Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực dự án

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 46 - 114)

VỰC DỰ ÁN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng

3.1.1.1. Điều kiện địa chất của khu vực

Theo tài liệu khảo sát địa chất tại khu vực do Trung tâm thí nghiệm và kiểm định xây dựng miền Trung lập vào tháng 08/2010, kết quả 02 hố khoan thăm dò địa tầng được mô tả như sau:

Địa hình địa mạo: Địa hình tích tụ trước núi, tương đối bằng phẳng. Mặt

bằng xây dựng chật hẹp, địa hình được cấu tạo bởi các lớp đất đá và nguồn gốc bồi tích, sườn tàn tích.

Địa tầng:

- Lớp 1: Cát mịn chặt vừa, dày 4 – 5 m, đất có sức chịu tải trung bình, lún ít, là lớp dùng đặt móng nông, thuận lợi cho các móng chịu lực, hố móng nông dễ bị sạt lở, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 2: Cát mịn – bụi, dày 4 – 6 m, đất có sức chịu tải trung bình, lún vừa, là lớp nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của móng nông, thuận lợi cho các loại móng chịu lực, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 3: Cát vừa, dày 17 m, đất có sức chịu tải trung bình, lún vừa, thuận lợi cho các loại móng chịu lực, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 4: Sét pha phong hóa, dẻo cứng – cứng, dày 5 – 10 m, đất có sức chịu tải tốt, độ lún nhỏ. Thuận lợi cho các loại móng chịu lực, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 5: Đá riolit phong hóa mạnh, dày > 13 m, đá cứng, có sức chịu tải cao, thuận lợi cho các loại móng chịu lực, là lớp được chọn cho các mũi khoan cọc nhồi tưa vào (dùng cho nhà cao tầng).

Như vậy, địa chất khu vực thuận lợi cho công tác thi công móng, tuy nhiên do bề mặt ở đây chủ yếu là cát nên khi thi công móng, tầng hầm cần chú ý đến hiện tượng cát trượt gây sụt, lún các công trình liền kề.

3.1.1.2. Điều kiện về khí tượng

Dự án thuộc địa bàn thành phố Nha Trang nên mang những đặc điểm khí tượng sau:

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình theo các tháng trong các năm

2005 – 2010 tại thành phố Nha Trang được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang [20]

(Đơn vị: 0 C) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 27,1 27,2 26,7 26,6 27,0 27,3 Tháng 1 23,4 24,2 24,6 24,0 23,5 24,8 Tháng 2 25,2 25,2 24,6 23,8 25,4 26,1 Tháng 3 25,2 26,1 26,2 24,9 27,0 26,6 Tháng 4 27,4 28,1 27,4 27,6 27,5 28,4 Tháng 5 28,9 29,4 27,9 27,8 27,3 30,0 Tháng 6 29,7 29,3 28,7 28,6 29,1 29,9 Tháng 7 29,1 29,0 28,6 28,4 28,9 28,9 Tháng 8 29,5 28,8 28,0 28,2 29,2 28,6 Tháng 9 28,1 27,9 27,9 28,1 28,2 28,3 Tháng 10 27,4 27,0 26,7 27,5 27,2 26,7 Tháng 11 26,6 26,4 24,9 25,8 26,2 25,0 Tháng 12 24,2 25,2 25,3 24,6 25,0 24,8

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy nhiệt độ không khí trung bình qua các năm tại thành phố Nha Trang chênh lệch không nhiều, biên độ thay đổi nhệt trung bình qua các tháng trong năm là không lớn.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình tháng được đo đạc tại Trạm

khí tượng thủy văn Nha Trang năm 2005 – 2010 được trình bày trong bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng tương đối đồng đều, giao động không quá lớn, giao động từ 76% đến 84%.

Bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang [20] (Đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 79 78 80 80 80 79 Tháng 1 77 77 78 81 78 79 Tháng 2 81 77 76 79 78 78 Tháng 3 80 80 80 81 79 78 Tháng 4 80 80 80 81 83 78 Tháng 5 76 76 81 80 85 76 Tháng 6 73 75 78 78 78 77 Tháng 7 76 76 78 76 76 80 Tháng 8 74 75 80 78 79 79 Tháng 9 78 79 81 81 81 81 Tháng 10 84 81 84 81 82 82 Tháng 11 80 80 83 85 81 85 Tháng 12 84 80 79 82 81 79

Lượng mưa: Theo Trạm đo khí tượng thủy văn thành phố Nha Trang,

lượng mưa các tháng trong các năm 2005 – 2010 được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân bố lƣợng mƣa các tháng trong năm tại Nha Trang [20]

(Đơn vị: mm) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 1.801,3 817,0 1.563,7 2.300,4 1.392,5 2.622,8 Tháng 1 5,9 8,9 23,0 137,7 35,4 98,9 Tháng 2 0,4 37,6 2,7 40,7 21,8 1,0 Tháng 3 38,4 167,8 39,5 34,7 50,3 25,9 Tháng 4 3,4 4,0 27,2 135,5 203,1 101,3 Tháng 5 0,2 23,5 157,1 95,3 214,2 53,1 Tháng 6 32,3 4,7 49,4 18,1 46,8 9,9 Tháng 7 41,9 7,0 16,5 31,4 35,3 59,9 Tháng 8 10,8 68,0 50,9 80,3 40,9 62,5 Tháng 9 258,1 157,7 168,0 308,0 207,8 127,5 Tháng 10 488,5 178,8 482,5 274,9 168,2 943,4 Tháng 11 355,0 61,3 543,3 733,5 326,2 942,0 Tháng 12 566,4 97,7 3,6 410,3 42,5 197,4

Số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2010 ở thành phố Nha Trang cho thấy năm 2010 là năm có lượng mưa cao nhất (2.622,8 mm) trong các năm 2005 – 2010. Lượng mưa ngày cao nhất trong khoảng thời gian này là 338 mm.

Gió và hướng gió: Dự án nằm trong khu vực mang những nét đặc trưng của

khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương mát mẻ và ôn hòa. Khu vực này có hai hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc (thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), tốc độ gió trung bình dao động trong khoảng từ 2,8 m/s - 4,0 m/s và gió Đông – Nam (thịnh hành vào tháng 4 đến tháng 10) với tốc độ gió trung bình 2,7 m/s.

Bão: Tỉnh Khánh Hòa là vùng ít bị chịu ảnh hưởng của bão. Tần số bão đổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bộ vào Khánh Hòa là 0,82 cơn bão/năm, ít hơn rất nhiều so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta. Trong một vài năm gần đây, tình hình bão lụt, chế độ sóng, gió biển đôi lúc có đột biến theo chiều hướng bất lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3.1.1.3. Điều kiện thủy văn

Nước ngầm: Theo tài liệu khảo sát địa chất tại khu vực do Trung tâm thí

nghiệm và kiểm định xây dựng miền Trung lập vào tháng 08/2010 cho biết mực nước ngầm tại khu vực dự án khoảng 1,9 m.

Nước mặt: Chủ yếu là khi có mưa, nước mặt dễ chảy xuống gây ảnh hưởng

đến công trình. Thoát nước mưa hiện nay là thoát tự do và thoát ra đường Trần Phú. Khi thi công cần tránh nước mưa chảy vào hố móng, khi hoàn thành cần xây dựng hệ thống mương thoát nước mặt.

3.1.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý

Chất lượng môi trường tại khu vực dự án được Công ty TNHH Công nghệ môi trường Nha Trang xanh phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường thuộc trường Đại học Nha Trang tiến hành khảo sát, lấy mẫu để phân tích và đánh giá.

Hiện trạng môi trường không khí

Vị trí lẫy mẫu (thể hiện trong bản vẽ Sơ đồ vị trí thu mẫu không khí và tiếng ồn phần phụ lục):

- Mẫu 2 (KK2): khu vực trung tâm dự án (12012’37,7’’ N; 109012’51,1’’ E). Kết quả phân tích chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí tại khu vực dự án STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mẫu 1 Mẫu 2 Tiêu chuẩn so sánh

1 Ồn dBA 55,5 – 64,2 54,4 – 65,2 70 [6] 2 Bụi mg/m3 0,27 0,26 0,3 [3] 3 SO2 mg/m3 0,069 0,068 0,35 [3] 4 NO2 mg/m3 0,010 0,011 0,2 [3] 5 CO mg/m3 3,2 3,5 30 [3] 6 HC mg/m3 0,021 0,019 5 [4]

Dựa vào bảng 3.4, chất lượng không khí tại 2 vị trí lấy mẫu có các thông số đo đều nằm trong giới hạn cho phép, chất lượng không khí tại khu vực dự án còn khá tốt.

Hiện trạng nước ngầm

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực dự án

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN

09:2008/BTNMT

1 pH - 6,1 5,5 – 8,5

2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 58 500

3 COD mg/l 1,5 4

4 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 0,0016 0,1

5 Nitrat (tính theo Nitơ) mg/l 5,4 15

6 Florua mg/l 0,15 1,0 7 Clorua mg/l 36 250 8 SO42- mg/l 71 400 9 As mg/l 0,0018 0,05 10 Fe mg/l 0,89 5 11 Mn mg/l 0,052 0,5 12 Pb mg/l 0,0083 0,01 13 Coliforms MNP/100 ml 5 3

So sánh kết quả phân tích các thông số chất lượng nước ngầm với QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng thông số vi sinh Coliforms

vượt qua tiêu chuẩn cho phép 1,67 lần. Nhìn chung chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án tương đối tốt.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Loại hình kinh tế của khu vực xung quanh dự án chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng hải sản, buôn bán, dịch vụ. Trong đó, nghề biển chiếm 50%, công nhân viên, nhân viên,… chiếm 30%, buôn bán chiếm 20%. Phạm vi cách dự án khoảng 300 m có khoảng 55 cửa hàng, quầy buôn bán, nhà hang, 1 kho chứa xăng dầu,… Hầu hết đều nằm dọc đường Trần Phú. Tụ điểm du lịch tham quan gần dự án bao gồm khu du lịch lầu Bảo Đại và bảo tàng Viện Hải Dương học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.2. Điều kiện xã hội khu vực Dân cư

Phạm vi dự cách dự án 300 m có khoảng 286 hộ với khoảng 1.546 nhân khẩu.

Giáo dục

Phía Tây dự án gần 1 trường trung học cơ sở với khoảng 800 học sinh. Do đó, đây cũng là một khu vực nhạy cảm về giao thông, nhất là giờ tan tầm. Nhìn chung, trong những năm gần đây, trường đạt nhiều kết quả tốt, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Y tế

Phía Tây khu vực dự án gần trạm y tế phường, trạm thực hiện tốt nhiều tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế, chủ động công tác chống dịch bệnh, nhất là dịch xuất huyết trong địa bàn.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG 3.2.1. Đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án 3.2.1. Đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án

3.2.1.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Dự án Chung cư 89 Trần Phú nằm tại trung tâm thành phố, hiện nay là khu chung cư cũ quá niên hạn. Khu vực dự án bao gồm 1 chung cư của viện Hải Dương học (65 hộ) và 9 hộ thuộc khu vực nhà dân. Để xây dựng dự án cần tiến hành giải tỏa và sau đó là tái định cư, tiến hành di dời các hộ nằm trong khu vực dự án sang

nơi ở mới, sau khi dự án hoàn thành sẽ sắp xếp lại chỗ ở cho các hộ dân đó ở chung cư. Nơi ở mới thuộc Quỹ đất của Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư, hiện là nhà ở đang còn trống. Quá trình di dời gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống đến đời sống của người dân, đặc biệt là 9 hộ dân đang sinh sống tại mặt đường Trần Phú, việc di dời sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, buôn bán của họ. Từ đó có thể gây ra sự xáo trộn trong đời sống nhân dân, gây mất an ninh trật tự tại khu vực dự án.

3.2.1.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án

Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án có các hoạt động và các nguồn thải gây ảnh hưởng đến môi trường được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trƣờng trong quá trình xây dựng

STT Các hoạt động Nguồn tác động Đối tƣợng bị tác động

1 Quá trình phá vỡ công trình cũ

- Bụi, khí thải (SO2, NOx, HC,…) từ các phương tiện phá dỡ, vận chuyển công trình cũ,…

- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại

công trường

- Dân cư xung quanh 2

Quá trình đào đắp và san lấp mặt bằng

- Bụi, khí thải (SO2, NOx, HC,…) từ các phương tiện đào đắp, vận chuyển đất cát,…

- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại

công trường

- Dân cư xung quanh

3 Vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị phục vụ dự án - Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.

- Chất thải nguy hại (giẻ dính dầu mỡ, nhớt thải,…)

- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại

công trường

- Dân cư xung quanh dự án 4 Xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình - Bụi, khí thải từ các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nước thải xây dựng - Vật liệu rơi vãi

- Chất thải rắn từ quá trình xây dựng

- Môi trường không khí - Công nhân thi công tại

công trường

- Dân cư xung quanh dự án

- Môi trường nước ngầm - Cống thoát nước

STT Các hoạt động Nguồn tác động Đối tƣợng bị tác động

5

Dự trữ, bảo quản nguyên, nhiên vật liệu

- Dầu nhớt rò rỉ, sơn, hơi nhiên liệu từ khu vực chứa xăng, dầu, dung môi, sơn,…

- Môi trường không khí - Môi trường nước ngầm - Công nhân thi công 6

Sinh hoạt của công nhân tại công trường

- Chất thải sinh hoạt của 30 công nhân

- Môi trường không khí - Môi trường nước ngầm - Công nhân thi công 7 Quá trình hạ

mực nước ngầm - Cát lẫn trong nước ngầm

- Cống thoát nước trên đường Trần Phú

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động môi trường khu vực dự án không liên quan đến chất thải trong khu vực được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các nguồn gây tác động môi trƣờng không liên quan đến nguồn thải trong giai đoạn xây dựng

STT Nguồn tác động Đối tƣợng chịu tác động

1

Tiếng ồn, độ rung (phương tiện, máy móc, thiết bị thi công,…)

- Công nhân thi công - Dân cư xung quanh dự án

- Các công trình khác xung quanh dự án 2 Sự tập trung lớn của công nhân - Trật tự an ninh – xã hội khu vực dự án 3

Các sự cố, rủi ro: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ, mưa bão, hoạt động bơm nước ngầm,…

- Công nhân thi công công trình - Dân cư xung quanh dự án

- Các công trình khác xung quanh dự án

Đánh giá tác động tới môi trường không khí

Quá trình xây dựng dự án phát sinh bụi, khí thải tác động đến môi trường không khí chủ yếu qua các hoạt động bao gồm: phá dỡ công trình cũ (phá dỡ, vận chuyển xà bần), đào đắp và san lấp mặt bằng, thi công công trình.

Tác hại do bụi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bụi làm giảm chất lượng không khí, giảm độ trong suốt của khí quyển dẫn đến hạn chế tầm nhìn đối với hoạt động giao thông.

- Bụi gây tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da,… tùy vào tính chất của bụi mà nó có thể tác động đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Bụi bám trên bề mặt da có thể gây khô da, viêm da, tấy đỏ, ngứa,… Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp như: gây dị ứng, viêm mũi,… bụi còn gây kích thích cơ học, gây xơ hóa phổi.

- Bụi có tính kết dính trên bề mặt các công trình khác gây hoen ố, mất thẩm mỹ, nếu bụi bám dính trên cây xanh có thể ngăn cản quá trình quang hợp.

Tác hại của khí thải từ phương tiện, máy móc trong xây dựng:

Khí thải bao gồm nhiều thành phần, quan tâm nhất là sunfua dioxit, nitơ oxit, oxit carbon,…

- Tác hại của Sunfua dioxit (SO2)

SO2 tác động mạnh, gây tức ngực, đau đầu, khó thở,… Độc tính chung của SOx là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 46 - 114)