Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Lê-Thị-Thanh-Huyền-K47C-QTKD-Thương-Mại (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thị trường Viễn thông di động tại Thừa Thiên Huế

Trong nhiều năm qua ngành Viễn thông di động tại Việt Nam nói chung ln khơng ngừng phát triển nhưng luôn bị khống chế bởi ba nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone và Mobifone. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế xã hội, thị trường viễn thông di động tại Thừa Thiên Huế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện tại thị phần Viettel vẫn dẫn đầu trước 2 nhà mạng Vinaphone và Mobifone cụ thể

thị phần viễn thông di động Thừa Thiên Huế năm 2016 là Vinaphone chiếm khoảng 25% thị phần, Mobifone 35% thị phần còn lại là Vietel chiếm hơn 40% thị phần (theo

Anh Phan Minh Lợi, Giám đốc thành phố Viettel – chi nhánh Huế). Những con số đó

cho thấy được Viettel vẫn đang chứng tỏ được sự phát triển và thành cơng của mình so với 2 nhà mạng kia. Tuy nhiên trong phân khúc học sinh viên Huế thì thị phần của Viettel vẫn đang cịn thấp điều này địi hỏi trong năm 2017 Viettel cần có những giải pháp, chiến lược như: tập trung vào những ưu đãi khủng và những chương trình phát sim sinh viên miễn phí ở các trường cũng như các chính sách sim với nhiều loại khác nhau, nhiều gói ưu đãi khác nhau cho sinh viên... Qua đó có thể giúp cho thị phần của Viettel ở phân khúc này ngày một tăng cao.

Có thể nói thị trường viễn thơng Việt Nam năm 2017 là “cuộc đua” 4G của các nhà mạng lớn. Cuối tháng 10 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chinh thức cấp giấy phép 4G cho 4 nhà mạng là: Vinaphone, Viettel, Mobiphone và Gtel. Chỉ sau một tuần sau khi cấp giấy phép, Vinaphone là nhà mạng đầu tiên chính thức cung cấp dịch vụ 4G tại đảo Phú Quốc (ngày 3/11/2016). Đến cuối tháng 12/2016, Viettel ra thơng báo miễn phí đổi sim 4G trên toàn quốc từ ngày 1/1/2017 với mục tiêu phổ cập dịch vụ băng rộng di động tới hầu hết người dùng. Và giấy phép thứ ba được cấp cho Mobiphone. Tính đến thời điểm hiện tại, cả ba nhà mạng lớn đều đang khẩn trưởng chạy đua triển khai dịch vụ mạng 4G trên toàn quốc. Trong đó, Viettel đã sớm phủ song mạng 4G trên mọi miền đất nước. Dự kiến cuối năm 2017, VNPT (Vinaphone) sẽ phủ sóng 4G trên cả nước. (Viettel.vn/viettel4g)

1.2.2. Đặc điểm cơ bản của khách hàng sử dụng dịch vụ 4G

Tuy mạng 4G chỉ vừa mới phủ rộng khắp mọi miền đất nước nhưng người dùng đã sử dụng thành thạo các tính năng, hữu ích của dịch vụ 3G thì sẽ khơng cịn lo ngại vấn đề khi tiếp tục nâng cấp lên 4G. Số lượng người sử dụng 4G tăng mạnh cho thấy nhu cầu được trải nghiệm, tiếp cận của người dùng ngày càng tăng. Đặc biệt với những người dùng có niềm đam mê về cơng nghệ, thích trải nghiệm các dịch vụ hiện đại, mới lạ và độc đáo nhất hay những khách hàng đang sở hữu những chiếc điên thoại thơng minh, laptop, máy tính bảng…thì việc sử dụng 4G đã trở nên rất quan trọng đối với họ, vì khả năng kết nối rộng, tiện ích, và ưu việt hơn khi tốc độ xử lý của 4G nhanh hơn 3G từ 7 đến 10 lần. Trên thực tế đã có một số bộ phận khách hàng đã sử dụng 4G ngay khi vừa ra mắt để thay thế cho mạng 3G và ADSL.

1.2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ý định sử dụng 4G trong thực tiễn

Để cạnh tranh được trên thị trường và thu về lợi nhuận thì động lực thơi thúc

các doanh nghiệp hành động chỉnh là làm sao thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G cũng vậy, luôn mong muốn sản phẩm dịch vụ của mình có được chỗ đứng trên thị trường, tăng thêm ý định sử dụng tâm trí người dùng.

Dịch vụ 4G mới nhưng cũng quen thuộc đối với người dùng. Quen là vì 4G là sự phát triển lên một tầm cao mới của mạng 3G, người dùng thành thạo khi sử dụng mạng 3G thì sẽ khơng gặp khó khăn khi trải nghiệm với 4G. Nhưng mới đối với người dùng mới chưa hiểu rõ về dịch vụ và các tính năng mới mà 4G mang lại. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu sử dụng dịch vụ mạng 4G có thể chưa đảm bảo về chất lượng như xảy ra tinh trạng rớt cuộc gọi, điện thoại mau hết pin,…khiến người ái ngại và do dự khi đưa ra quyết định có nên sử dụng dịch vụ 4G hay không, và nên lựa chọn dịch vụ 4G của mạng nào sẽ được trải nghiệm tốt nhất. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của các nhà mạng trong giai đoạn này chính là phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mạng 4G. Trên mơ hình xây dựng những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ, các nhà mạng phải xác định được nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng, qua đó đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm phát triển dịch vụ một cách có hiệu quả, thỏa mãn được người tiêu dùng, tăng cường ý định sử dụng dịch vụ.

Viettel là nhà mạng đi đầu trong việc phủ sóng mạng 4G trên mọi miền đất nước, Viettel đặc biệt chú trọng đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G khi cung cấp ra thị trường. Do đó, nhà mạng phải thật sự thấu hiểu thị trường và nhìn nhận đúng đắn mục tiêu của mình là gì? Và khách hàng mục tiêu của mình là ai? Họ cần gì khi trải nghiệm dịch vụ? Làm thế nào để ln nhận được lịng tin của khách hàng về dịch vụ? Bên cạnh đó nhà mạng phải tìm hiểu được các nguyên nhân tại sao khách hàng vẫn còn ái ngại khi quyết định sử dụng dịch vụ, nhân tố nào thật sự tác động đến ý nghĩ, hành vi sử dụng dịch vụ 4G của khách hàng.

Dịch vụ 4G còn khá mới mẻ với hầu hết người dùng, do đó việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel, đặc biệt là trong giới sinh viên – nhóm khách hàng hầu hết đều có trong tay thiết bị di động thơng minh và có nhu cầu cao trong việc trải nghiệm – là hết sức quan trọng. Qua đó, Viettel sẽ có được

cái nhìn tổng quan hơn về ý nghĩ, tâm lý của khách hàng, từ đó sẽ só những chính sách kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G do Viettel cũng cấp giúp nhà mạng nhìn nhận được những ưu, nhược điểm của dịch vụ để từ đó có những giải pháp, chiến lược marketing phù hợp.

Một phần của tài liệu Lê-Thị-Thanh-Huyền-K47C-QTKD-Thương-Mại (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w