3.2.1. Đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án
3.2.1.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Dự án Chung cư 89 Trần Phú nằm tại trung tâm thành phố, hiện nay là khu chung cư cũ quá niên hạn. Khu vực dự án bao gồm 1 chung cư của viện Hải Dương học (65 hộ) và 9 hộ thuộc khu vực nhà dân. Để xây dựng dự án cần tiến hành giải tỏa và sau đó là tái định cư, tiến hành di dời các hộ nằm trong khu vực dự án sang
nơi ở mới, sau khi dự án hoàn thành sẽ sắp xếp lại chỗ ở cho các hộ dân đó ở chung cư. Nơi ở mới thuộc Quỹ đất của Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư, hiện là nhà ở đang còn trống. Quá trình di dời gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống đến đời sống của người dân, đặc biệt là 9 hộ dân đang sinh sống tại mặt đường Trần Phú, việc di dời sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, buôn bán của họ. Từ đó có thể gây ra sự xáo trộn trong đời sống nhân dân, gây mất an ninh trật tự tại khu vực dự án.
3.2.1.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án
Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án có các hoạt động và các nguồn thải gây ảnh hưởng đến môi trường được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trƣờng trong quá trình xây dựng
STT Các hoạt động Nguồn tác động Đối tƣợng bị tác động
1 Quá trình phá vỡ công trình cũ
- Bụi, khí thải (SO2, NOx, HC,…) từ các phương tiện phá dỡ, vận chuyển công trình cũ,…
- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại
công trường
- Dân cư xung quanh 2
Quá trình đào đắp và san lấp mặt bằng
- Bụi, khí thải (SO2, NOx, HC,…) từ các phương tiện đào đắp, vận chuyển đất cát,…
- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại
công trường
- Dân cư xung quanh
3 Vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị phục vụ dự án - Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Chất thải nguy hại (giẻ dính dầu mỡ, nhớt thải,…)
- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại
công trường
- Dân cư xung quanh dự án 4 Xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình - Bụi, khí thải từ các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công.
- Nước thải xây dựng - Vật liệu rơi vãi
- Chất thải rắn từ quá trình xây dựng
- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại
công trường
- Dân cư xung quanh dự án
- Môi trường nước ngầm - Cống thoát nước
STT Các hoạt động Nguồn tác động Đối tƣợng bị tác động
5
Dự trữ, bảo quản nguyên, nhiên vật liệu
- Dầu nhớt rò rỉ, sơn, hơi nhiên liệu từ khu vực chứa xăng, dầu, dung môi, sơn,…
- Môi trường không khí - Môi trường nước ngầm - Công nhân thi công 6
Sinh hoạt của công nhân tại công trường
- Chất thải sinh hoạt của 30 công nhân
- Môi trường không khí - Môi trường nước ngầm - Công nhân thi công 7 Quá trình hạ
mực nước ngầm - Cát lẫn trong nước ngầm
- Cống thoát nước trên đường Trần Phú
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường khu vực dự án không liên quan đến chất thải trong khu vực được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Các nguồn gây tác động môi trƣờng không liên quan đến nguồn thải trong giai đoạn xây dựng
STT Nguồn tác động Đối tƣợng chịu tác động
1
Tiếng ồn, độ rung (phương tiện, máy móc, thiết bị thi công,…)
- Công nhân thi công - Dân cư xung quanh dự án
- Các công trình khác xung quanh dự án 2 Sự tập trung lớn của công nhân - Trật tự an ninh – xã hội khu vực dự án 3
Các sự cố, rủi ro: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ, mưa bão, hoạt động bơm nước ngầm,…
- Công nhân thi công công trình - Dân cư xung quanh dự án
- Các công trình khác xung quanh dự án
Đánh giá tác động tới môi trường không khí
Quá trình xây dựng dự án phát sinh bụi, khí thải tác động đến môi trường không khí chủ yếu qua các hoạt động bao gồm: phá dỡ công trình cũ (phá dỡ, vận chuyển xà bần), đào đắp và san lấp mặt bằng, thi công công trình.
Tác hại do bụi
- Bụi làm giảm chất lượng không khí, giảm độ trong suốt của khí quyển dẫn đến hạn chế tầm nhìn đối với hoạt động giao thông.
- Bụi gây tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da,… tùy vào tính chất của bụi mà nó có thể tác động đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Bụi bám trên bề mặt da có thể gây khô da, viêm da, tấy đỏ, ngứa,… Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp như: gây dị ứng, viêm mũi,… bụi còn gây kích thích cơ học, gây xơ hóa phổi.
- Bụi có tính kết dính trên bề mặt các công trình khác gây hoen ố, mất thẩm mỹ, nếu bụi bám dính trên cây xanh có thể ngăn cản quá trình quang hợp.
Tác hại của khí thải từ phương tiện, máy móc trong xây dựng:
Khí thải bao gồm nhiều thành phần, quan tâm nhất là sunfua dioxit, nitơ oxit, oxit carbon,…
- Tác hại của Sunfua dioxit (SO2)
SO2 tác động mạnh, gây tức ngực, đau đầu, khó thở,… Độc tính chung của SOx là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thu lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin. Hít thở không khí có nồng độ SO2 đến 50 mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho; nồng độ 130 – 260 mg/m3
là liều nguy hiểm khi hít thở trong 30 – 60 phút; với nồng độ 1.000 – 1.300 mg/m3 là liều gây chết nhanh (sau 30 – 60 phút). SO2 còn là nguyên nhân gây nên mưa axit.
- Tác hại của Nitơ oxit (NOx)
Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút, với nồng độ 5 ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau vài phút tiếp xúc, với nồng độ 15 – 50 ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc.
- Tác hại của Khí Oxit Cacbon (CO)
CO gây tổn thương, thoái hóa hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, các loại viêm thanh quản cho người tiếp xúc. Người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb) (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt.
Giai đoạn phá vỡ công trình cũ
Tổng khối lượng xà bần phá vỡ từ công trình cũ khoảng 37.000 tấn. Quá trình phá dỡ công trình cũ được thực hiện trong 1 tháng, lượng xà bần sẽ được vận chuyển về bãi tập kết của thành phố. Với hệ số ô nhiễm bụi trung bình từ hoạt động phá dỡ công trình xây dựng là 0,134 kg/tấn [21, pp. 3 - 11] nên khối lượng bụi sinh ra từ quá trình phá dỡ công trình cũ là 4.958 kg. Vì vậy, lượng bụi phát sinh trung bình ngày là 165,3 kg/ngày, trong đó hàm lượng bụi lơ lửng là 16,53 kg/ngày (hàm lượng bụi lơ lửng bằng 10% tổng lượng bụi [11]).
Ô nhiễm bụi từ xe vận chuyển xà bần
Để xác định lượng bụi phát sinh do xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần giai đoạn giải phóng mặt bằng cũng như quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình thi công, áp dụng công thức của Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 [1, tr.13]:
Trong đó:
E : Lượng phát thải bụi (kg/km/lượt xe)
k : Hệ số để kể đến kích thước hạt bụi, k = 0,2 (tương ứng với kích thước hạt bụi từ 5 – 10 µm)
s : Hệ số kể đến loại mặt đường (tùy thuộc vào lượng đất trên đường) S : Tốc độ xe trung bình (30 km/h)
W : Tải trọng của xe (10 tấn) w : Số bánh xe (10 bánh)
p : Số ngày mưa trong năm. Ở đây tính lượng bụi phát sinh lớn nhất (không có mưa hay là p = 0).
Quá trình vận chuyển xà bần trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, khi đó quãng đường xe di chuyển trong dự án xem như đường đô thị (trung bình s = 5,7). Khi đó, lượng phát thải bụi E sẽ là 0,4 kg/km/lượt xe.
Khối lượng xà bần cần vận chuyển khoảng 37.000 tấn được vận chuyển bằng xe có tải trọng 10 tấn trong thời gian 1 tháng (30 ngày) nên số chuyến xe mỗi ngày là 37.000/10/30 = 124 chuyến xe, tương đương số lượt xe ra vào dự án mỗi ngày là
248 lượt xe. Quãng đường mỗi lượt xe ra vào dự án là 60 m nên tổng quãng đường các lượt xe ra vào dự án trong một ngày là 14,88 km. Vì vậy, lượng phát sinh bụi trong một ngày sẽ là 14,88 × 0,4 = 5,95 kg/ngày, trong đó lượng bụi lơ lửng bằng 10% lượng bụi phát sinh tức là bằng 0,595 kg/ngày.
Như vậy, tổng hàm lượng bụi lơ lửng phát sinh trong quá trình phá dỡ công trình cũ và vận chuyển xà bần là: 16,53 + 0,595 = 17,125 kg/ngày.
Lượng bụi trên sẽ khuếch tán trong môi trường không khí xung quanh dự án, ở đây tính toán theo phương pháp Gauss. Công thức tính toán nồng độ bụi tại mặt đất theo trục hướng gió cho nguồn có độ cao hiệu quả phát tán tại mặt đất:
Trong đó:
Cx : Nồng độ bụi tại khoảng cách x trong thời gian lấy mẫu 10 phút (µm/m3)
M : Tải lượng ô nhiễm, M = E = 17,125 kg/ngày = 594.618 µm/s (thời gian làm việc là 8 giờ/ngày)
u : Tốc độ gió tại khu vực khảo sát : Hệ số khuếch tán theo phương ngang : Hệ số khuếch tán theo phương đứng
Để hiệu chỉnh nồng độ chất ô nhiễm tính toán theo phương pháp Gauss (nồng độ tương ứng với thời gian lấy mẫu trong 10 phút) cho nhiều thời gian khác nhau dùng công thức sau theo Lê Hoàng Nghiêm, 2011:
Trong đó:
C1 : Nồng độ tính toán theo phương pháp Gauss C2 : Nồng độ tương ứng với thời gian t2
t1 = 10 phút
t2 : thời gian trung bình lấy mẫu môi trường (t2 = 60 phút) q = 0,17 – 0,20, chọn q = 0,17.
Các hệ số khuếch tán được tính toán theo Trần Ngọc Chấn:
Tại khu vực dự án, tốc độ gió từ 2,8 - 4,0 m/s, chọn tốc độ gió để tính toán u = 3 m/s. Quá trình phá dỡ công trình cũ, vận chuyển xà bần,… hầu hết thực hiện vào ban ngày, cường độ chiếu sáng thường mạnh hoặc trung bình, tra bảng 2.2 có được cấp bền vững khí quyển là A hoặc B. Dự án nằm trong khu vực thành` phố Nha Trang, tra bảng 2.1 ta có công thức tính các hệ số khuếch tán là (2.1) và là (2.2).
Áp dụng các công thức trên để tính toán hàm lượng bụi phát tán trong môi trường không khí khu vực xung quanh dự án. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Nồng độ bụi do quá trình phá dỡ công trình cũ và hoạt động của xe tải trong vận chuyển xà bần
Khoảng cách x (m) (m) (m) Nồng độ bụi Cx (µg/m3) Nồng độ bụi tƣơng ứng với thời gian
60 phút (µg/m3) Môi trƣờng nền (µg/m3) QCVN 05:2009/BTNMT (µg/m3 trong 1 giờ) 10 3,19 2,40 8.244,90 6.079,94 265 300 20 6,37 4,80 2.064,46 1.522,37 30 9,54 7,21 917,71 676,73 40 12,70 9,62 516,66 381,00 50 15,84 12,03 331,26 244,28
Từ kết quả trong bảng 3.8 cho thấy nồng độ bụi lơ lửng phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng rất lớn. Ở khoảng cách 40 m từ nguồn phát sinh, nồng độ bụi do phá dỡ công trình cũ và vận chuyển xà bẩn vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,27 lần. Bụi phát sinh từ phá dỡ công trình cũ chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại công trường, các hộ gia đình ở gần dự án. Quá trình giải phóng mặt bằng tiến hành vào cuối quý II năm 2012, khi đó hướng gió chủ đạo là Đông Nam. Như vậy, dân cư phía Tây Bắc gần khu vực dự án sẽ chịu ảnh hưởng do bụi phát sinh từ quá trình này nếu không có biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí tốt.
Ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận chuyển xà bần
Khối lượng công trình cũ ước tính khoảng 37.000 tấn. Trọng tải xe trung bình của các xe tải vận chuyển là 10 tấn nên tổng số lượt xe ra vào dự án la 3.700 lượt xe.
Ước tính mỗi lượt xe có hoạt động nổ máy trong khu vự dự án là 5 phút nên tổng thời gian xe tiêu thụ nhiên liệu tại dự án là 18.500 phút. Thời gian bốc dỡ công trình cũ là 1 tháng nên thời gian xe tiêu thụ nhiên liệu mỗi ngày là 10,27 giờ. Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe tải 10 tấn là 14 lít DO/giờ (dầu DO có khối lượng riêng là 0,84 kg/l) nên lượng nhiên liệu tiêu thụ mỗi ngày là 143,78 lít DO/ngày tương đương 121 kg DO/ngày. Thời gian làm việc 8 giờ/ngày.
Theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO có tải trọng 3,5 – 16,0 tấn [21, pp. 3 – 53]thì tổng tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển xà bần được ước tính như trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tải lƣợng các chất ô nhiễm của xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần
STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Mức nhiên liệu sử dụng (tấn/ngày) Tổng tải lƣợng (kg/ngày) Tải lƣợng M (µg/s) 1 Bụi 4,3 0,121 0,52 18.056 2 SO2 20S 0,121 0,0012 41,7 3 NOx 55 0,121 6,655 231.076 4 CO 28 0,121 3,388 117.639 5 HC 12 0,121 1,452 53.542
Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,05%)
Tính toán nồng độ các chất gây ô nhiễm của xe tải ở những khoảng các khác nhau trong điều kiện tốc độ gió trung bình u = 3m/s theo phương pháp Gauss:
(µm/m3)
Kết quả tính toán nồng độ các chất khí ô nhiễm phát thải do phương tiện vận chuyển xà bần được trình bày trong bảng 3.10 (đã chuyển về nồng độ tương ứng với thời gian lấy mẫu trung bình 60 phút).
Từ kết quả tính toán trong bảng 3.10 cho thấy khí thải phát sinh từ xe vận chuyển xà bần gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng không lớn, ở khoảng cách 30 m chỉ có NOx là vượt quá giới hạn cho phép 1,31 lần nên chủ yếu tác động đến công nhân tại công trường và nhà dân cạnh dự án.
Bảng 3.10. Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm từ khí thải của xe tải ở các khoảng cách khác nhau trong quá trình vận chuyển xà bần Khoảng cách x (m) (m) (m) Bụi (µg/m3) SO2 (µg/m3) NOx (µg/m3) CO (µg/m3) HC (µg/m3) 10 3,19 2,40 184,62 0,43 2.362,74 1.202,85 515,49 20 6,37 4,80 46,23 0,12 591,57 301,17 129,09 30 9,54 7,21 27,87 0,06 262,98 133,89 57,36 40 12,70 9,62 11,58 0,03 148,05 75,39 32,31 50 15,84 12,02 7,41 0,02 95,01 48,36 20,73 Môi trƣờng nền 265 68,5 10,5 3.350 20 Tiêu chuẩn so sánh 300[3] 350[3] 200[3] 30.000[3] 5.000[4]
Ô nhiễm khí thải từ máy múc
Quá trình vận chuyển xà bần cần sử dụng một máy múc, thời gian máy hoạt động là 8 giờ/ngày. Định mức sử dụng nhiên liệu cho mỗi máy là 0,05 tấn DO/ngày. Tải lượng khí thải phát sinh từ máy múc [21, pp. 3 – 52] thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tải lƣợng khí thải phát sinh từ hoạt động của máy múc Chất gây ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/tấn DO) Tổng tải lƣợng (kg/ngày) Tải lƣợng M (µg/s) Bụi 3,5 0,175 6.076 SO2 20S 0,0004 13,89 NOx 12 0,6 20.833 CO 18 0,9 31.250 HC 2,6 0,13 4.514
Ghi chú: Hàm lượng S trong dầu DO là 0,05%
Nồng độ các chất ô nhiễm tại các điểm trên mặt đất dọc theo trục gió tính theo công thức:
Với H: chiều cao hiệu quả phát tán, lấy H = 3 m.