3.3.1.1. Hầu hết các chủ thể kinh tế tư nhân trong nơng nghiệp ở tỉnhHải Dương có quy mơ nhỏ, sản xuất manh mún, tự phát Hải Dương có quy mơ nhỏ, sản xuất manh mún, tự phát
- Đa số các hộ sản xuất với quy mơ nhỏ lẻ, mạnh mún, nếu tính tổng diện tích gia đình đang sử dụng thì cũng thấy quy mơ nhỏ là phổ biến, có đến 60% số hộ được hỏi có tổng diện tích < 0,2 ha, 20% số hộ có diện tích từ 0,2 - 0,5 ha, 12% số hộ có diện tích từ 0,5-1 ha, chỉ có 8% số hộ có diện tích > 1 ha (Phụ lục 1.2). Trong đó các hộ ni trồng thủy sản có 77% hộ gia đình, 20% TT được hỏi có diện tích dưới 0,3 ha; 20% hộ và 60% TT có diện tích từ 0,3 đến 2 ha, chỉ có 20% TT thủy sản đạt diện tích trên 2ha. Với lĩnh vực chăn ni cũng vậy, 23% số hộ chăn nuôi lợn dưới 50 con, nhiều hộ chỉ nuôi một vài con lợn, vài chục con gà phục vụ tiêu dùng là chính; 77% số hộ và 58% TT có số lượng đạt từ trên 50 đến 200 con lợn,
42% TT nuôi lợn đạt trên 200 con. Chăn nuôi gà, vịt cũng khơng mấy khả quan có đến 79% số hộ, 19% TT chăn nuôi gà vịt với tổng đàn dưới 1000 con, 21% hộ và 52% TT chăn nuôi gà đạt tổng đàn từ 1000 đến 3000 con, 29% TT đạt tổng đàn từ 3000 con đến 5000 con (xem Phụ lục 1.1). Như vậy, đa số hộ và TT đều có quy mơ nhỏ lẻ, số hộ và TT đạt quy mô lớn không nhiều, và với quy mô nhỏ như vậy nên lao động của hộ và TT phần lớn là lao động của gia đình, chiếm 87%, chỉ có 13% số hộ và 20% số TT được hỏi có th lao động ngồi nhưng chủ yếu thuê theo thời vụ, thuê thường xuyên chỉ đạt 9% (xem Phụ lục 1.3).
- Sản xuất ồ ạt, theo phong trào, khơng theo quy hoạch là một thói quen thể hiện sự kém hiểu biết của người nông, hầu hết số hộ và TT được hỏi cho rằng thấy người khác làm được thì làm theo chứ khơng có sự định hướng của tổ chức nào. Những năm trước, thấy chăn ni có lãi, nhiều hộ và TT mở rộng quy mô. Trong 3 năm trở lại đây số TT chăn nuôi tăng đột biến, năm 2015 chỉ có 626 TT, năm 2016 tăng lên gần gấp đôi 1138 TT. Trong khi theo quyết định số: 3320 của UBND tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng đàn lợn trong tỉnh đạt 600.000 con, nhưng trong thực tế năm 2016 số lượng lợn trong toàn tỉnh đã đạt 657.789 con, vượt chỉ tiêu trước 4 năm là 57.789 con [14, tr.239]. Cơ cấu các TT chăn nuôi cũng bất hợp lý chủ yếu là các TT chăn ni lợn, trong 1101 TT chăn ni, chỉ có 13 TT ni trồng thủy sản. Trong khi cả tỉnh chỉ có 2 DN giết mổ lợn, 1 DN giết mổ gà với công suất thấp, các cơ sở giết mổ tuy xuất hiện nhiều nhưng cũng chỉ dừng lại ở quy mơ nhỏ lẻ, hộ gia đình, cơng suất giết mổ chỉ vài con lợn trong ngày, phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Trong khi mỗi TT chăn ni ít cũng 50 đến 100 con lợn, nhiều thì 2000 đến 3000 con, vì vậy, chăn nuôi đến kỳ xuất bán, khi cung vượt quá cầu, giá lợn hơi xuống rất thấp, thiệt hại là điều không thể tránh khỏi.
- Đối với các DN thuộc KTTN trong NN, khơng chỉ ít về số lượng mà 100% DN thuộc KTTN trong NN trên địa bàn tỉnh Hải Dương có quy mơ siêu nhỏ, nhỏ. Từ số liệu thống kê cho thấy, quy mô nguồn và quy mô lao động của các DN trong những năm qua có tăng nhưng cũng khơng vượt ngưỡng của DN DN nhỏ, chưa có DN nào đạt mức DN vừa, lại càng khơng có DN lớn. Trong vịng 8 năm qua dù quy mơ của mỗi DN có tăng lên nhưng cũng chỉ đạt nguồn vốn dưới 10 tỷ đồng/một DN, loại hình cơng ty cổ phần có hiệu quả sản xuất cao nên quy mơ nguồn vốn
cũng tăng nhanh, nhưng cao nhất cũng chỉ đạt 11 tỷ đồng/DN (Bảng 3.11). Quy mô lao động cũng không mấy khả quan, dù lao động được sử dụng có tăng trong các DN thuộc KTTN trong NN nhưng cũng chỉ đạt 24 lao động/DN. Trong đó hầu hết DN chỉ sử dụng dưới 10 lao động, cao nhất là công ty cổ phần nhưng cũng chỉ sử dụng đến 20,7 lao động/một DN năm 2016 (Bảng 3.7). Đây là một hạn chế rất lớn của tỉnh Hải Dương khi thiếu vắng sư có mặt của DN lớn, tầm cỡ đóng vai trị đầu tàu để có thể lơi kéo ngành NN phát triển. Do vậy, chính quyền tỉnh cần có biện pháp thiết thực thu hút các DN lớn vào Hải Dương đầu tư vào NN.