Chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu 4_du_thao_chien_luoc_xnk_hang_hoa_2021_2030_3747-đã chuyển đổi (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu báo cáo

2.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜ

2.1.3. Chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa

Trong giai đoạn 2011-2020, một số cơng cụ, chính sách quản lý nhập khẩu được ban hành theo hướng tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu, kiểm tra chất lượng, vệ sinh, an tồn hàng hóa nhập khẩu, rà sốt, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về kỹ thuật, quản lý chất lượng, an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế.

Để có một hệ thống chính sách pháp luật về thương mại minh bạch phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường và các nguyên tắc, quy định của WTO và các cam kết quốc tế, Chính phủ đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhập khẩu và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới. Các quy định pháp luật về quản lý nhập khẩu là những công cụ chủ chốt để Việt Nam thực hiện quản lý, kiểm soát nhập khẩu theo các mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm:

- Các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản lý nhập khẩu, các đề án,

chương trình hành động liên quan đến quản lý nhập khẩu hàng hóa, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Trong giai đoạn 2011-2020, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu đã được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cũng như yêu cầu quản lý của nhà nước, trong đó, đặc biệt quan trọng là Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2017. Luật Quản lý ngoại thương điều chỉnh bao quát các công cụ quản lý ngoại thương, hướng tới mục tiêu ổn định, minh bạch, thống nhất, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luật Quản lý ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương của thương nhân và tính cạnh tranh của nền kinh tế; hồn thiện, nâng cao hiệu lực pháp lý về các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ ngoại thương để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

- Các biện pháp hành chính, hải quan nhằm quản lý nhập khẩu như: Cấm nhập

khẩu, tạm ngừng, hạn chế, nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan nhập khẩu; chỉ định cửa khẩu, thương nhân nhập khẩu; quản lý theo giấy phép, điều kiện nhập khẩu; chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa; ủy thác và nhận ủy thác nhập khẩu; quản lý biên mậu,

quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng; các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu và quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Các quy định liên quan đến việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng

hóa, bảo vệ an toàn sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia.

Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 cũng có những quy định liên quan đến các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch, được quy định trong: Điều 61 về áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường); Điều 62 về áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y); Điều 63 về áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật (nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật); Điều 64 về áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới (nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm); Điều 65 quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra.

- Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ, do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp

dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương được quy định tại Điều 100 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14, trong đó quy định các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa; nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp và vấn đề tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.

- Hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hoàn thiện cho phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời tham gia và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định FTA thế hệ mới (Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH được Quốc hội ban hành ngày 25/6/2019 nêu rõ: Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ).

- Các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý những vấn đề phát sinh (vi phạm) đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động quản lý chuyên ngành đối

với hàng hóa xuất nhập khẩu (Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả).

Một phần của tài liệu 4_du_thao_chien_luoc_xnk_hang_hoa_2021_2030_3747-đã chuyển đổi (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w