chưa rõ ràng
Đường hướng CNH, HĐH tuy đã được triển khai nhiều năm trong Vùng nhưng chưa xác định rõ các ngành chun mơn hóa. Các quy hoạch phát triển vùng, dù đã được phê duyệt, chủ yếu định hướng phát triển các ngành có lợi thế tự nhiên như đánh bắt, ni trồng thủy sản, phát triển công nghiệp khái khống, chế biến, nơng nghiệp… Những nỗ lực định hướng chuyển nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng, phát huy ưu thế lao động rẻ, sẵn có tài nguyên sang kết hợp phát triển chiều rộng và chiều sâu chưa rõ ràng, chưa thu được kết quả. Mục tiêu các tỉnh đề ra là tái cấu trúc các ngành kinh tế trên cơ sở coi trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững, thế nhưng giải pháp đề ra chưa đủ mạch lạc, thiếu nguồn lực thực hiện, chưa chỉ đạo rốt ráo. Đa phần các tỉnh chỉ đạo chiến lược phát triển KT-XH một cách toàn diện, dựa trên kết quả những năm trước, thậm chí vẫn cịn tình trạng ĐT vốn từ NSNN một cách dàn trải, chưa ưu tiên xây dựng hạ tầng đồng bộ cho các KCN, khu kinh tế định hướng thu hút FDI. Vì đa phần các
tỉnh trong vùng có tiềm lực tài chính cơng hạn chế, nên chưa có nguồn lực đối ứng đủ để lơi cuốn các nhà ĐTNN tham gia vào những lĩnh vực địa phương mong muốn. Trong một số lĩnh vực kinh tế, dù được quan tâm kêu gọi FDI, nhưng các nhà ĐTNN không mấy quan tâm nên chưa thu hút được nhiều dự án. Một số chính sách (ví dụ giảm thuế thu nhập DN) chưa đủ hấp dẫn (vì DN đang trong thời kỳ lỗ giả, lãi thật). Cơ quan quản lý ngành chưa thực sự hỗ trợ địa phương nâng cao năng lực tiếp nhận dự án công nghệ cao. Một số định hướng thu hút FDI như nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, công nghệ cao… chưa hấp dẫn các nhà ĐTNN.
Chính phủ cũng chưa chỉ đạo quyết liệt xác định định hướng và chính sách thu hút FDI ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ, vì thế vẫn để cho các địa phương tự tung, tự tác, cố gắng kéo dự án FDI về tỉnh mình. Chưa có cơ chế điều phối Vùng hướng đến trọng tâm thu hút FDI từ những nền kinh tế tiên tiến nhất, những công ty hàng đầu trên thế giới. Các hỗ trợ của Trung ương, nỗ lực của địa phương còn dàn trải, nặng về nỗ lực thu hút tối đa số lượng dự án và số vốn cam kết từ mọi nguồn hơn là ưu tiên khuyến khích các dự án phù hợp với Vùng. Ngồi ra, do năng lực của đường hướng, chính sách của cả nước còn hạn chế, thiếu hiểu biết về phương thức quan hệ đối tác với các nhà ĐT lớn, thiếu khả năng chọn lựa, thẩm định các dự án FDI, trong khi mong muốn thiết tha có dự án FDI để tạo việc làm, thu nhập cho dân cư và chính quyền, dẫn đến dễ dãi trong chấp nhận dự án FDI.
3.3.3.2. Thiếu cơ chế phối hợp liên tỉnh trong thu hút FDI vào mụctiêu chung là phát triển vùng lãnh thổ một cách hiệu quả