Bước 2: Học sinh đọc SGK và thảo luận, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ, trả lời các yêu cầu của giáo viên.
* Hệ thống câu hỏi:
+ Mô tả cấu tạo của mạch rây? + Thành phần của dịch mạch rây?
+ Dịch mạch rây được vận chuyển bắt đầu từ đâu? + Động lực vận chuyển các chất trong dòng mach rây?
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, hoàn chỉnh bài học.
b. Sử dụng BĐKN dạng khuyết
Ví dụ 5: Bản đồ khái niệm về ‘‘hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp’’
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết về hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp, ở hình 3.7
Hình 3.7. BĐKN dạng khuyết về hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức
năng quang hợp
Bước 2: Học sinh dựa vào SGK và thảo luận nhóm dựa trên hệ thống câu hỏi của giáo viên.
* Hệ thống câu hỏi:
- Việc tăng diện tích ở lá nhằm mục đích nào? - Cơ quan nào ở lá chứa hệ sắc tố và Enzim? - Tác dụng của khí khổng trên bề mặt lá? - Hệ gân lá có mạch dẫn gồm thành phần nào?
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét, cung cấp bản đồ khái niệm hồn chỉnh ở hình 3.8
Hình 3.8. Bản đồ khái niệm dạng khuyết về hình thái, giải phẫu của lá thích nghi
với chức năng quang hợp
c. Sử dụng BĐKN dạng câm
Ví dụ 6: Bản đồ khái niệm về ‘‘cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng’’.
Sử dụng danh sách các khái niệm và các từ nối sau để hoàn thiện bản đồ khái niệm về Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ, được mơ phỏng ở hình 3.9
Bảng 3.4. Hệ thống các KN và các từ nối về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
cho cây trồng
Các khái niệm Các từ nới
A=B, A>B, A<B, Đặc điểm di truyền, Pha sinh trưởng, ‘’đất,thời tiết...’’, Cây phát triển bình thường, Tưới nước hợp lí, Cây chết, lá héo.
được so sánh, khi, mô cây đủ nước, mô cây dư nước, mất cân bằng nước, có thể, vì vậy, dựa vào.