Các tháng mùa khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng mùi từ các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt (Trang 62 - 64)

Trong thời gian này trên khu vực châu Á hầu hết chịu ảnh hƣởng của áp cao lục địa châu Á với trung tâm khí áp cao khoảng 1035 mb, nằm ở Sibia. Tp.HCM chủ yếu chịu ảnh hƣởng của lƣỡi cao mà nó phát triển từ áp cao này trên khu vực Biển Đông.

Trên khu vực nhiệt đới xích đạo, từ 200N đến 200S là sự tồn tại của vùng áp thấp với giá trị khí áp ở trung tâm khoảng 1020 mb. Khu vực khí áp này đƣợc gọi là dải thấp xích đạo.

Vào các tháng giữa và cuối mùa khô (từ cuối tháng 2 đến tháng 4) là sự chi phối của áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dƣơng, do nó bắt đầu mạnh lên và mở rộng về phía tây.

Trên đây là các hệ thống mặt đất chính chi phối thời tiết khu vực Tp.HCM (hình 3.1). Tùy thuộc vào cƣờng độ của các hệ thống này cũng nhƣ việc kết hợp giữa chúng mà thời tiết trên khu vực Tp.HCM có những biểu hiện khác nhau.

Từ sau ngày thu phân (21/9) khi mà sự hoạt động biểu kiến của mặt trời đã từ bắc bán cầu vƣợt qua xích đạo đi về phía chí tuyến nam, lƣợng nhiệt của bắc bán cầu nhận đƣợc từ mặt trời giảm đi, mặt đệm nguội dần và khơng khí trở lên lạnh giá, gió mùa mùa đơng châu Á hình thành. Từ đó các khối khơng khí lạnh cực đới từ bắc lục địa châu Á tràn xuống phía Nam thƣờng xuyên khống chế lục địa Trung Quốc và phần phía Bắc khu vực Đông Nam Á cũng nhƣ bắc Biển Đơng. Gió mùa châu Á từ khu vực đơng bắc lục địa châu Á có hƣớng tây bắc trong quá trình tràn về phía Nam, do đó tác dụng của lực Coriolis nên hƣớng gió ở khu vực Hoa Nam Trung Quốc và bắc Đông Nam Á chuyển dần sang hƣớng đơng bắc.

Do cơ chế của gió mùa mùa đơng là bắt nguồn từ những khối khơng khí lục địa vừa lạnh vừa khơ cho nên không gây nhiều mƣa cho những khu vực mà nó tràn qua. Do bị biến tính khi di chuyển trên Biển Đơng nên nhiệt độ mà nó đem lại cho Tp.HCM thƣờng là mát mẻ. Khi lƣỡi cao áp lục địa châu Á lấn sâu xuống Biển Đông nhiệt độ thấp nhất của Tp.HCM có thể xuống dƣới 180C. Trong thời gian gần đây, nhiệt độ thấp nhất đo đƣợc tại Tân Sơn Hòa vào tháng 12/1999 là 16,40C. Đối với khu vực nghiên cứu thì khơng khí lạnh hầu nhƣ không ảnh hƣởng trực tiếp mà chỉ mang tính chất gián tiếp. Đặc biệt vào thời kỳ cuối mùa mƣa ở khu vực này, độ ẩm không khí tại chỗ hãy cịn khá lớn, khi có khơng khí lạnh tràn xuống gió ở vùng ven biển nam Việt Nam mạnh lên, tạo điều kiện thuận lợi cho mây đối lƣu phát triển, gây mƣa lớn. Thời gian mƣa có thể khơng dài, khoảng 24 giờ trở lại, nhƣng lƣợng mƣa có thể rất lớn. Mặt khác, vào giai đoạn này dải hội tụ chƣa rút sâu về phía nam mà cịn hoạt động ở khu vực phía nam Biển Đơng, khơng khí lạnh tràn xuống cũng có thể làm cho dải hội tụ hoạt động mạnh lên và gây mƣa nhiều ở khu vực này.

53 Hình 3.1. Độ cao địa thế vị trung bình tháng 12, mực 1000 mb

Hình 3.2. Trƣờng gió trung bình tháng 12, độ cao 10 m (m/s)

Áp cao lục địa châu Á chỉ thể hiện các tác động rõ rệt đối với Tp.HCM trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12. Hƣớng gió là yếu tố thể hiện rõ rệt nhất những ảnh hƣởng của áp cao lục địa châu Á trên khu vực. Trong thời gian này, tại mực từ mặt đất đến độ cao khoảng 1000 m hƣớng gió NE thể hiện khá rõ rệt. Gió tại độ cao 10 m, từ 0h đến 12h của các tháng này thƣờng có hƣớng từ E đến NE.

Trong tháng 1 và tháng 2 thƣờng có sự hình thành của bộ phận áp cao lạnh biến tính trên Biển Đơng Trung Hoa, bộ phận này là sự tách rời của lƣỡi cao lục địa châu Á, khi lƣỡi cao này phát triển mạnh về phía đơng. Tuy tồn tại khơng lâu nhƣng áp cao này vẫn thể hiện những ảnh hƣởng của nó đến khu vực Tp.HCM. Do bị biến tính khi hình thành trên biển nên nó ấm hơn và có độ ẩm cao hơn. Khi ảnh hƣởng đến Tp.HCM gió chủ yếu có hƣớng E tới SE. Thời gian cịn lại trong mùa khô, nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 do sự tồn tại của bộ phận áp cao lục địa châu Á trên biển và sự mở rộng của áp cao Thái Bình Dƣơng về phía tây nên gió bề mặt có hƣớng chủ yếu từ E đến SE. Do có sự kết hợp của tƣơng tác biển lục địa nên hƣớng gió trong ngày có hƣớng thay đổi rõ rệt trong ngày. Từ 5 giờ đến 12 giờ, hƣớng gió thịnh hành thƣờng có hƣớng giữa E và ENE gần trùng với hƣớng gió trên biển. Từ 14 giờ đến 2 giờ, do chịu ảnh hƣởng của gió Biển - Lục địa nên gió chủ yếu có hƣớng SE. So với tốc độ gió trung bình ngày thì khi có gió có hƣớng SE tốc độ gió có thể tăng từ 1,5 đến 2 lần.

Do sự xuất hiện thƣờng xuyên của các thành phần gió có hƣớng từ NE đến SE trong các tháng mùa khô (từ cuối tháng 10 đến hết tháng 4) gây ảnh hƣởng tới sản xuất nơng nghiệp nên

54

nó có tên gọi dân gian là gió Chƣớng. Tuy nhiên đáng chú ý nhất vẫn là gió có hƣớng SE vì tốc độ gió khá mạnh và gần nhƣ song song với các cửa sơng. Nguồn gốc của gió Chƣớng ngồi ngun nhân từ lƣỡi áp cao lạnh lục địa châu Á, áp cao lạnh biến tính trên khu vực Biển Đơng Trung Hoa, nó cịn có nguồn gốc từ hoạt động của gió Breeze (gió đất biển) và hoạt động của tín phong từ lƣỡi áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dƣơng.

Do đặc điểm hoạt động của các hệ thống khí áp trong các tháng mùa khơ nên thời tiết ở Tp.HCM có nhiều khác biệt so với mùa mƣa. Vào đầu mùa nhiệt độ thƣờng thấp và lƣợng mƣa vẫn cịn đáng kể với gió mặt đất có hƣớng phổ biến từ NNW đến NNE. Từ giữa đến cuối mùa khơ là các tháng khó có khả năng cho mƣa với nền nhiệt độ khá cao, do vị trí các hệ thống khí áp trong thời gian này nên gió mặt đất sẽ có hƣớng chủ yếu từ ESE đến SSE.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng mùi từ các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt (Trang 62 - 64)