập được vào các thị trường lớn như như Mỹ, Nhật Bản nhưng do không đáp ứng được tiêu chuẩn của nước sở tại nên đã bị hủy. Thiếu thông tin về hội nhập, khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh trong NN ln ở thế vị động, vì vậy nguy cơ có thể thua ngay trên chính sân nhà. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về các định chế trong khu vực cũng như các FTA là việc cần thiết và cấp bách, nếu muốn đứng vững trong cạnh tranh. Có rất nhiều kiến thức về hội nhập cần thiết phải biết đối với các chủ thể KTTN trong NN. Ngoài những yêu cầu cao về chủng loại hàng hóa đồng nhất, mẫu mã đẹp, khối lượng lớn khi thì khi tham gia hội nhập, hàng nơng sản cịn phải đáp ứng được các tiêu chí khắt khe do các nước nhập khẩu
đưa ra. Những tiêu chí cho nơng sản an tồn là hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đưa ra như: chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, vùng khai thác, vùng sản xuất, vùng nguyên liệu. Những tiêu chí về vệ sinh an tồn thực phẩm của nước nhập khẩu hàng nông sản như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, chất hóa học, chất bảo quản v.v, rất chặt chẽ. Để đạt được các tiêu chuẩn này trách nhiệm không chỉ thuộc về các DN, mà đòi hỏi bản thân người lao động trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, tiêu chuẩn các nước nhập khẩu. Hàng nông sản của Việt Nam muốn vươn ra thị trường thế giới và hội nhập thành cơng thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định của của họ. Tuy là rất khó và khắt khe, nhưng đây là điều kiện tiền đề, là nền tảng để nông sản và DN phát triển và vươn ra biển lớn.