Vấn đề quan trọng đặt ra đối với người quản lý kênh phân phối là phải tìm cách để hoàn thiện được kênh phân phối cho sản phẩm của mình. Những cơ sở kiến nghị để hoàn thiện kênh phân phối đạt hiệu quả cao:
Thứ nhất, phải nắm được những mục tiêu của kênh, định rõ kênh phân
phối vươn tới thị trường mục tiêu nào?
Thứ hai, người tiêu thụ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sửa
chữa kênh, khách hàng càng ở xa thì kênh càng dài. Nếu khách hàng mua hàng thường xuyên từng lượng nhỏ cũng cần kênh dài.
Thứ ba, những đặc điểm của sản phẩm chi phối đến việc sửa chữa kênh.
Những sản phẩm dễ hỏng cần kênh trực tiếp. Những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm bớt số lần vận chuyển và số lần bốc dỡ.
Thứ tư, khi sửa đổi kênh phải tính đến các đặc điểm của các trung gian
như: có những loại trung gian nào trên thị trường, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của các trung gian, các trung gian có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng.
Thứ năm, việc sửa đổi kênh cũng chịu ảnh hưởng bởi các kênh của đối
thủ cạnh tranh sao cho kênh của mình phải ngắn gọn và hoạt động đạt được hiệu quả cao hơn kênh của họ.
Thứ sáu, đặc điểm của công ty là căn cứ quan trọng cho việc sửa đổi kênh
phân phối. Quy mô của công ty sẽ quyết định quy mô của thị trường và khả năng của công ty tìm được các trung gian thích hợp. Nguồn lực của công ty sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các trung gian những chức năng nào.
Thứ bảy, phải tính đến đặc điểm môi trường khi nền kinh tế suy thoái,
nhà sản xuất thường sử dụng các kênh ngắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần thiết làm giá tăng. Những quy định, ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng tới kênh. Luật pháp ngăn cản việc các kênh có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh (2007), Quản trị Marketing,
NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Quách Thị Bửu Châu (2007), Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà
Nội.
3. Trương Đình Chiến, Nguyễn Văn Thường (1996), Quản lý kênh
Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Vũ Thế Dũng, Trương Tôn Hiền Đức (2002), Quản trị tiếp thị lý thuyết
& tình huống, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội.
5. Trần Minh Đạo (2002), Marketing căn bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Ngọc Huyền (1999), Chiến lược kinh doanh
và phát triển doanh nghiệp, NXB Lao Động Xã Hội.
7. Trần Xuân Kiên (1998), Chìa khoá để nâng cao năng lực tiêu thụ và sức
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.
8. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản (tài liệu dịch), NXB Lao Động
Xã Hội.
9. Philip Kotler (1994), Nguyên lý tiếp thị, NXB TPHCM.
10.Philip Kotler (1992), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội.
11.Nguyễn Văn Thoan (1998), Lý thuyết Markting, NXB Thống Kê, Hà
Nội.