Chuyển đổi liên kết kết hợp
Trường hợp 1: Trong chuyển đổi mối kết hợp một – một, chúng ta có thể lấy cột khóa chính trong một bảng chuyển qua bảng khác làm khóa ngoại.
Trường hợp 2: Trong chuyển đổi một kết hợp dạng một - nhiều, chúng ta lấy cột khóa chính ứng với lớp phía một trong mối kết hợp đưa vào bảng ứng với lớp phía nhiều làm khóa ngoại.
Trường hợp 3 : Trong chuyển đổi mối kết hợp nhiều – nhiều, chúng ta tạo ra một bảng cho mối kết hợp đó bằng cách lấy các khóa chính của các bảng đưa vào bảng mới này như là khóa ngoại.
Chuyển đổi liên kết kế thừa
Trong lược đồ quan hệ khơng có khái niệm kế thừa mà chúng ta thường dùng liên kết khóa chính – khóa ngoại để diễn đạt điều này. Ví dụ, ta có lớp CánBộ có các thuộc tính (canboid, hoten, ngaysinh) và hai lớp GiảngViên có thuộc (canboid, thuockhoa), CánBộĐàoTạo có thuộc tính (canboid) kế thừa từ lớp CánBộ, với kiểu liên kết này ta có thể chuyển đổi sau:
Trường hợp 1: Chỉ sử dụng một bảng lưu trữ tất cả các loại cán bộ. Do đó, các thuộc tính của bảng được hình thành từ các thuộc tính của lớp CánBộ, GiảngViên, CánBộĐàoTạo. Ngoài ra chúng ta cũng đưa vào thêm một thuộc tính (loaicanbo) để phân biệt cán bộ thuộc loại nào trong cơ sở dữ liệu.
Trường hợp 2: Sử dụng ba bảng tương ứng cho ba lớp. Tuy nhiên, nhằm mô tả sự kế thừa trong các bảng GiảngViên và CánBộĐàoTạo chúng ta thêm vào tất cả các thuộc tính của bảng CánBộ cho mỗi bảng. Các thể hiện tương ứng của nhóm các đối tượng giảng viên hay các cán bộ đào tạo sẽ được lưu trong bảng tương ứng.
Trường hợp 3: Chỉ dùng hai bảng GiảngViên và CánBộĐàoTạo. Tuy nhiên, tất cả các thuộc tính của lớp CánBộ sẽ được đưa vào hai bảng này để thể hiện sự thừa kế. Nếu muốn truy xuất thơng tin về lớp CánBộ, ta có thể tạo một bảng hợp của hai bảng.
Phân tích thiết kế hệ thống
Phân tích thiết kế hệ thống
Phân tích thiết kế hệ thống