tế 2.1.2.1. Khái niệm vùng kinh tế
Đến nay, ở nước ta, vẫn chưa đạt được sự thống nhất trong cách hiểu về "vùng kinh tế". Nhiều nhà khoa học đã thảo luận về việc nên gọi là "vùng
kinh tế", hay "khu vực kinh tế". Tuy nhiên, thể nhận có thấy, trong một quốc gia, do có những đặc điểm tự nhiên, sinh thái và văn hóa chung, nên một số khu vực hành chính nào đó có một số đặc điểm chung về phát triển KT-XH hình thành nên một khơng gian phát triển kinh tế chung. Ở nước ta, nhiều người gọi không gian phát triển kinh tế chung đó là "vùng kinh tế".
Hơn nữa, trong kinh tế thị trường, để có sản xuất tối ưu theo điều kiện tự nhiên, người ta cũng nhận thấy, cần quy hoạch các khu vực địa lý phù hợp với điều kiện sản xuất một số loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. Vì thế, trong quy hoạch, phân vùng kinh tế được mọi người đón nhận một cách tự nhiên.
Tóm lại, có thể hiểu, vùng kinh tế là một phần lãnh thổ đặc thù của nền
kinh tế quốc dân gắn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chung và được ghi nhận trong quy hoạch phân bố không gian phát triển của quốc gia.
Như vậy, vùng kinh tế, trước hết là một phần lãnh thổ liên tục về không gian của quốc gia. Phạm vi lãnh thổ vùng kinh tế thường bao trùm nhiều hơn một lãnh thổ hành chính của một nước. Ở một số nước, cơ quan quản lý vùng kinh tế thường là các văn phòng đại diện của các bộ ngành thuộc chính phủ hoặc các cơ quan chỉ đạo trực thuộc chính phủ. Những đơn vị này khơng có chức năng quản lý hành chính tồn diện, thường chỉ làm chức năng giám sát, truyền tải thông tin theo ngành, lĩnh vực hoặc chương trình - mục tiêu quốc gia.
Vùng kinh tế cũng thường có một số ngành sản xuất chun mơn hóa theo lợi thế tự nhiên, văn hóa, truyền thống lịch sử. Các ngành chun mơn hóa nói lên chức năng sản xuất của vùng kinh tế trong một giai đoạn phát triển nhất định trong quan hệ với các vùng kinh tế còn lại của đất nước và có thể thay đổi theo thời gian. Trong các nền kinh tế được quản lý theo kế hoạch quốc gia thống nhất, các ngành sản xuất chun mơn hóa của vùng kinh tế thể hiện sự phân công lao động và chức năng sản xuất mà vùng kinh tế phải gánh vác đối với quốc gia.
Mặc dù có một số ngành sản xuất chủ đạo, nhưng trên địa bàn vùng kinh tế vẫn hình thành cơ cấu kinh tổng thể bao gồm ba phân đoạn chủ yếu là
các ngành sản xuất chun mơn hóa, các ngành sản xuất bổ trợ và các ngành sản xuất phụ. Các ngành sản xuất chun mơn hóa là ngành đóng vai trị chủ yếu trong vùng kinh tế, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng kinh tế, quyết định vị trí của vùng kinh tế trong sự phân cơng theo lãnh thổ trong nước, quyết định hình thành cơ cấu của vùng kinh tế. Các ngành sản xuất bổ trợ là ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất chun mơn hóa. Đó là những ngành khai thác nguyên liệu, làm giàu nguyên liệu, các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho các ngành sản xuất chun mơn hóa. Các ngành sản xuất phụ bao gồm những ngành khơng có liên quan trực tiếp với các ngành sản xuất chun mơn hóa, nhưng rất cần thiết cho sự phát triển của vùng kinh tế như giao thơng, liên lạc, dịch vụ tài chính….
Vùng kinh tế cũng là địa bàn sinh sống của các cộng đồng dân cư, tạo nên nét đặc sắc văn hóa và trình độ phát triển KT-XH của cả lãnh thổ vùng. Mỗi cộng đồng dân tộc có nền văn hóa riêng, có ngành sản xuất truyền thống riêng. Ở các vùng kinh tế có nhiều dân tộc thiểu số sẽ hình thành một cơ cấu các nền văn hóa khác nhau vừa tồn tại cạnh nhau, vừa cải hốn lẫn nhau.
Trải qua q trình hình thành một cách tự nhiên hoặc nhân tạo, nhìn chung, vùng kinh tế mang các đặc điểm sau đây: (i) Là một khu vực địa lý xác định có đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tương đối đồng nhất bên trong, khác biệt với bên ngoài; (ii) Bao gồm một số đơn vị hành chính nhất định; (iii) Tồn tại sự trao đổi nội vùng và với vùng khác về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.