- Nhận thức của người sản xuất cịn mang nặng tính tiểu nơng, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên khơng ít các chủ thể KTTN trong
4.2.2.4. Có chính sách cởi mở để thu hút kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp FDI đầu tư vào nơng nghiệp, đồng thời khuyến khích các hộ cá
doanh nghiệp FDI đầu tư vào nơng nghiệp, đồng thời khuyến khích các hộ cá thể đăng ký thành lập doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, thực trạng ít DN trong nước và khơng có DN FDI nào đầu tư vào NN là một tổn thất lớn cho ngành NN tỉnh Hải Dương, tỉnh nhà đang thiếu một lực lượng chủ công quan trọng, làm đầu tàu để có thể khai thác hết tiềm năng lợi thế. Nguyên nhân khiến DN ở Hải Dương chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực NN có rất nhiều. Ngoài nguyên nhân khách quan như nhiều rủi ro, các DN NN khó tiếp cận được với các nguồn lực đầu vào như đất đai, vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ khó khăn; cịn do ngun nhân chủ quan như: hiệu quả thực hiện chính sách của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thấp kém, nhiều thủ tục hành chính rườn rà, nhận thức của nhiều cơ quan, địa phương chưa thực sự nhất quán, thống nhất ưu tiên đầu tư cho NN, nơng thơn, chính sách hiện có chỉ dừng lại là khuyến khích nên chưa đủ mạnh để thu hút DN đầu tư. Vì vậy UBND tỉnh Hải Dương cùng các sở, ban ngành có liên quan cần quyết tâm vào cuộc nhằm gỡ khó cho các DN, và thu hút DN đầu tư vào NN như:
- Đối với vấn đề đất đai: Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện cử cán bộ đại diện làm
cầu nối giữa các hộ dân với DN nhằm tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể của KTTN trong NN, đặc biệt là các trang trại và DN đầu tư vào NN. Qua nghiên cứu cho thấy quy mô về đất chưa đáp ứng so với yêu cầu đặt ra, quỹ đất
trống để bổ sung khơng cịn, vì hầu hết đất của các địa phương đã có chủ, các DN muốn mở rộng quy mơ sản xuất chỉ có thể đi th hoặc qua chuyển nhượng. Tuy nhiên, việc thuê đất hay chuyển nhượng cũng khơng dễ dàng vì một phần nguồn vốn có hạn, phần khác không phải lúc nào cũng gặp được người muốn chuyển nhượng hay cho thuê đúng, đủ lượng đất mà chủ TT hay DN có nhu cầu. Trong khi vẫn cịn chỗ này hay chỗ khác người nông dân bỏ ruộng hoang hoặc bỏ một hoặc hai vụ trong năm, gây lãng phí tài ngun đất. Vì vậy để tạo điều kiện cho chủ DN có đất để mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, chính quyền tỉnh, huyện, xã cần đứng ra làm người đại diện giúp DN thu mua hoặc thuê lại theo giá thỏa thuận. Ký kết hợp đồng với từng hộ nơng dân để các hộ nơng dân có đất cho thuê quyền sử dụng đất vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời cam kết người dân cho thuê đất có việc làm nếu có nhu cầu khi DN đi vào hoạt động. Sau đó giao cho DN thuê lại bằng giá thuê đất của hộ dân trong thời gian ít nhất là 20 năm; các hộ có đất cho thuê có thể nhận tiền thuê đất hằng năm, 5 năm, 10 năm hoặc nhận luôn một lần cho 20 năm thuê. Như vậy, người dân khơng chỉ có được một lượng vốn nhất định mà còn được tham gia lao động cho DN ngay trên chính mảnh ruộng của mình. Sau đó, tỉnh cần đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống tưới, tiêu, san gạt thành diện tích bằng và rộng, đồng thời kêu gọi đầu tư. Đây là việc làm mới, nhiều khó khăn, trong q trình thực hiện có rất nhiều vướng mắc nảy sinh, nhưng nếu người dân quen sản xuất manh mún, chính quyền thiếu quyết tâm, ngại khó, ngại khổ thì sẽ khơng bao giờ đổi mới được.
Đối với các DN: thực tế cho thấy tự bản thân DN rất khó tự mình có thể th đất của nơng dân đển mở rộng quy mô sản xuất, và nếu thỏa thuận với hộ nơng dân được thì phải chi phí 2 lần trả tiền sử dụng đất: tiền thuê hoặc mua đất của người có quyền sử dụng đất đồng thời lại phải nộp tiền thuế sử dụng đất tuy có được miễn giảm, trong khi các DN đầu tư vào khu công nghiệp chỉ phải trả tiền thuê đất mặt bằng. Chưa nói đến khó khăn là hầu hết phần đất th chưa có hạ tầng ngồi hàng rào dự án vì các địa phương khơng có ngân sách để đầu tư các cơng trình này, nên các DN cũng lại phải tự bỏ vốn đầu tư, nhất là dự án mới, dự án phát triển NN hữu cơ, NN cơng nghệ cao. Vì vậy để gỡ khó vấn đề này cho
DN, chính quyền tỉnh cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đúng nghĩa với thị trường đất đai để DN có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất, có thể đứng ra làm người đại diện hợp đồng với nông dân làm sao để DN chỉ trả tiền mua hoặc thuê đất một lần, tránh tình trạng để DN tự thỏa thuận với dân nhưng thực tế là mua một lần, sau đó lại trả tiền th đất trên chính mảnh đất mình vừa mua. Cần mở rộng hạn điền, kéo dài thời hạn sử dụng đất, vì trong thực tế, quyền tài sản đối với đất đai làm tăng chi phí sản xuất, việc quy định thời hạn sử dụng đất, hết thời hạn sẽ thu hồi đất NN vơ tình đã làm tăng rủi ro cho chủ đầu tư, vì vậy giảm động lực đầu tư dài hạn.
- Đối với chính sách tài chính, tín dụng, thuế: Cần nhanh chóng triển khai
gói tín dụng ưu đãi dành cho DN đầu tư vào lĩnh vực NN, bao gồm cả các DN nhỏ và vừa, hộ nông dân và TT chứ khơng nhất thiết phải là DN có điều kiện ứng dụng cơng nghệ cao. Đơn giản thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho DN dễ dàng vay vốn, có ưu tiên tín chấp bằng giá trị đầu tư cơng trình của chính TT, DN. Đối với các dự án đầu tư NN ở các vùng miền núi huyện Chí Linh, Kinh mơn, cần có chính sách miễn thuế thu nhập DN trong 10 năm như đã từng áp dụng đối với các DN FDI, vì DN vào đầu tư sẽ tạo ra việc làm, tạo sức lan tỏa phát triển kinh tế xã hội cho địa bàn, khai thác lợi thế của vùng đồi rừng núi trong điều kiện dân cư thưa thớt. Miễn thuế là cơng cụ có tác động nhanh nhất, tiện nhất để khích lệ DN đầu tư vào lĩnh vực NN.
- Đối với kết cấu hạ tầng phục vụ cho NN: Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất NN một cách đồng bộ như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nước sạch, hệ thống dịch vụ vật tư NN. Đồng thời quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, sẵn sàng cung cấp nguyên liệu phục vụ cho DN. Một số dự án đã được phê duyệt, UBND tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt, để các đơn vị làm chủ đầu tư triển khai thi công như: dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các huyện Cẩm Giàng, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Gia Lộc đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn (tại văn bản số 11117/BKHĐT-KTNN ngày 17/11/2015); được HĐND tỉnh Hải Dương nhất chí
chủ trương xây dựng (tại văn bản số 55/11 HDND-VP ngày 31/3/2016); được Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương thẩm định (tại văn bản số 1550/KQTĐ-SNN-KHTC ngày 20/9/2016). Qua khảo sát thực tế, đến nay, hơn một năm trôi qua mà dự án này vẫn nằm chờ, dù các hộ, TT tại các vùng đó đang mong mỏi. Nhiều chủ hộ, TT không chờ được đã phải vay vốn, tự đầu tư hệ thống đường nước, điện ba pha, đổ đường bê tơng đoạn vào TT gây ra tình trạng nham nhở trên suốt con đường đi vào vùng nuôi trồng tập trung.
-Đối với các hộ kinh doanh cá thể có khẳ năng chuyển thành DN: Theo Kết quả thống kê, kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đến tháng 8 năm 2017, Hải Dương có 129 hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh NLTS. Trong đó, dù nhiều hộ có doanh thu lớn nhưng vẫn khơng muốn chuyển sang DN với lý do khơng có nhu cầu mở rộng hoạt động, tránh thủ tục rườm rà, không muốn khai thuế hằng tháng. Thực tế cho thấy, nếu chuyển sang DN, các hộ này sẽ được bảo vệ thương hiệu, có con dấu riêng nên được tin cậy hơn, được sử dụng hóa đơn khấu trừ, kê khai doanh thu theo hóa đơn thay vì vừa chịu thuế khốn vừa đóng thuế theo doanh thu như các hộ kinh doanh hiện nay. Để khuyến khích các hộ cá thể chuyển đổi thành DN, các Sở ban ngành tỉnh Hải Dương cần xây dựng chuyên mục hỗ trợ DN mới thành lập với các nội dung, tài liệu hướng dẫn quy trình thủ tục thuế, từ việc ghi chép, lưu trữ sổ sách kế toán, chứng từ đến thơng báo phát hành hóa đơn, đăng ký mã số thuế, kê khai thuế. Đồng thời hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra DN và chỉ thực hiện tối đa 1 lần/năm; có chính sách ưu đãi cho các DN khởi nghiệp. Tóm lại, chỉ cần chính quyền tỉnh ưu tiên triển khai Luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ, miễn giảm thuế và thay đổi các thủ tục hành chính, kế tốn, kiểm tốn thì các hộ kinh doanh cá thể thấy có lợi, tự khắc họ sẽ chuyển đổi thành DN mà khơng cần khuyến khích, hỗ trợ, động viên.