mạnh và uy tín trên thị trường quốc tế, nhờ đó dễ dàng hơn trong tái cơ cấu các DN trong nước theo hướng tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên hình thức FDI này có thể khơng được giới ĐT trong nước hưởng ứng do mất lợi thế cạnh tranh và đôi khi không nhận được sự ủng hộ của lao động trong các DN bị mua lại.
2.1.1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước tiếp nhậnđầu tư đầu tư
* Tác động có lợi cho nước nhận ĐT
Nhìn tổng thể FDI mang lại cho nước nhận ĐT nhiều lợi ích, đó là:
Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quý đối với nước nhận ĐT. Nhà ĐT nước
ngồi khơng chỉ cung cấp cho nước nhận đầu tư một nguồn tài chính dồi dào, mà còn đem theo năng lực sản xuất mới vào nước đầu tư. Đặc biệt, đối với các nước nghèo, sự xuất hiện các DN FDI không chỉ trực tiếp nâng cao năng lực sản xuất của nước sở tại, mà cịn có tác động lan tỏa, kích thích giới ĐT trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ cho DN FDI, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhận ĐT.
Thứ hai, FDI góp phần chuyển giao cơng nghệ tiến bộ hơn cơng nghệ sẵn
có trong nước sở tại. Các nhà ĐT nước ngồi phải đem tới cơng nghệ tiến bộ hơn ở nước sở tại mới có khả năng cạnh tranh với DN trong nước. Chính vì thế các nước thu hút FDI đồng thời cũng thu hút được công nghệ tiến bộ mà khơng phải thơng qua q trình chuyển giao phức tạp trên thị trường cơng nghệ ở nước ngồi.
Thứ ba, FDI góp phần chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và
đào tạo tay nghề cho người địa phương. Các DN FDI thường sử dụng người địa phương đảm nhiệm các vị trí lao động sản xuất trực tiếp và quản lý. Thơng qua q trình làm việc tại các DN FDI, người lao động ở nước sở tại nhận được các kỹ năng và tri thức mà các DN trong nước chưa có.
Thứ tư, FDI tạo điều kiện cho nước sở tại giao lưu kinh tế với nước
ngồi. Nhờ có thị trường truyền thống và đối tác ở nước khác, DN FDI có điều kiện thuận lợi hơn DN của nước sở tại trong XK, NK hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, nhiều nhà ĐTNN có thể trở thành nhân tố kết nối chính phủ nước nhận ĐT với các tổ chức và chính phủ nước khác. Thơng qua các DN FDI, dân chúng giữa hai nước cũng có điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau.
Thứ năm, tổng hợp lại FDI đóng góp vào tăng trưởng, tạo việc làm mới
và tăng thu nhập cho nước sở tại. Dù ít, dù nhiều, các DN FDI đều đóng góp một phần vào GDP, vào tạo việc làm mới và thu nhập cho dân cư của nước sở tại. Ở các nước đang phát triển, người dân làm việc trong các DN FDI thường có mức thu nhập cao hơn người làm việc ở DN trong nước.
* Tác động khơng có lợi cho nước nhận ĐT
Mặc dù đem đến nhiều lợi ích cho nước nhận ĐT, DN FDI cũng gây ra một số tác động khơng có lợi cho các nước này, đó là:
Thứ nhất, DN FDI cạnh tranh với DN trong nước, khiến nhiều DN
trong nước phá sản, có thể gây nên tình trạng phụ thuộc của nước nhận ĐT vào ĐT nước ngoài, nhất là ở các nước chậm phát triển. Bởi vì nhà ĐT nước ngồi có thế mạnh về vốn, cơng nghệ, quản lý, thị trường, nên nếu nhà ĐT
trong nước khơng đủ mạnh thì sẽ khó cạnh tranh trên thị trường nội địa. Khi các ngành kinh tế quan trọng của đất nước do DN FDI nắm giữ thì nền kinh tế quốc gia tất yếu rơi vào vị thế phụ thuộc.
Thứ hai, DN FDI tận dụng thị trường trong nước bằng cách gia công,
lắp ráp và khai thác tài nguyên của nước nhận ĐT khiến nước nhận ĐT khơng thu được nhiều giá trị gia tăng, trong khi đó lại phải gánh chịu những hậu quả của ĐT như ô nhiễm mơi trường, cạn kiệt tài ngun. Hình thức phổ biến là nhà ĐTNN nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của họ dưới dạng thành lập DN để gia công, lắp ráp linh kiện, chi tiết sản phẩm NK. Nhờ đó, nhà ĐTNN tránh được thuế NK và sử dụng được lao động giá rẻ của nước sở tại. Ngoài ra, nhiều nhà ĐTNN nhắm vào nguồn tài nguyên khan hiếm của nước sở tại, chỉ ĐT vào khai thác và xuất khẩu, nên giá trị gia tăng mà nước sở tại nhận được không đáng kể, trong khi phải gánh chịu tình trạng mất mát tài nguyên và chịu ô nhiêm môi trường do hoạt động cơng nghiệp của nhà ĐTNN.
Thứ ba, các DN FDI có thể trốn thuế bằng chuyển giá giữa công ty con
ở nước nhận ĐT và CT mẹ ở nước ĐT. Trong trường hợp này, nước nhận ĐT nhận được ít hơn lượng giá trị gia tăng mà họ đáng lẽ phải được hưởng. Việc đấu tranh chống chuyển giá của các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, thơng qua các công ty con, chi nhánh ở nước ngồi, các cơng ty
xuyên quốc gia, đa quốc gia có thể lũng đoạn thị trường trong nước nhận ĐT. Vì mục tiêu lợi nhuận, các cơng ty lớn ở nước ngồi có thể thâu tóm các DN trong nước, thậm chí gây sức ép với chính phủ để đạt được mục tiêu của họ. Nếu nước sở tại khơng có chính sách khơn khéo và có thực lực, sự lũng đoạn của cơng ty nước ngồi có thể gây thiệt hại cho nước nhận ĐT.