Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 30 - 32)

Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ kinh tế hơn là theo các kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngồi ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động di cư của cả nước phân theo vùng

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất là vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp (50% sản lượng lúa, 70% lượng trái cây), thủy sản (52%) lớn nhất nước, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên ở đây đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào cịn thấp, chưa bằng bình qn chung của cả nước. Cơ sở hạ tầng nhìn chung cịn rất yếu kém, mặt bằng dân trí cũng thấp hơn bình qn chung cả nước.Vì vậy lao động ở khu vực này

có xu hướng di cư đến các vùng có mức sống cao hơn và nhiều cơ hội việc làm hơn ( như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, …). Theo số liệu VHLSS năm 2008, ĐBSCL là vùng có tỷ lệ di cư cao nhất trong cả nước là 30,91%

Bắc Trung Bộ là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác (gió phơn tây nam khơ nóng), sơng ngịi ngắn dốc, ít phù sa. Đây cũng là vùng đất đai kém màu mỡ và nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…). Nhiều năm qua, Chính phủ có những chính sách đầu tư, kể cả khoa học – công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thơn vùng ven biển Trung Bộ nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy nhiên, đến nay Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế cịn nhiều khó khăn. Lao động nơng thơn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Điều đó giải thích vì sao tỉ lệ di cư ở vùng Bắc Trung Bộ đứng thứ hai trong cả nước chiếm tới 22.46%

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình là 1238 người/km2 (năm 2008). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Thế nhưng, dân số đơng cũng đem đến những khó khăn nhất định, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trong nhiều năm qua, nước ta đã tiến hành phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. Đối với Ðồng bằng sơng Hồng, điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngay từ năm 1961 đã có nhiều người từ Đồng bằng sông Hồng chuyển lên các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và một số tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc. Nhưng phải đến cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ này, việc chuyển cư mới được thực hiện với quy mô lớn. Trong thời kỳ 1984 – 1989, tỉ lệ chuyển cư thuần tuý (tương quan giữa tỉ lệ người chuyển đến và tỉ lệ người chuyển đi) của hầu hết các tỉnh trong vùng đều mang giá trị âm, nghĩa là số người chuyển đi

nhiều hơn số người chuyển đến Đồng bằng sông Hồng. Năm 2008, tỉ lệ lao động di cư ở ĐBSH khoảng 15.52% cao thứ ba trong cả nước

Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc là khu vực có mật độ dân số thuộc diện thấp nhất cả nước (khoảng 105 người/km2 ). Tây Bắc là Vùng có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng nhất nước ta về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khống sản với các mỏ có giá trị như apatit, sắt, đá vơi, đất hiếm, đa kim, đa khống... và thuỷ điện – đây là lợi thế để phát triển các ngành cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ. Trong thời gian qua, Vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế-xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thơng qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, các dự án Quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, cơng trái giáo dục, các hỗ trợ có mục tiêu khác và thơng qua các dự án, chương trình trong chương trình hành động của CP. Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển khai đầu tư tại đây – là tiền đề cho việc phát triển vùng và tạo công ăn việc làm cho lao động của vùng. Chính vì vậy, tỉ lệ di cư ở vùng là thấp nhất trong cả nước khoảng 0.72%.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w