Công nghệ này được áp dụng ở nhiều địa phương do các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ môi trường, Bộ Tư lệnh hóa học triển khai. Nhóm chuyên gia của viện đã thiết kế lò đốt 2 buồng có nhiệt độ khác nhau để xử lý triệ để thuốc không có sản phẩm phụ là dioxin và furan trong khói thải. Gần đây nhóm này còn công bố thêm loại hình công nghệ hai buồng đốt có xúc tác để quá trình phân hủy nhiệt xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn và như vậy hiệu quả đốt sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, một vấn đề vẫn được nhiều nhà quan tâm là hàm lượng dioxin và furan trong khói thải của loại lò đốt này trong điều kiện tối ưu là bao nhiêu vẫn chưa có lời giải đáp bằng những kiểm tra cụ thể. Lò đốt tiêu hủy thuốc BVTV lần đầu tiên được vận hành thử nghiệm tại trường bắn Sơn Tây, cách biệt dân chúng với nhiều loại HCBVTV đã quá hạn sử dụng, các địa phương thu gom và trở về trường bắn. Các chuyên gia công nghệ môi trường xử lý. Sau này và hiện tại lò được di động đến nhiều địa phương, nhiều nhất là Nghệ An để xử lý HCBVTV tồn lưu. Công nghệ này cũng đã được thuyết trình tại hội thảo công nghệ quốc gia về lựa chọn công nghệ xử lý nhóm POPs tồn lưu/chôn lấp tại Việt Nam. Tuy nhiên sau khi nghe kĩ sư của nhà máy xi măng Holxim ( Hà Tiên) trình bày thử nghiệm đốt xử lý thuốc BVTV quá hạn sử dụng cùng các kết quả kiểm tra khói thải sử dụng lò đốt xi măng nhiều tầng, thời gian lưu dài và nhiệt độ cao ( >1400oC) thì hầu như tất cả các thính giả đều thấy công nghệ đốt “ di đông” của Việt Nam còn cần phải hoàn thiện nhiều phần để đảm bảo an toàn môi trường. Một yếu điểm căn bản
của loại hình đốt HCBVTV do nhóm kĩ sư Công nghệ môi trường, Bộ tư lệnh hóa học là chưa xử lý được hóa chất lẫn đất vì không có loại đầu phun nguyên liệu tương ứng.