Nhóm tuổi 13-19 20-29 30-39 40-49 >=50 Tổng
Nam 113 423 72 18 14 640
Nữ 121 285 38 18 5 467
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Theo tính tốn thì có khoảng 83.75% số người di cư nam và 86.9% số người di cư nữ trong độ tuổi từ 13-29. Chứng tỏ độ tuổi di cư của nữ thường sớm hơn của nam. Vào những năm gần đây số lượng di cư nữ di chuyển đến các khu công nghiệp đang ngày một tăng. Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng cao đối với lao động nữ trong một số ngành dịch vụ và ngành công nghiệp. Xã hội cũng thấy được số ưu việt của phụ nữ vì họ thường độc lập về kinh tế, không ngại di chuyển,… hơn nữa lại có một nhu cầu lớn về lao động nữ giới tại các nhà máy cần nhiều lao động, nhất là các ngành nghề kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đơng đảo người di cư là phụ nữ đến làm việc, cộng thêm các nhà máy sản xuất hàng hóa cần nhiều lao động như nhà máy dệt, nhà máy may, nhà máy sản xuất giầy dép và chế biến là động lực chính khuyến khích phụ nữ di cư ngày càng đơng.
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ di cư theo nhóm tuổi và giới tính
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Tỉ lệ di cư nữ ở độ tuổi trên 50 là ít nhất chỉ chiếm 26%, tiếp đến là đến độ tuổi từ 30-39, 20-29 với tỉ lệ lần lượt là 34.55% và 40.25%. Ở độ tuổi 40-49 thì tỉ lệ di cư giữa nam và nữ là bằng nhau, ở độ tuổi trẻ nhất có số lượng di cư đơng nhất thì tỉ lệ nữ (51.71%) lại cao hơn tỉ lệ nam giới(48.29%).
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống của hộ gia đình có người di cư.
2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức sống dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số liệu thống kê về tình hình thu nhập theo vùng và theo nhóm thu nhập của các hộ gia đình có người di cư, khơng có người di cư, hộ trước và sau khi có người di cư.