Hồn thiện mơi trường kinh doanh, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, đề

Một phần của tài liệu 4_du_thao_chien_luoc_xnk_hang_hoa_2021_2030_3747-đã chuyển đổi (Trang 43 - 45)

6. Kết cấu báo cáo

2.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜ

2.1.1. Hồn thiện mơi trường kinh doanh, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, đề

án phát triển xuất nhập khẩu

Trước hết, để tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Chính phủ và các Bộ, ngành đã chú trọng hồn thiện thể chế, mơi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; thực hiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại và hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế; ban hành và thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững; xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ, cụ thể:

Hồn thiện thể chế, mơi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa:

Trong giai đoạn 2011-2020, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Nghị định với mục tiêu nhằm hồn thiện thể chế, cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở đó, các Bộ, ngành ban hành các văn bản cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà sốt, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực, mặt hàng cụ thể theo hướng minh bạch hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm:

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (thay thế: Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam số 42/2002/PL-UBTVQH10; Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 20/2004/PL-UBTVQH11; Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 22/2004/PL-UBTVQH11 và bãi bỏ một số khoản, điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11).

Hàng năm, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính nhằm hồn thiện khung khổ pháp lý, tăng cường chỉ đạo điều hành cơng tác cải cách hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương với trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Cơng Thương, phấn đấu hồn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ giao hàng năm, hướng đến Chính phủ kiến tạo…

Chính sách đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại và hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế:

Trong những năm qua, việc thực thi các chính sách đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại và hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay trong quan hệ thương mại với các nước để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, nhận được sự trợ giúp kỹ thuật, công nghệ và được cơng nhận là kinh tế thị trường… trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.

Đến tháng 6/2021, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó đã ký kết 15 FTA với 14 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 hiệp định đang tiếp tục đàm phán. Việc tham gia các hiệp định FTA với tính chất nhiều bên, nhất là các FTA thế hệ mới đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất tồn cầu.

Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững:

Trong lĩnh vực thương mại, Chính phủ rất quan tâm và ưu tiên thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững, thể hiện trong các chiến lược, chương trình, đề án về phát triển bền vững, sản xuất và tiêu dùng bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường... Đối với Bộ Công Thương, trên cơ sở định hướng, mục tiêu quốc gia về phát triển thương mại bền vững, các nội dung có liên quan đến thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững đã được thể hiện trong một số các chiến lược, chương trình, đề án, dự án của Bộ về bảo vệ môi trường nhằm hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu, xử lý và quản lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Riêng đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, Chính phủ, các Bộ, ngành cũng đã ban hành một số chính sách phát triển xuất nhập khẩu bền vững, vừa nhằm thực hiện các mục tiêu về kinh tế, vừa đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội, khuyến khích xuất nhập khẩu theo hướng thân thiện mơi trường, hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đối với môi trường, đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo.

Xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa:

Để thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, Chính phủ và các Bộ, ngành đã chú trọng xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu cụ thể nhằm phát triển thương mại và các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh, địa phương, bao

gồm: (i) Nhóm nhiệm vụ, đề án liên quan đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa; (ii)Nhóm nhiệm vụ, đề án liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng

thương hiệu hàng hóa xuất khẩu; (iii) Nhóm nhiệm vụ, đề án liên quan đến phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa; (iv) Nhóm nhiệm vụ, đề án liên quan đến xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực tại các tỉnh, địa phương trong cả nước, chú trọng việc tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài; (v) Nhóm nhiệm vụ, đề án liên quan đến: Bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả; Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản, chế biến hàng nông sản, thủy sản; Phát triển, ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm mới, vật liệu mới, thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo...

Một phần của tài liệu 4_du_thao_chien_luoc_xnk_hang_hoa_2021_2030_3747-đã chuyển đổi (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w