Đường cầu đối với nước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUẢN LÝ CẦU NƯỚC SINH HOẠT: NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 50 - 52)

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Phạm Khánh Nam, 2005 [16] Đường cầu phi

tuyến cho thấy một mức tăng nhỏ trong giá có thể dẫn đến lượng nước sử dụng giảm mạnh khi giá ở mức thấp. Ví dụ, xét mối quan hệ giữa giá nước và lượng nước sinh hoạt trong một ngày đêm cho một tòa nhà chung cư, việc tăng giá từ 10.000 lên 20.000 VNĐ/m3 sẽ giảm việc sử dụng nước từ 400 m3 xuống 200 m3. Nhưng việc tăng giá thêm 10.000 đồng nữa, từ 20.000 đến 30.000 VNĐ, sẽ làm giảm lượng tiêu thụ 50 m3, từ 200 đến 150 m3.

Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) thể hiện độ nhạy của lượng cầu trước thay đổi về giá của hàng hóa. Độ co giãn của cầu theo giá được ký hiệu là , được đo bởi trị tuyệt đối giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong giá cả.

⁄ (3.6)

Trong đó: Q là lượng nước được tiêu thụ (m3/người/ngày đêm) P là giá (VNĐ/m3)

Cầu là co giãn ( >1) trong trường hợp mức giá tăng 1% khiến lượng cầu giảm nhiều hơn 1%. Cầu ở mức co giãn đơn vị ( =1) nếu lượng cầu giảm 1% khi giá tăng 1%. Trường hợp giá tăng 1% khiến lượng cầu giảm với mức nhỏ hơn 1% được gọi là cầu không co giãn theo giá ( <1).

Nếu cầu về nước là khơng co giãn (ví dụ như cầu nước cho nhu cầu thiết yếu như ăn uống), lượng tiêu thụ sẽ gần như không thay đổi sau khi giá tăng. Tuy vậy, cầu về nước có thể rất co giãn (ví dụ cầu nước dành cho nhu cầu ngồi thiết yếu như ni cá cảnh, hồ bơi,…), tức là tiêu thụ nước sẽ giảm mạnh sau khi giá tăng. Sự thay đổi theo giá của cầu nước sinh hoạt đô thị cũng dẫn tới sự thay đổi trong doanh thu của các nhà cung cấp nước [34].

Trong khu vực đơ thị, tính đàn hồi sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc nước được sử dụng trong nhà hay ngoài trời, và việc sử dụng nước diễn ra vào mùa hè hay mùa đơng, nước sử dụng cho mục đích thiết yếu như ăn uống, nấu nướng, tắm rửa, hay mục đích ngồi thiết yếu như tưới cỏ, làm đầy bể bơi và rửa xe. Việc sử dụng cho mục đích thiết yếu khơng thể thay đổi dù cho giá nước có tăng lên hay khơng [32].

Nhân tố thu nhập: Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu nước

sinh hoạt đô thị, bởi thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mua của người tiêu dùng. Khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập cao giúp người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn, vì vậy họ có thể sử dụng nước một cách thoải mái, tùy theo nhu cầu của mình và có thể chấp nhận mức giá cao hơn khi tăng giá, đồng thời yêu cầu về mức sống sẽ cao hơn trong đó có cả yêu cầu về chất lượng nước.

Nhân tố trình độ học vấn ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu sử dụng nước

sạch sinh hoạt của người dân thơng qua nhận thức của họ. Nhìn chung, khi học vấn cao hơn, người tiêu dùng sẽ hiểu hơn giá trị nước sạch, từ đó họ sẵn lịng chi trả mức giá cao hơn. Hơn nữa, học vấn cao cũng giúp người dân có nhận thức và ý thức về sự khan hiếm tài nguyên nước cũng như yêu cầu về tiết kiệm nước tốt hơn.

Ảnh hưởng của chính sách và giải pháp quản lý cầu về nước: Các chính sách

và giải pháp quản lý cầu có thể bao gồm: giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng; tăng giá nước; xử phạt các trường hợp sử dụng lãng phí hay gây thất thốt nước,…

Chính sách tăng giá hay xử phạt hành vi lãng phí/ thất thốt nước sẽ làm cho giá nước tăng và lượng cầu giảm xuống (thay đổi dọc theo đường cầu) tương tự

như trường hợp minh họa trong hình 2.2. Trong khi đó, chính sách giáo dục và truyền thơng có thể tác động làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái (trên đồ thị, đường cầu dịch chuyển từ D0 về D1), thể hiện sự thay đổi trong ý thức tiết kiệm của người tiêu dùng đối với việc sử dụng nước (tức là, với cùng 1 mức giá, lượng cầu về nước sẽ giảm đi) (hình 2.3).

Giá (VNĐ/m3 P Do D1 Q2 Q1 Lượng (m3)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUẢN LÝ CẦU NƯỚC SINH HOẠT: NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w