Hiểu biết của người dân về HCBVTV xung quanh khu vự cô nhiễm

Một phần của tài liệu “Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đến môi trường đất tại các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên” (Trang 33 - 64)

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu có liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học,…

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm

- Lấy mẫu đất theo các phương pháp hướng dẫn đối với lấy mẫu đất. Phải bảo quản mẫu theo đúng quy định, đối với các loại chỉ tiêu khác nhau thì bảo quản khác nhau. Phương pháp phân tích dựa theo phương pháp chuẩn trong lĩnh vực chuyên ngành. Tiêu chuẩn so sánh dựa theo QCVN, QCVN 15: 2008/BTNMT.

- Do điều kiện về kinh phí còn hạn chế do đó đề tài tiến hành lấy mẫu đất theo phương pháp hỗn hợp theo đường chéo. Thế hiện qua sơ đồ sau :

Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu trên nền kho HCBVTV

Vị trí lấy mẫu

Đề tài tiến hành lấy 5 mẫu ở các vị trí riêng biệt thể hiện qua sơ đồ trên . Ở mỗi vị trí lấy mẫu tôi tiến hành lấy 200 g đất ở các tầng đất cần xác định. Sau đó tôi tiến hành trộn tất cả các mẫu của mỗi tầng lại với nhau phân tích lấy kết quả trung bình.

3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu

Phân tích dư lượng HCBVTV trong đất tại phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp – viện khoa học sự sống- ĐHTN trên thiết bị GC-MS

- Xử lý số liệu trên phần mềm word 2003 và excel 2003.

3.4.4. Phương pháp so sánh

Kết quả phân tích sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt nam tương ứng.

3.4.5. Phương pháp điều tra xã hội học

+ Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ trong chi cục bảo vệ thực vật, cán bộ xã, trưởng xóm và các hộ gia đình xung quanh khu vực tồn lưu.

+ Hình thức phỏng vấn:

- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ xã và các trưởng xóm.

- Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình + Phỏng vấn giúp thu thập những số liệu mới nhất liên quan đến đề tài : ảnh hưởng của HCBVTV tồn lưu đến môi trường đất và sức khỏe của người dân khu vực nghiên cứu.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km, được công nhận là thành phố ngày 19 - 10 - 1962. Nguyên là thủ phủ khu tự trị Việt Bắc. Tổng diện tích tự nhiên 177km2, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.[27]

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/người, tập trung chủ yếu ở các xã phía tây, tây nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Lương Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dưới 8o, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.[27]

4.1.1.3. Khí hậu - thủy văn

Khí hậu Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50C, nhiệt độ trung bình 28,50C. Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1,

nhiệt độ trung bình 15,5oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 3oC. Độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố khá cao. Mùa nóng độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa lạnh từ 65% đến 70%.[27] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn. Ngày mưa lớn nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua là ngày 25/6/1959, tới 353 mm, làm cho tháng này có lượng mưa kỷ lục 1.103 mm.[27]

Mùa khô trùng với mùa lạnh, thời tiết lạnh và hanh khô. Tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm (300 mm). Trong đó đầu mùa khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mưa, gây nên tình trạng hạn hán. Cuối mùa khô không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn.[27]

Trên địa bàn Thành phố có 2 con sông chảy qua. Sông Cầu, thời nhà Lý gọi là sông Phú Lương, thời Nguyễn gọi là sông Đồng Mỗ, ở phía đông bắc Thành phố, chảy theo hướng Tây bắc - đông nam tạo nên danh giới hành chính tự nhiên với huyện Đồng Hỷ. Đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lưu dài 25 km; ở đoạn này dòng sông mở rộng từ 70 đến 100 m. Lưu lượng nước bình quân mùa mưa 620 m3/s (trong những ngày lũ, lưu lượng nước lên tới 3.500 m3/s). Mùa khô lưu lượng nước nhỏ, chỉ đạt bình quân 3,32 m3/s.[27]

Thành phố Thái Nguyên có 93 hồ, ao vừa và nhỏ tập trung ở 25 xã phường, là nơi dự trữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, tạo cảnh quan, cân bằng sinh thái.[27]

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù

sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được

phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...[27]

Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và

rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.[27]

Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông

Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.[27]

Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có

lượng nước ngầm phong phú.[27]

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên cái nôi của ngành thép Việt Nam. [27]

Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.

Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. [27]

Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố. [27]

Năm 2011, trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, TP. Thái Nguyên vẫn cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 13,27% ; thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm (tăng 7 triệu đồng so với năm 2010) cơ cấu kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực (thương mại- dịch vụ chiếm 48,07%, công nghiệp - xây dựng chiếm 47,47% và nông - lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng 4,46%) giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 3.015 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch, tăng 10,9% so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 32.200 tấn, bằng 108,82% kế hoạch thu ngân sách ước đạt 960 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch đã điều chỉnh; kết nạp được 363 đảng viên mới, đạt 103,7% kế hoạch. [27]

4.1.2.2. Dân số và lao động

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính cấp phường, xã bao gồm 19 phường và 9 xã. [27]

Dân số thành phố Thái Nguyên tính đến hết năm 2010 là 285.054 người. trong đó nam: 140.376 người chiếm 49.24% nữ: 144.678 người chiếm 50.76%. Khu vực thành thì là 218.716 người chiếm 76.72%, khu vực nông

thôn là: 66.538 người chiếm 23.27%. Mật độ dân số trung bình cao 1502.7 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều. khu vực thành thị mật độ là: 3593.7 người/km2 còn ở nông thôn chỉ có 516.4 người/ km2 . [27]

Tốc độ phát triển dân số của thành phố Thái Nguyên thể hiện ở bảng ( 4.1.) Năm 1999 dân số thành phố Thái Nguyên là 211.451 người. Đến năm 2010 đã tăng thêm 73.603 người. Từ năm 1999 đến năm 2007 trung bình dân số tăng lên khoảng 5 nghìn người. Đột nhiên năm 2007 – 2008 số dân tăng thêm 18661 người, làm cho mật độ dân số từ hơn 1300 người/km2 lên hơn 1400 người/km2. Năm 2009 tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm nhưng vẫn tăng thêm 7 nghìn người. Đến năm 2010 tốc độ tăng dân số đã giảm xuống ở mức gia tăng 5.344 người so với năm 2009. [27]

Bảng 4.1. Dân số trung bình thành phố Thái Nguyên giai đoạn (1999– 2010)

Năm Dân số Mật độ dân số (người/km2)

1999 211.451 1114,6 2000 216.089 1139,1 2001 220.847 1164,1 2002 225.853 1190,5 2003 231.042 1217,9 2004 236.295 1246,1 2005 241.683 1273,9 2006 247.340 1303,8 2007 253.211 1334,7 2008 271.872 1433,1 2009 279.710 1474,4 2010 285.054 1502,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: cục thống kê Thái Nguyên, phòng thống kê thành phố Thái Nguyên, bảng dân số trung bình giai đoạn 1999 – 2010)

- Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam. [27]

- Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi.... Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh. [27]

- Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. [27]

- Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố. [27]

4.1.2.4. Những khó khăn thách thức

Mặc dù kinh tế xã hội năm 2011 đã đạt được nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố và còn một số tồn tại trên một số lĩnh vực như:

* Kinh tế:

- Giá trị sản xuất CN – TTCN tăng so với năm 2010 nhưng chưa phản ánh đúng nguồn lực và yêu cầu phát triển.

- Công tác quản lý, kiểm soát, kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng còn hạn chế.

- Tiến độ xây dựng các dự án khu dân cư còn chậm.

- Công tác bồi thường giả phóng mặt bằng một số dự án còn không đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự mỹ quan đô thị còn hạn chế.

* Xã hội

- Công tác cai nghiện ma túy hiệu quả chưa cao. - Tình trạng sinh con thứ ba vẫn còn diễn ra.

* An ninh quốc phòng.

- Công tác nhanh, công tác giải quyết nột số vụ việc liên quan đến khiếu nại tố cáo chưa kịp thời. Tình trạng tập chung khiếu kiện đông người vẫn diễn ra.

- Tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội khác còn diễn biến phức tạp.

- Tai nạn giao thông giảm so với năm 2009 tuy nhiên số vụ tai nạn nghiêm trọng tăng.

Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu “Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đến môi trường đất tại các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên” (Trang 33 - 64)