Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm phú yên (Trang 87 - 104)

Bảng ma trận SWOT dưới đây cho ta một vài chiến lược mà công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như sau:

Thứ nhất là chiến lược phát triển thị trường tìm kiếm thị trường mới, có tiềm năng để giảm bớt khả năng cạnh tranh khốc liệt, song song là giải pháp giữ vững thị trường chủ lực của mình bằng các biện pháp xúc tiến bán hàng, phân phối, marketing…

Thứ hai là không ngừng cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu vô tận của người tiêu dùng khi biết điểm dừng, xu hướng đúng lúc. Ngoài ra cần tăng cường quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

Bảng 2.30 Bảng ma trận SWOT và biện pháp

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Điểm mạnh (S) 1.Giá bán sản phẩm thấp so với một số đối thủ khác 2.Công nghệ sản xuất kết hợp truyền thống và hiện đại 3.Chất lượng sản phẩm được đảm bảo 1.Điều kiện tự nhiên, vị trí phù hợp cho sản xuất 2.Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước khá cao 3.Thu nhập bình quân đầu người tăng lên

1.Giá cả nguyên vật liệu tăng

2.Nguy cơ cạnh tranh ở thị trường nội địa

3.Nguy cơ cạnh tranh ở đối thủ nước ngoài Điểm yếu (W) 1.Trụ sở kinh doanh, xưởng sản xuất xa nguồn nguyên liệu 2.Là hệ thống nhà kho phân xưởng chế biến quy mô nhỏ

3.Khả năng về vốn chưa cao

4.Thương hiệu chưa thực sự nổi tiếng

5.Hoạt động marketing còn yếu

Các chiến lược

- Chiến lược phát triển thị trường(S3+O2) - Giữ vững thị trường (S1+O2) -Tăng cường quảng bá thương hiệu và các hoạt động xúc tiến bán hàng (W4+W5+O2+O3) - Cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm (S2+S3+T2+T3) -Tăng cường quảng bá thương hiệu (W4+T2+T3)

2.4.4 Những mặt đạt được và chưa đạt của công ty

* Những mặt đạt được

Thứ nhất là công ty hoạt động lâu trong ngành nên am hiểu rõ về thị trường phân phối, xúc tiến bán hàng cũng như thị hiếu mà thích ứng từng giai đoạn.

Thứ hai là sản phẩm của công ty đặc biệt là nước khoáng ngọt được người dân Tây Nguyên rất ưa chuộng vì đa sốlà người lao động làm cà phê nên họ cần một lượng đường để giải khát và Phú Sen là lựa chọn của nhiều người nên công ty đang có một thị trường chủ lực.

Thứ ba là công ty đang xây dựng thành công mạng lưới phân phối rộng khắp và ổn định, góp phần đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Thứ tư là giá cả sản phẩm của công ty không cao lắm, có tính cạnh tranh cùng với những ưa đãi, khuyến mãi với đại lí quen thuộc củng cố lòng tin và khuyến khích họ gia tăng doanh thu cho công ty.

Thứ năm là công nghệ sản xuất hiện đại kết hợp với truyền thống nhằm mang lại sản phẩm tốt với chất lượng lẫn mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt.

Thứ sáu là giải quyết công ăn việc làm của nhân dân trong tỉnh, ổn định kinh tế và chính trị.

Thứ bảy là luôn đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu vô tận của thị trường, tuy có lúc không thành công như đã thanh lí nhà máy bia, hà thủ ô, nhưng cũng có khả quan từ sản phẩm rượu voka và quán đế.

* Những mặt chưa đạt được

Thứ nhất là còn yếu kém trong khâu Marketing, chưa đầu tư cao cho các hoạt động quảng bá thương hiệu và xúc tiến bán hàng vì nguồn kinh phí còn hạn chế và làm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã yếu lại còn yếu thêm nhiều.

Thứ hai là thương hiệu chưa được biết đến nhiều.

Thứ ba là công ty còn bỡ ngỏ những thị trường phía Bắc và Trung Trung Bộ và phía Nam. Thứ tư là nguồn vốn của công ty hạn hẹp nên khó chủ động trong hoạt động kinh doanh và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM PHÚ YÊN 3.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới: Công ty đang thực hiện chiến lược thâm nhập và giữ vững thị trường vì hiện công ty đang có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất là sức ép của đối thủ nước ngoài. Chính vì thế mà công ty phải có biện pháp phù hợp để giữ vững thị trường, ổn định thị phần.

Đồng thời từng bước nâng cao thị phần mà công ty hiện đang có và giữ khách hàng của công ty, không cho họ chạy sang các đối thủ khác như: Đảnh thạnh, Thạch Bích, Chánh Thắng, Vĩnh Hảo…và thuyết phục người tiêu dùng ngày càng biết đến sản phẩm của công ty mình. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu, khai thác mở rộng thị trường mới, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và thu hút người tiêu dùng để đáp ứng lòng trung thành của khách hàng với công ty.

Ngoài ra công ty còn thực hiện những mục tiêu khác như:

 Tăng doanh số tiêu thụ, tăng doanh thu, nộp ngân sách cho nhà nước. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Nâng cao uy tín, thương hiệu cho công ty.

 Nâng cao mức thu nhập cho công nhân viên chức.  Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

 Tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu thị trường Ngoài ra công ty còn lên các kế hoạch dự án trong tương lai như sau:

Dự án du lịch sinh thái và dự án nuôi trồng và chế biến Tảo Spirulina: hiện nay, theo ý kiến của các Sở, ngành có liên quan, đây là dự án có ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp (lúa nước) nên cần phải tính toán và xem xét. Vì vậy hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty vẫn luôn quan tâm tìm kiếm các nhà đầu tư có thực lực về vốn để liên kết xin chủ trương triển khai thực hiện dự án này.

Dự án may dệt kim xuất khẩu: với lợi thế nhà xưởng, kho tàng, phương tiện sẵn có, đồng thời được sự quan tâm của tổng công ty cổ phần Phong Phú, hội đồng quản trị công ty thống nhất chủ trương cho triển khai lập phương án đầu tư dự án dệt kim xuất khẩu như sau: + Tên dự án: Nhà máy may Dệt Kim xuất khẩu Phú Yên.

+ Hình thức đầu tư: cải tạo nhà xưởng sẵn có và xây dựng một số khu phụ trợ.

+ Quy mô dự án: may sản phẩm dệt kim với hình thức gia công sản phẩm, công suất khoảng 2,2 triệu sp/năm, doanh thu khoảng 30 tỷ đồng/năm.

+ Tổng vốn đầu tư: 24 tỷ đồng, bằng nguồn vốn tự có và vốn vay.

+ Máy móc thiết bị: mua lại 10 dây chuyền may của công ty cổ phần may Đông Phương TP HCM.

3.2 Giải pháp

3.2.1 Giải pháp 1: Mở rộng nguồn vốn cho công ty  Sự cần thiết của giải pháp

Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, vì bất kỳ nhu cầu nào cũng cần đến nguồn vốn. Để có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, để có điều kiện mua sắm thêm trang thiết bị máy móc và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng. Công ty rất cần có một nguồn vốn đủ lớn để có thể chi trả cho hoạt động mua sắm này. Vốn gồm phần vốn tự có công ty: được ghi nhận theo số thực tế đã đầu tư của các cổ đông; thặng dư vốn cổ phần: chênh lệch do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; vốn khác: hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị các tài sản được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại sản phẩm ngoài vẫn phải vay thêm vốn từ các ngân hàng nhưng với lãi suất rất cao. Hạn chế này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy công ty cần có giải pháp huy động vốn hợp lý.

 Nội dung của giải pháp

Công ty những năm qua làm ăn có hiệu quả, mặt dù lãi suất ngân hàng cao, nhưng công ty đã sử dụng nguồn vốn vay tốt, vì vậy vông ty nên sử dụng và duy trì nguồn vốn vay. Đồng thời kính đề nghị tổng công ty cổ phần Phong Phú quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi bảo lãnh cho công ty vay vốn để thực hiện dự án May dệt kim.

Hiện nay lãi suất vốn vay rất cao, công ty có thể huy động nguồn vốn từ lượng vốn nhàn rỗi của người lao động. Áp dụng phương thức vay này sẽ giảm được số tiền trả lãi vay cho công ty, đồng thời còn bảo đảm tính an toàn cho người lao động, kích thích người lao động làm việc và có trách nhiệm hơn bởi vì một phần tài sản của họ đang nằm trong công ty, do công ty quản lý và sử dụng.

Tìm biện pháp thanh lý dây chuyền bia chai để trả nợ vốn vay và bổ sung vốn lưu động. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa vốn bị tín dụng.

Xây dựng định mức hàng tồn kho tối ưu, giảm thiểu chi phí lưu kho, thanh lý tài sản và công cụ dụng cụ không sử dụng để bổ sung cho vốn lưu động.

 Hiệu quả đạt được

Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được lưu thông, trang trải các chi phí phát sinh.

Là công cụ thực hiện tốt các giải pháp khác, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.

3.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác xúc tiến bán hàng, quảng cáo tại công ty  Căn cứ đưa ra giải pháp

Ngày nay các công ty đa quốc gia trên thế giới dành từ 5-15% ngân sách dành cho quảng cáo, đây là nguyên nhân thành công của nhiều công ty. Với công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên tỉ lệ đó mới 3% trên tổng doanh thu bán hàng. Vì thế công ty cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng này với nguồn kinh phí phù hợp hơn nữa.

 Nội dung của giải pháp

Công ty cần tăng cường công tác quảng cáo vì quảng cáo là hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của công ty đến khách hàng và làm cho khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình. Quảng cáo nhằm thuyết phục khách hàng về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm. Từ đó giúp họ tạo thiện cảm về sản phẩm và lòng tin tưởng, tăng sự ham muốn và từ đó dẫn đến quyết định mua hàng. Để có một chiến dịch quảng cáo thành công thì công ty phải xác định rõ mục tiêu quảng cáo của mình là gì, nội dung của quảng cáo là gì? Phương tiện quảng cáo là gì?... Rồi từ đó ước lượng chi phí cho quảng cáo này cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

Công ty nên tổ chức hội nghị khách hàng bao gồm các khách hàng lớn trong và ngoài tỉnh. Hội thảo ngoài thành phần khách hàng còn có thêm nhà khoa học, các chuyên gia am hiểu về sản phẩm để nâng cao độ tin cậy và sức thuyết phục.

Mở thêm cửa hàng và trưng bày sản phẩm trong đó có các cửa hàng cao cấp phục vụ cho khách hàng. Công ty có thể trưng bày một chai nước khoáng hoặc chai Pita thật cao và

lớn trước cửa ra vào để thu hút sự chú ý của những người đi đường và những người bước chân tham quan gian hàng của công ty…

Công ty cần thực hiện thêm chiến dịch khuyến mãi để kích thích sự mua hàng của khách hàng như khuyến mãi tặng thêm quà khi khách hàng mua số lượng lớn, khi mua có trúng thưởng nhiều quà tặng hấp dẫn như các đồ hỗ trợ trong gia đình. Bên cạnh đó công ty nên có chương trình đặc biệt cho khách hàng quen biết thường xuyên trong công ty để họ luôn trung thành sử dụng sản phẩm của công ty và còn lôi kéo những khách hàng chưa biết đến. Chương trình này tổ chức tùy theo từng đợt, từng thị trường và phải trong sự kiểm soát chi phí cho phép .

Làm tốt công tác nghiệp vụ trên sẽ cho phép công ty có cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ một cách hợp lý, đồng thời làm kế hoạch sát với thực tế để sản phẩm của công ty có thể được người tiêu dùng chấp nhận. Hiện tại thì qui mô của công ty còn nhỏ chưa đủ sức để vươn ra thị trường ở ngoài Bắc, nhưng trước hết công ty phải kinh doanh thật hiệu quả ở thị trường trong tỉnh và các thị trường khác mà công ty đang thực hiện.

 Hiệu quả đạt được

Mang lại hình ảnh cho công ty vào tâm trí khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Kích thích sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. 3.2.3 Giải pháp 3: Xây dựng thương hiệu nổi tiếng cho công ty

 Căn cứ đưa ra giải pháp

Bất kỳ một công ty nào cũng cần có một thương hiệu, nhưng thương hiệu đó có nổi tiếng hay không là do chính công ty mình tạo ra. Thương hiệu không những là tài sản vô hình quí giá mà còn là vũ khí cạnh tranh hiệu quả. Muốn có được thương hiệu nổi tiếng phải trải qua một quá trình lâu dài, hao tốn nhiều tiền của cũng như công sức đầu tư vào nó.

 Nội dung của giải pháp

Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, hoàn hảo: có được một thương hiệu nổi tiếng là sự kết tinh của lao động và trí tuệ, là thành quả của quản lý và kỹ thuật, khi công ty đưa ra các chiến lược sáng tạo một sản phẩm có chất lượng cao và độc đáo. Từ đó mới có thể đặt nền móng vững chắc cho việc tạo ra một thương hiệu nổi tiếng cho công ty. Công ty cần tìm

kiếm những chất liệu mới và tính bỗ dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng. Từ đó sản phẩm tốt có thể cạnh tranh so với các mặt hàng tương tự của các đối thủ hiện tại.

Truyền bá rộng rãi sản phẩm: Công ty có thể đưa thông tin về sản phẩm cuả mình lên báo chí, tờ rơi, biển hiệu, đài phát thanh, truyền hình, danh thiếp…Công ty phải bảo vệ về mặt pháp lý đối với thương hiệu cảu mình, phải đăng kí để được sự bảo hộ về mặt pháp lý.

 Hiệu quả đạt được

Mang hình ảnh của công ty vào tâm trí khách hàng tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Kích thích sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.

3.2.4 Giải pháp 4: Nghiên cứu thị trường củng cố và mở rộng các thị trường trong nước.  Căn cứ đưa ra giải pháp

Muốn tìm kiếm thị trường mới thì đầu tiên, công ty phải đẩy mạnh các thị trường hiện có, ổn định các thị trường này rồi mới tìm thị trường mới và mở rộng phạm vi kinh doanh.

 Nội dung của giải pháp * Thị trường Phú Yên

- Tiếp tục xây dựng chương trình phát triển điểm mới thường xuyên lâu dài, chủ yếu tập trung thị trường trong TP.Tuy Hòa, khu vực thị trường Sông Cầu, dọc quốc lộ 1, đoạn thị trường từ Ngân Điền đi Sơn Hòa.

- Xây dựng chính sách chiết khấu bán hàng cho đại lý cấp I.

- Xây dựng chương trình trưng bày sản phẩm chai Pet tại các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trong tỉnh Phú Yên.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển, tổ chức khách hàng thường xuyên theo định kỳ.

* Thị trường Khánh Hòa

- Tăng cường công tác thị trường, tiến hành tổ chức chào hàng phát triển sản phẩm mới như: Nước khoáng lạt chai Pet, Pita Pet ngọt 460 ml, 1.25l, tổ chức chăm sóc khách hàng thường xuyên liên tục giúp cho các tổ bán lẻ phát triển tại khu vực thị trường từ Tu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm phú yên (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)