Yếu tố bên trong được hiểu là các yếu tố thuộc về vùng kinh tế tiếp nhận FDI. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng kinh tế mà mức độ tác động của từng yếu tố có khác nhau.
- Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế. Đây là yếu tố quy định các ngành mà vùng kinh tế có thể thu hút FDI. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng mà có thể tác động vào động cơ của nhà ĐTNN trong thu hút FDI. Đặc biệt, lợi thế so sánh về địa hình, vị trí, khoảng cách của vùng so với các vùng kinh tế khác có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút FDI.
- Trình độ phát triển kinh tế, xã hội nội vùng kinh tế. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến đến quy mô, cơ cấu, số lượng dự án FDI có thể thu hút vào vùng kinh tế. Một vùng kinh tế có trình độ phát triển cao sẽ hấp dẫn nguồn vốn FDI hơn vùng lạc hậu. Đặc biệt, mức độ đầy đủ của các dịch vụ hỗ trợ, giao thông thuận tiện, dân cư thân thiện, thông thạo ngoại ngữ sẽ hỗ trợ đắc lực cho chính sách thu hút FDI. Nếu trật tự xã hội trong vùng kinh tế ổn định, dân trí có trình độ và tay nghề tốt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, thì dễ dàng thu hút FDI hơn các vùng vùng kinh tế thiếu vắng điều kiện này.
Một hệ thống DN trong nước phát triển, đủ sức tiếp nhận công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà ĐTNN là điều kiện cần thiết để mở rộng tiếp nhận FDI. Tương tự, mạng lưới dịch vụ tài chính - ngân hàng có vai trị quan trọng trong thu hút FDI vào phát triển vùng kinh tế.
- Tính năng động của chính quyền trong vùng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút FDI. Nhà ĐTNN thường phải xin giấy phép ĐT từ các cơ quan chính quyền, phải quan hệ với cơ quan thuế, cơ quan quản lý môi trường, tài nguyên, lao động… Nếu các cấp chính quyền trong vùng năng động, có thiện chí hợp tác với nhà ĐTNN thì chi phí của nhà ĐTNN sẽ giảm, do đó sức thu hút FDI mạnh hơn so với nếu khơng có điều kiện đó.
Tính đơn giản hay phức tạp, thuận tiện hay khơng thuận tiện… của các thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng đến mức độ thu hút FDI. Thủ tục hành chính cịn là yếu tố gây ấn tượng về thái độ ứng xử của nước sở tại đối với nhà ĐTNN.
- Năng lực và mức độ hoàn thiện của hệ thống kết cấu hạ tầng sẵn có trong vùng kinh tế. Nếu năng lực sử dụng của hệ thống này yếu kém thì khó có thể thu hút được FDI, nhất là những dự án có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và địi hỏi nguồn cung cấp đầu vào đa dạng, khối lượng lớn. Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng sẵn có khơng đồng bộ, phí dịch vụ cao thì sẽ làm nguội lạnh các ý định ĐT vào vùng. Nhà ĐTNN khơng thể tự mình tạo dựng các điều kiện kinh doanh cho mình, nên nơi nào hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hồn thiện thì nơi đó có sức hấp dẫn, do đó có sức thu hút FDI mạnh hơn so với nơi khơng có được các điều kiện này. Chính vì thế, để thu hút mạnh mẽ FDI, các nước thường phát triển trước một bước hệ thống kết cấu hạ tầng cho các vùng kinh tế dự định thu hút FDI.
- Dân số và lực lượng lao động sẵn có trong vùng kinh tế. Đội ngũ nhân lực có trình độ cao, chi phí nhân cơng rẻ là điều kiện hàng đầu hấp dẫn các nhà ĐTNN. Việc thiếu nhân lực lành nghề, các nhà quản lý giỏi, sự lạc hậu về trình độ cơng nghệ trong nước sẽ gây khó khăn và địi hỏi chi phí phụ thêm của các nhà ĐTNN. Quy mơ dân số lớn hứa hẹn thị trường tại chỗ đủ rộng để nhà ĐTNN duy trì quy mơ sản xuất hiệu quả cũng là những điều kiện thuận lợi để thu hút FDI.