Chi tiêu về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 44 - 46)

Trong các nhu cầu của con người thì nhu cầu được học tập, giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức là khơng thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về giáo

dục và hưởng thụ các giá trị văn hóa và tinh thần xã hội đối với con người càng cao. Di cư có thể tác động đến giáo dục theo cả chiều hướng tiêu cực lẫn tích cực. Đối với nhiều gia đình, di cư được sử dụng như một phương tiện nhằm đạt được trình độ học vấn cao hơn và điều kiện giáo dục tốt hơn cho một số thành viên của gia đình và đặc biệt là con cái họ. Đối với một số gia đình khác, các q trình gián đoạn trong đó có gián đoạn học hành, ln đi kèm với di cư có thể tác động đáng kể theo chiều hướng tiêu cực đến người di cư và các thành viên trong gia đình họ.

Bảng 2.8. Chi giáo dục trung bình theo vùng

Đơn vị: nghìn đồng/năm

Cả nước Hộ khơng có người di cư Hộ có người di cư

ĐBSH 2062.08 2119.2 Đông Bắc 1582.14 1518.84 Tây Bắc 910.96 892.22 Bắc Trung bộ 2142.47 1925.02 NamTrung Bộ 2390.14 2279.76 Tây Nguyên 2500.60 2516.82 Đông Nam Bộ 2827.11 2842.01 ĐBSCL 1177.32 1076.37 Tổng 1942.04 1877.37

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Có thể thấy rằng, nếu so sánh trong cùng một vùng thì chi giáo dục ở hai nhóm hộ gia đình khơng có người di cư và có người di cư gần như là bằng nhau. Điều này chứng tỏ rằng việc đầu tư cho giáo dục ở hộ gia đình có người di cư và hộ khơng có người di cư là như nhau. Chi cho giáo dục trung bình ở hộ gia đình khơng có người di cư là 1942.04 nghìn đồng/ năm, ở hộ có người di cư là 1877.37 nghìn đồng/ năm

Tuy nhiên nếu so sánh giữa các vùng với nhau thì có sự chênh lệch rõ ràng. Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ là ba vùng chi cho giáo dục có là cao nhất, Tây Bắc là vùng chi cho giáo dục thấp nhất trong cả nước., tiếp theo là vùng ĐBSCL.

Tỷ lệ biết chữ của nước ta thuộc loại cao và tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên của các hộ có người di cư là chỉ là 94,34% thì ở hộ khơng có người di cư là 96,85%.

Bảng 2.9. CTGD trung bình hộ gia đình trước và sau di cư

Đơn vị: nghìn đồng

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2006 và năm 2008

Theo kết quả bảng 2.9 thì so với trước khi có người di cư chi cho giáo dục trung bình ở các hộ tăng từ 1458.38 nghìn đồng lên 1877.37 nghìn đồng. Bắc Trung Bộ và Đơng Nam Bộ là hai vùng có mức chi giáo dục tăng cao nhất với mức chênh lệch là 524 nghìn đồng/ năm và 500 nghìn đồng/ năm . Riêng vùng Tây Bắc thì chi cho giáo dục ở hộ sau khi có người di cư giảm từ 2162.8 nghìn đồng xuống cịn 892.22 nghìn đồng. Có sự thay đổi như vậy là do đa số các hộ gia đình có người di cư ở vùng Tây Bắc là những hộ có thu nhập thấp, con em của những hộ này phải lao vào cuộc sống mưu sinh quá sớm, tình trạng học sinh trong độ tuổi đi học phải thôi học, nghỉ học giữa chừng tương đối phổ biến.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w