Đánh giá hiểu biết của người dân về HCBVTV

Một phần của tài liệu “Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đến môi trường đất tại các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên” (Trang 48 - 64)

Để đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về các kiến thức liên quan đến HCBVTV tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra 50 người xung quanh khu vực khảo sát. Kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Kết quả điều tra xã hội học về hiểu biết của người dân về HCBVTV

TT Kiến thức Số người Tỷ lệ %

1 Hiểu về tác dụng của HCBVTV 49 98%

2 Hiểu về tác hại của HCBVTV 47 94%

3 Kiến thức về bảo vệ cơ thể khi sử dụng HCBVTV 10 20% 4 Được hướng dẫn về cách sử dụng và bảo vệ cơ thể khi sử dụng HCBVTV 17 34%

(Nguồn: số liệu điều tra xã hội học)

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hiểu biết của người dân về HCBVTV

Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết người dân trong khu vực hiểu biết về tác dụng của HCBVTV ( 98%) và tác hại của nó. Tuy nhiên, đa số người dân còn chủ quan với những tác hại do HCBVTV gây ra , chỉ có 20% người dân được phỏng vấn cho rằng họ đã sử dụng dụng cụ bảo vệ cá nhân an toàn. Phần lớn người dân còn lại khi tiếp xúc với HCBVTV dụng cụ bảo vệ cá nhân còn sơ sài ( chủ yếu chỉ dung khẩu trang ).

Hầu hết những người dân được hỏi trong khu vực bị ô nhiễm đều có chung một nguyện vọng là chính quyền địa phương nhanh chóng có biện pháp xử lý khu vực bị ô nhiễm để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của nhân dân. 4.6. Một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV

4.6.1. Giải pháp cụ thể trước mắt

- Khoanh vùng các khu vực bị ô nhiễm đồng thời di dân ra khỏi khu vực bị ô nhiễm.

- Thu gom, cố định và cách ly HCBVTV. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức hiểu biết.

4.6.2. Giới thiệu một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV bằng biện pháp kỹ thuật - công nghệ kỹ thuật - công nghệ

4.6.2.1. Công nghệ hóa học xử lý cách triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công nghệ sinh học và thực vật tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm công nghệ sinh học và thực vật tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm

Để loại hóa chất chôn lấp này, một nhóm các nhà khoa học độc lập từ viện khoa học và kĩ thuật hạt nhân và Đai hoc Mỏ địa chất đã được trung tâm tư vấn và bảo vệ môi trường, liên hiệp các hội KH&CN Việt Nam mời làm tư vấn công nghệ xử lý chôn lấp khối lượng nhỏ lẻ từng địa phương, ngay tại nơi chúng đã chôn lấp hoặc một khu vực ngay gần đó để giảm chi phí đóng gói vận chuyển đi xa, đồng thời cũng giảm nguy cơ rơi vãi dọc đường vận chuyển. Nhóm chuyên gia đã áp dụng tổng thể các loại hình công nghệ xử lý để: giai đoạn 1: Giảm tính độc hại của môi trường có thuốc. Giai đoạn 2: cho chúng phân hủy chậm trong điều kiện biệt lập, có các chất phụ gia hấp phụ tại chỗ những sản phẩm phân hủy. Phân hủy biệt lập được tiến hành bằng các tác nhân hóa học và sinh học trong điều kiện yếm khí. Đồng thời áp dụng các biện pháp sinh học và thực vật học phục hồi sinh thái khu vực bị ô nhiễm, công nghệ cô lập được tiến hành bằng công nghệ xây bể không bị ăn mòn bởi hóa chất sử dụng. Bể được xây dựng trenekhu đất có cấu tạo địa tầng là đất sét và những nơi ít bị rủi ro như ngập lụt, sạt lở… Sau khi xử lý và cách ly thuốc trong bể, trên nền diện tích đã bị ô nhiễm được trồng cỏ và thảm thực vật có sinh khối nhanh là keo lá tràm và cỏ vectiver tạo điều kiện cho sinh thái tự làm sạch hết phần vết thuốc, nếu còn rớt lại. Bổ sung cho nền đất là rơm rạ, lá mục để tăng độ mùn cho đất. Mùm là tác nhân cố định phần dư lượng thuốc BVTV còn rớt lại trong nên đất không cho chúng thấm sâu xuống tầng nước ngầm. Đồng thời một số chế phẩm vi sinh phân hủy dư lượng thuốc BVTV cũng sẽ được bổ xung tăng cường khả năng kháng hóa của thuốc.

Thực tế cho thấy công nghệ này đã thành công ở Ninh Khánh, Ninh Bình. Sau 4 năm kể từ ngày xử lý, quan trắc môi trường đất và nước xung quanh khu vực xử lý không phát hiện vết dư lượng thuốc thoát ra ngoài, đảm bảo vệ sinh môi trường địa phương. Gần đây công nghệ này đã được áp dụng để xử lý 100m3 thuốc DDT + 666 và đất tương đương thuốc tại thôn 13( làng Ải) xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Song song với hai loại hình công nghệ tổng hợp ( hóa học sinh học và thực vật học ) kết hợp với lưu giữ biệt lập trong bể chuyên dụng như trình bày ở trên, một nhóm kĩ sư trung tâm Tư vấn và Bảo vệ nôi trường đã sử dụng công ngệ “ biệt lập và bê tông hóa” khu vực ô nhiễm. Công nghệ này bao gồm xây tường gạch từ độ sâu nhất định, xung quanh khu vực ô nhiễm như nền kho cũ thường là sâu 2m. Trên mặt đổ sỉ than rùi bê tông hóa kín mặt kho. Công nghệ này đã được áp dụng để xử lý khu vực kho bị ô nhiễm tại nông trường Vực Rồng, Tân Kỳ Nghệ An. Ưu điểm của công nghệ này là đơn giản dễ áp dụng và cũng rẻ tiền hơn cả. Tuy nhiên không chắc chắn rằng nước ngầm hoặc nước mưa thấm xuống di chuyển theo phương ngang sẽ không gây rủi ro đối với nguồn nước ngầm khu vực xung quanh.

4.6.2.3. Công nghệ đốt

Công nghệ này được áp dụng ở nhiều địa phương do các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ môi trường, Bộ Tư lệnh hóa học triển khai. Nhóm chuyên gia của viện đã thiết kế lò đốt 2 buồng có nhiệt độ khác nhau để xử lý triệ để thuốc không có sản phẩm phụ là dioxin và furan trong khói thải. Gần đây nhóm này còn công bố thêm loại hình công nghệ hai buồng đốt có xúc tác để quá trình phân hủy nhiệt xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn và như vậy hiệu quả đốt sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, một vấn đề vẫn được nhiều nhà quan tâm là hàm lượng dioxin và furan trong khói thải của loại lò đốt này trong điều kiện tối ưu là bao nhiêu vẫn chưa có lời giải đáp bằng những kiểm tra cụ thể. Lò đốt tiêu hủy thuốc BVTV lần đầu tiên được vận hành thử nghiệm tại trường bắn Sơn Tây, cách biệt dân chúng với nhiều loại HCBVTV đã quá hạn sử dụng, các địa phương thu gom và trở về trường bắn. Các chuyên gia công nghệ môi trường xử lý. Sau này và hiện tại lò được di động đến nhiều địa phương, nhiều nhất là Nghệ An để xử lý HCBVTV tồn lưu. Công nghệ này cũng đã được thuyết trình tại hội thảo công nghệ quốc gia về lựa chọn công nghệ xử lý nhóm POPs tồn lưu/chôn lấp tại Việt Nam. Tuy nhiên sau khi nghe kĩ sư của nhà máy xi măng Holxim ( Hà Tiên) trình bày thử nghiệm đốt xử lý thuốc BVTV quá hạn sử dụng cùng các kết quả kiểm tra khói thải sử dụng lò đốt xi măng nhiều tầng, thời gian lưu dài và nhiệt độ cao ( >1400oC) thì hầu như tất cả các thính giả đều thấy công nghệ đốt “ di đông” của Việt Nam còn cần phải hoàn thiện nhiều phần để đảm bảo an toàn môi trường. Một yếu điểm căn bản

của loại hình đốt HCBVTV do nhóm kĩ sư Công nghệ môi trường, Bộ tư lệnh hóa học là chưa xử lý được hóa chất lẫn đất vì không có loại đầu phun nguyên liệu tương ứng.

4.6.2.4. Đốt trong lò sản xuất clinke ximăng

Đây là công nghệ đã được thử nghiệm đốt tiêu hủy triệt để thuốc BVTV nhóm POPs đã được thử nghiệm tại nhà máy xi măng Hà Tiên của công ty xi măng holxim. Chất lượng khói thải của quá trình đốt đã được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia môi trường từ Úc sang và được đánh giá là đạt tiêu chuẩn môi trường theo chỉ số hàm lượng dioxin và furan trong khói thải. Tuy nhiên loại hình công nghệ tiêu hủy HCBVTV quá hạn sử dụng hoặc POPs bằng phương pháp đốt trên lò nung clinke của nhà máy xi măng Holxim thì công tác đóng thùng, thu gom và vận chuyển đến Hà Tiên cũng là bài toán nan giải trong tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay, chắc rằng nó lại cũng tương tự như câu chuyện của Hà Lan đã trình bày ở trên.

Có thể nhận thấy trong năm loại hình công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam hiên nay, công nghệ “ tổng hợp” ( hóa học, sinh học, thực vật học và cố định biệt lập trong bể chuyên dụng) là khả thi hơn cả. Nó có thể triển khai ở mọi địa phương với mọi quy mô mà cũng rất an toàn về mặt môi trường và chi phí chấp nhận được. Đặc biệt là trong tương lại, nếu nền kinh tế nhà nước giàu hơn, hoặc có viện trự lớn từ các cơ quan phi chính phủ như GEF… Các loại hóa chất độc hại đã được cô lập này sẽ được nhanh chóng đóng thùng và chở đến nhà máy xi măng Holxim để đốt.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu,phân tích, đánh giá ảnh hưởng của của HCBVTV tồn lưu đến môi trường đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên có thể rút ra những kết luận sau:

- Hầu hết các khu vực đều phát hiện có dư lượng HCBVTV tồn dư. Khu vực ô nhiễm chủ yếu là vị trí chôn thuốc. Mức độ ô nhiễm không giống nhau

ở từng khu vực riêng biệt và loại hóa chất. Loại hóa chất phổ biến là DDT và Lindan. Mức độ ô nhiễm cụ thể như sau:

+ Khu vực 1: Tại trạm Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên ( Tên kho thuốc cũ là Kho thuốc sâu Phúc Trìu cấp 2 vật tư và Thực vật Thái Nguyên)

Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy dư lượng các loại hóa chất phổ biến trong đất là DDT và lindan. Mẫu 1(lấy ở tầng 0.3m ): DDT gấp 411.3 lần so với QCVN 15:2008/BTNMT, Lindan gấp 260 lần so với QCVN 15:2008/BTNMT; Mẫu 2 ( lấy ở tầng 1m) : DDT gấp 895.2 lần so với QCVN 15:2008/BTNMT, Linda gấp 960.1 lần lần so với QCVN 15:2008/BTNMT.

+ Tại Khu vực 2: công ty cây trồng Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nay là khu vực nhà ông Vương Quốc Hùng xóm mới, xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và khu vực 3 HTX Hợp Thành.Có địa điểm để thuốc BVTV thuộc Xóm Cao Khánh, Xã Phúc Xuân, TP. Thái nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Tại 2 khu vực này , các thông số ô nhiễm HCBVTV phát hiện là DDT và lindan. Các thông số này đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 15:2008 /BTNMT. Nguyên nhân có thể giải thích được rằng do khu vực này chỉ là kho tạm, sau khi giải thể đã chuyển lượng HCBVTV tồn dư đi nơi khác xử lý.

- Mức độ ô nhiễm HCBVTV cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Khi tiếp xúc lâu dài với HCBVTV hầu hết người dân có các biểu hiện: đau dầu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt….Với các tỷ lệ % khác nhau.

- Kiến thức bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với HCBVTV còn hạn chế.

5.2. Kiến nghị

Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và kinh phí , mẫu lấy chỉ mang tính đánh giá sơ bộ. Chính vì vậy kết quả của đề tài chỉ mang tính đánh giá sơ bộ. Kết quả điều tra khảo sát cộng đồng mới chỉ dừng lại ở mức phát hiện các hiện tượng trên cơ sở nhận xét mang tính chất cảm quan của người dân.

Đề tài được thực hiện trên một diện tích khá rộng, các điểm ô nhiễm nằm rải rác hơn nữa thông tin về các điểm ô nhiễm hầu như không có, chỉ dựa vào chỉ dẫn của người . Vì lý do đó, mà việc lấy mẫu cũng gặp không ít khó khăn.

Vì vậy đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Có hướng khoanh vùng và quy hoạch ô nhiễm sớm.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về những tác động xấu của HCBVTV đối với sức khỏe của người dân và vật nuôi. Đồng thời hướng dẫn người dân cách bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với HCBVTV.

- Áp dụng các giải pháp hiệu quả để xử lý triệt để khu vực ô nhiễm HCBVTV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo sơ bộ khoanh vùng các khu ô nhiễm do HCBVTV ở Núi Căng xã

Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình Thái Nguyên, sở TNMT Thái Nguyên thực

hiện năm 2006.

2. Bộ Nông nghiệp PTNT (2009), “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được

phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam”Thông tư số

09/2009/TTBNN ngày 03/3/2009 của BNN & PTNT.

3. Bộ Nông nghiệp PTNT (2001), Quyết định số 88 /CT BNNBVTV về việc

ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè, ngày 05 tháng 9 năm 2001, Hà Nội.

4 . Chuyên đề đánh giá HCBVTV tồn dư trên địa bàn tỉnh thái nguyên , Sở Tài Nguyên và Môi trường thực hiện năm 2009.

5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2005), “Luật Bảo vệ Môi trường” ban hành ngày 29/11/2005.

6. Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), “ Báo cáo

ngành thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam quý II/2009 và triển vọng”, Bộ

Nông nghiệp – PTNT, Hà Nội.

7. Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), “Báo cáo

ngành thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam quý II/2009 và triển vọng” Bộ

Nông nghiệp – PTNT, Hà Nội.

8. Tạ Thị Bình, Đặng Thị Minh Ngọc, Vũ Khánh Vân, Đinh Thục Nga (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến một số hệ izozym của người tiếp xúc trực tiếp, Hội nghị khoa học quốc tế về y

học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ nhất, tr. 116.

9. Nguyễn Đình Chất [1994], Bước đầu nghiên cứu nhiễm khuẩn và miễn dịch trong ngộ độc cấp thuốc bảo vệ thực vật có Phospho hữu cơ, Hội

thảo về ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ con người ở Việt Nam, Hà Nội 2728/4/1994, tr. 1112

10. Nguyễn Thanh Hà (2001), Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm độc hoá chất

trừ sâu ở người lao động huyện Khoái Châu, Hưng Yên, luận văn thạc sĩ

11. Đỗ Hàm, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoá chất dùng

trong nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng, NXB Lao động & Xã hội, Hà Nội.

12. Trần Văn Hai (2008), Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật, Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

13. Đỗ Văn Hoè (2005), “Thực hiện, Giám sát và chấp nhận Quy tắc ứng xử quốctế về phân phối và sử dụng Thuốc trừ sâu” Báo cáo trình bày tại hội

nghị Hội thảo khu vực Châu Á ngày 26 28/7/2005, Bangkok, Thái Lan.

14. Phùng Văn Hoàn (1997), “Tình hình sử dụng an toàn HCBVTV và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ nhân dân”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu

khoa học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội, tr. 27 32.

15. Hà Huy Kỳ và CS (2001), “Điều tra cơ bản thực trạng sức khoẻ của người lao động tiếp xúc với HCBVTV”, Báo cáo tóm tắt hội nghị Y học lao

động lần thứ IV, Hà Nội, tr. 149.

16. Nguyễn Ngọc Ngà (2006), Thuốc bảo vệ thực vật môi trường sức khoẻ và quản lý, Báo cáo Viện Y học Lao động & Vệ sinh Môi trường Hà Nội. 17. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006), “Ảnh hưởng của thuốc trừ

sâu tới sức khỏe của người phun thuốc”, Tạp chí phát triển khoa học và

công nghệ, TP HCM, số 2/2006 tập 9, tr. 7280.

18. Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong (1995), “Nguy cơ nhiễm Hoá chất trừ sâu từ hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội” Báo cáo Hội nghị khoa học

Y học lao động lần thứ II, Hà Nội.

19. Trần Như Nguyên, Lê Minh Giang và CS, “ Mô hình sử dụng Hoá chất

Một phần của tài liệu “Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đến môi trường đất tại các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên” (Trang 48 - 64)