4.1 .Giới thiệu chung về Hà Nội
4.5. Phân tích kinh tế phương án quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội
4.5.1. Phương án quản lý nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội
Phƣơng án có quản lý cầu NSHĐT (hay phƣơng án QLCa): được xem xét trên cơ sở tổng hợp ba nhóm giải pháp là (1) Quản lý Chống thất thoát, (2)
Tăng giá nước sạch, và (3) Giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong trường học.
Chương trình thực hiện giải pháp quản lý chống thất thốt nước sạch đã được cơng ty nước sạch HAWACO và người dân thực hiện từ năm 2010. Với tài liệu thứ cấp thu thập từ công ty cấp nước HAWACO, giải pháp quản lý đối với hộ tiêu thụ nước đã và đang thực hiện đó là lắp đặt và thường xuyên kiểm tra chất lượng của đồng hồ đo nước; thay thế, sửa chữa các đồng hồ bị hỏng; kiểm định đồng hồ của các hộ gia đình đảm bảo 100% đồng hồ hoạt động với mức độ chính xác cao.
Chương trình thực hiện giải pháp Tăng giá nước sạch. Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo việc nghiên cứu và đề xuất ra các thay đổi trong chính sách giá bán nước sạch của Công ty nước sạch Hà Nội. Giá nước sạch tính theo giá lũy tiến áp dụng cho khối tư nhân (sinh hoạt). Giá nước được điều chỉnh từ năm 2013 đến năm 2015, đơn giá nước trung bình hiện nay tính theo giá bình qn vào khoảng 8.000 đồng/m3.
Phương án này được đề xuất thêm với giải pháp đồng bộ về giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả trong các trường học trên địa bàn thành phố. Một chính sách về giáo dục được thực hiện ở trường học đó là, cụ thể hóa từ việc xây dựng chương trình giảng dạy về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, các thực nghiệm liên quan cho học sinh ở các cấp. Tổ chức các buổi seminar về công tác tiết kiệm nước cho các giáo viên để họ có thể truyền đạt đến học sinh.
Phƣơng án so sánh còn gọi là "phƣơng án cơ sở” (BAU) là một phân tích giả thuyết những tác động mà sẽ xảy ra nếu Hà Nội không chọn thực hiện quản lý cầu NSHĐT, thay vào đó đi theo một cách thức quản lý truyền thống đơn giản là mở rộng kết cấu hạ tầng cấp nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.