Về việc thành lập đại lý

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty bia hà nội ở thị trường hà nội (Trang 40 - 43)

Sự hoạt động hiệu quả của các đại lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng với công ty vì đấy chính là nguồn tiêu thụ chính. Vì vậy, việc tuyển chọn làm đại lý là rất quan trọng song với cách thức như hiện nay công ty nên có những quy định chặt chẽ hơn nữa về những tiêu chuẩn sau:

• Công ty nên đưa thêm quy định chỉ có những ai có tư cách pháp nhân mới được làm đại lý. Vì như vậy đương nhiên họ phải có vốn kinh doanh hay khả năng huy động vốn cũng nhanh hơn.

• Ngoài ra công ty cần có những chính sách linh động trong quản lý đại lý như: không nên cứng nhắc bắt họ chỉ được bán sản phẩm của mình mà nên thực hiện theo kiểu anh đã làm đại lý của tôi thì anh không được làm đại lý tương đương với hãng bia khác nhưng vẫn có quyền được bán sản phẩm bia khác với số lượng phải ít hơn số lượng sản phẩm bia Hà Nội. Sau khi đã tuyển chọn được các thành viên của mình, công ty cần mở lớp đào tạo ngắn hạn cho các đại lý, nhà bán buôn…về những quy định chung của công ty và công bố luôn quyền lợi, nghĩa vụ của từng loại thành viên khi tham gia vào kênh, về đặc điểm của từng sản phẩm bia, về những hỗ trợ của công ty tới các

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.1 Kết luận

Trong cơ chế thị trường, cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, mỗi doanh nghiệp đều phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho dù đấy là loại hình doanh nghiệp nào. Để có thể thành công trên thương trường cần phải có rất nhiều yếu tố, không chỉ có sản phẩm tốt mà điều quan trọng là công ty cần phải xây dựng cho mình một hệ thống kênh phân phối có thể kiểm soát cũng như hoạt động có hiệu quả. Nếu như chúng ta xây dựng và tổ chức tốt hệ thống phân phối của mình thì đấy là một lợi thế cạnh tranh, đem đến hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm hơn thế nữa hình ảnh của công ty, sản phẩm của công ty sẽ ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng.

Qua thời gian tìm hiểu tại công ty, với phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp logic học cùng với việc nghiên cứu khảo sát thực tế bao gồm cả thông tin sơ cấp và thứ cấp tại công ty. Em đã đi sâu phân tích, đánh giá rất khách quan, khoa học về hệ thống phân phối của công ty. Từ đó, đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân phối của công ty. Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu không thể nào tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo, bổ sung xây dựng của các thầy cô giáo cùng quý công ty.

2.1 Kiến nghị hoàn thiện kênh phân phối

Vấn đề quan trọng đặt ra đối với người quản lý kênh phân phối là phải tìm cách để hoàn thiện được kênh phân phối cho sản phẩm của mình. Những cơ sở kiến nghị để hoàn thiện kênh phân phối đạt hiệu quả cao:

Thứ nhất, phải nắm được những mục tiêu của kênh, định rõ kênh phân

phối vươn tới thị trường mục tiêu nào?

Thứ hai, người tiêu thụ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sửa

chữa kênh, khách hàng càng ở xa thì kênh càng dài. Nếu khách hàng mua hàng thường xuyên từng lượng nhỏ cũng cần kênh dài.

Thứ ba, những đặc điểm của sản phẩm chi phối đến việc sửa chữa kênh.

Những sản phẩm dễ hỏng cần kênh trực tiếp. Những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm bớt số lần vận chuyển và số lần bốc dỡ.

Thứ tư, khi sửa đổi kênh phải tính đến các đặc điểm của các trung gian

như: có những loại trung gian nào trên thị trường, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của các trung gian, các trung gian có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng.

Thứ năm, việc sửa đổi kênh cũng chịu ảnh hưởng bởi các kênh của đối

thủ cạnh tranh sao cho kênh của mình phải ngắn gọn và hoạt động đạt được hiệu quả cao hơn kênh của họ.

Thứ sáu, đặc điểm của công ty là căn cứ quan trọng cho việc sửa đổi kênh

phân phối. Quy mô của công ty sẽ quyết định quy mô của thị trường và khả năng của công ty tìm được các trung gian thích hợp. Nguồn lực của công ty sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các trung gian những chức năng nào.

Thứ bảy, phải tính đến đặc điểm môi trường khi nền kinh tế suy thoái,

nhà sản xuất thường sử dụng các kênh ngắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần thiết làm giá tăng. Những quy định, ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng tới kênh. Luật pháp ngăn cản việc các kênh có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh (2007), Quản trị Marketing,

NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Quách Thị Bửu Châu (2007), Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà

Nội.

3. Trương Đình Chiến, Nguyễn Văn Thường (1996), Quản lý kênh

Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội.

4. Vũ Thế Dũng, Trương Tôn Hiền Đức (2002), Quản trị tiếp thị lý thuyết

& tình huống, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Trần Minh Đạo (2002), Marketing căn bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Ngọc Huyền (1999), Chiến lược kinh doanh

và phát triển doanh nghiệp, NXB Lao Động Xã Hội.

7. Trần Xuân Kiên (1998), Chìa khoá để nâng cao năng lực tiêu thụ và sức

mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.

8. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản (tài liệu dịch), NXB Lao Động

Xã Hội.

9. Philip Kotler (1994), Nguyên lý tiếp thị, NXB TPHCM.

10.Philip Kotler (1992), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội.

11.Nguyễn Văn Thoan (1998), Lý thuyết Markting, NXB Thống Kê, Hà

Nội.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty bia hà nội ở thị trường hà nội (Trang 40 - 43)