Sản xuất những sản phẩm bao gói thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ (Trang 51 - 56)

Hiện nay một số công ty đã cho ra mắt sản phẩm túi nhựa sinh học sản xuất theo công nghệ tự phân hủy sinh học như công ty Phú Hòa( Bến Tre) với bao bì tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa. Gần đây xuất hiện các sản phẩm như cơm hộp, ly uống nước, hộp đựng bánh bao được sản xuất từ nguyên liệu là bột bắp, không gây ô nhiễm môi trường của công ty nhựa Tiến Thành. Các sản phẩm nói trên được nhà sản xuất khẳng định là tự phân hủy trong môi trường tự nhiên được sau 1-4 tháng không sử dụng

Ngoài ra có thể dùng rong biển để sản xuất túi nylon tự hủy 1.3: Phát triển sản phẩm mới:

Với Kinh Đô, chiến lược phát triển sản phẩm mới, sản phẩm khác biệt hình thành trên cơ sở công nghệ xuất hiện đại, hoạt động nghiên cứu phát triển mạnh, khả năng thiên phú về phát triển mùi vị của chủ doanh nghiệp, tiềm lực tài chính lớn kết hợp với các cơ hội về nhu cầu thi trường, tiềm năng thị trường trong nước, nước ngoài và đe dọa thâm nhập thị trường của đối thủ canh tranh mới từ nước ngoài, sự gia tăng đầu tư vào sản xuất bánh kẹo trong nước.

Để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mới. công ty Kinh Đô cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Xác định đúng xu hướng về tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng. - Phân đoạn khách hàng để tìm ra những cơ hội sản phẩm mới. Phân đoạn khách hàng này sẽ là nhứng người có ý định mua.

+ Thường xuyên đi tìm hiểu ý kiến của khách hàng về các loại sản phẩm bán chậm hơn so với các loại mặt hàng khác hoặc so với mặt hàng cùng loại của đối thủ để tìm ra nguyên nhân rồi cùng nhau sửa chữa, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn

+ Khi có một sản phẩm nào rơi vào tình trạng bị chìm lắng xuống, sức mua giảm công ty cần có chiến lược quảng bá riêng cho sản phẩm đó. Lấy lại hình ảnh trong mắt người tiêu dung và chỗ đứng trên thị trường

2.Về chính sách giá:

- Những sản phẩm mà công ty có thế mạnh đi trước đối thủ cạnh tranh thì định mức giá hớt váng để tăng thêm lợi nhuận

- Còn đối với những chủng loại sản phẩm mà không còn là mới trên thị trường, công ty nên định mức giá theo đối thủ cạnh tranh, một mức giá hợp lý để công ty có thể thành công

- Công ty nên định giá chiết khấu tiền mặt cho người mua thanh toán sớm , chiết khấu số lượng cho những người mua nhiều nhờ đó giảm được nhiếu phí tổn và tăng lợi nhuận cho công ty

- Nên điều chỉnh giá thu mua nguyên liệu theo mua vụ để có những chính sách điều chỉnh giá hợp lý

3.Về chính sách phân phối:

- Đa dạng hóa kênh phân phối: Các kênh hiện nay của công ty đều là các kênh đơn giản, các kênh này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí, tuy nhiên nếu muốn phát triển thành một công ty lớn trên thị trường không những trong nước mà còn cả trong khu vực thì cần phải sử dụng các kênh dài hơn, thâm nhập các thị trường xa hơn.

- Công ty cần tăng sự quản lí chặt chẽ và sát sao với hệ thống Bakery: tất cả các kế hoạch hoạt động kinh doanh của các cửa hàng bakery đều phải được quyết định bởi công ty và phù hợp với các mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường của công ty. Các mục tiêu về doanh số, cách bày biện mặt

hàng, trang trí cửa hàng đều do công ty quyết định. Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới trong chuỗi mệnh lệnh và cấp dưới phải có nghĩa vụ chấp hành

- Đối với các Bakery theo phương thức nhượng quyền thương hiệu thì sự ràng buộc thông qua các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, nó giúp công ty có thể kiểm soát chặt chẽ kênh phân phối này và giảm xung đột trong kênh. Kinh Đô cũng cần đảm bảo những tiêu chuẩn để cho phép tiến hành nhượng quyền kinh doanh một cách thống nhất. Từ đó mới có thể tạo nên một hệ thống cửa hàng nhượng quyền đồng bộ và giữ vững được hình ảnh định vị của mình

Tuy nhiên, Kinh Đô cũng cần đẩy mạnh việc nhượng quyền để sớm bao phủ thị trường và cạnh tranh với cá doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khác.

- Đối với kênh tiêu thụ qua đại lí, cần phải củng cố hơn nữa mối quan hệ với các kênh phân phối hiện tại: Hiện tại các kênh phân phối của công ty hoạt động tương đối có hiệu quả, chính vì vậy càng cần phải củng cố mối quan hệ giữa các đại lí này. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi, việc tạo ra được các mối quan hệ tốt với các đại lí sẽ là một lợi thế lớn cho công ty trong việc cạnh tranh kênh. Khi quy mô sản xuất của các đối thủ cạnh tranh được mở rộng, tất yếu họ sẽ mở rộng hệ thống phân phối và các đại lí của công ty chắc chắn sẽ là một trong nhứng mục tiêu để họ lôi kéo. Vì vậy việc giữ vững mối quan hệ tốt với các đại lí là điều hết sức quan trọng. Ngoài việc củng cố các kênh phân phối của công ty, công ty cũng nên tiến hành các hoạt động nhằm lôi kéo các kênh phân phối của các doanh nghiệp khác về phía mình, đưa ra những khuyến khích vật chất và tạo dựng mối quan hệ tốt với các đại lí này để họ có thể ủng hộ trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Công ty có thể áp dụng một số điều kiện yêu cầu đối với các đại lí bán hàng như mặt bằng kinh doanh, khả năng tài chính, nguồn nhân lực…

- Công ty nghiên cứu tìm ra những khó khăn của các đại lí được thực hiện do các nhân viên thị trường của công ty tìm hiểu trực tiếp các đại lí thông qua trao đổi hoặc sự phản hồi. Các khó khăn chủ yếu thường do việc tiêu thụ chậm sản phẩm dẫn đến việc tồn đọng hàng hóa.

- Tăng cường cung cấp pano, áp phích quảng cáo, cho phép các đại lí được quyền thay đổi bảng hiệu, áp phích tùy theo tình hình kinh doanh của đại lí và chính sách quảng bá thương hiệu của công ty.

- Tăng cường các chính sách hỗ trợ vận chuyển, đặc biệt là các đại lí ở xa, điều kiện vận chuyển khó khăn.

- Xúc tiến hoạt động khuyêch trương sản phẩm để dễ dàng cho hoạt động thiết lập kênh phân phối: Để có thể xây dựng được hình ảnh trong lòng

người tiêu dùng và được các nhà phân phối biết đến để từ đó có thể đưa sản phẩm ra tiêu thụ một cách rộng rãi.

- Ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để thiết lập kênh phân phối: Mua hàng trực tuyến, giao hàng và thanh toán qua mạng …

- Muốn phát triển để thâm nhập rộng vào hệ thống siêu thị thì nên sản xuất nhiều hơn nữa các loại sản phảm có hạn sử dụng lâu hơn…

- Khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, Kinh Đô có kênh phân phối rộng nhất nhì thị trường nội địa. Tuy nhiên, mạng lưới này chỉ được khai thác hết công suất vào một vài thời điểm trong năm như mùa Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán. Vì vậy Kinh Đô nên nâng cao hiệu suất khai thác kênh phân phối trong thời gian còn lại của năm hứa hẹn tạo nên một hướng đột phá mới cho Kinh Đô. (Trên thực tế: với toan tính này, đầu năm 2013, Kinh Đô cũng đã bắt tay với Want Want China tung ra thị trường sản phẩm mới là bánh gạo Sachi. Trong sự hợp tác này, đối tác Trung Quốc phụ trách sản xuất, còn Kinh Đô lo khâu phân phối sản phẩm, nâng cao hiệu suất phân phối)

4.Về chính sách xúc tiến hỗn hợp: 4.1: Quảng cáo:

-Công ty nên đầu tư quảng cáo trên truyền hình trong một thời gian để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình.Tivi là vật sử dụng phổ biến, nhất là đối với địa bàn Hà Nội. Sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh sống động sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc quảng cáo và phát triển thương hiệu . Vì giá cho 1 lần quảng cáo là tương đối lớn nên công ty phải lựa chọn thời điểm quảng cáo cho thích hợp.

Ví dụ : đối với sản phẩm Snack thời điểm quảng cáo nên là trước hoặc sau chương trình thiếu nhi là hợp lý nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Ngoài ra công ty nên kết hợp với các hình thức quảng cáo bằng poster. Các điểm chờ xe bus là nơi thuận tiện cho quảng cáo. Tại Hà Nội thì việc đi lại bằng xe bus ngày càng phổ biến và tiện dụng .Khi đặt quảng cáo ở đây đối tượng bị tác động là toàn bộ khách hàng

4.2: Kích thích tiêu thụ:

Khuyến mại là nhóm công cụ kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nhiều hơn mua hàng với số lượng lớn giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng mới

Có thể thấy rằng Pepsico và Orion thường xuyên có những đợt khuyến mãi hấp dẫn như:

Ăn O’star có cơ hội trúng Iphone và cùng chia sẻ những khoảnh khắc vui nhộn cùng O’star để có cơ hội đi du lịch Đà Lạt…

=> Kinh Đô cũng nên thực hiện những biện pháp này để quảng bá hình ảnh,thương hiệu sản phẩm , thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

-Hình thức khuyến mại cho người tiêu dùng cuối cùng có thể áp dụng như: Phiếu cào trúng thưởng trong mỗi gói Snack , những phần quà nhỏ được đính kèm bên ngoài sản phẩm…Ngoài ra ở 1 số thành phố lớn đông đúc dân cư ví dụ như Hà Nội có thể áp dụng hình thức khuyến mãi tích điểm

Ví dụ như ăn snack tích điểm đổi quà.Mỗi gói snack to , nhỏ có mức điểm khác nhau. Sau khi tích đủ số điểm cần thiết người tiêu dùng mới có cơ hội đổi quà . Các buổi đổi quà nên tổ chức ở các nơi công cộng để thu hút hơn sự quan tâm chú ý của người tiêu dùng

-Hình thức khuyến mãi đối với các nhà phân phối nên sử dụng hình thức thêm sản phẩm hoặc tăng chiết khấu khi tăng số lượng lấy hàng.Nếu các nhà phân phối và đại lí đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra thì sẽ có chính sách khen thưởng hợp lý.

Tuy khách hàng không quá coi trọng các chương trình khuyến mãi nhưng trước thực trạng là các đối thủ cạnh tranh cũng không khuyến mãi và công nghệ sản xuất đã gần như tương đương nhau thì chương trình khuyến mãi là một công cụ cạnh tranh hiệu quả. Hình thưc khuyến mãi được ưa thích nhiều nhất là hình thức giảm giá.

Vậy Kinh Đô có thể áp dụng chính sách giảm giá theo mùa để khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm trái mùa.

-Nên thực hiện các biện pháp lôi kéo khách hàng về phía mình bằng cách cho họ có cơ hội dùng thử thông qua các hoạt động tặng sản phẩm đính kèm hay phát quà miễn phí tại các trường học ( Các chương trình này công ty nên thực hiện một cách đều đặn và thường xuyên nhất là ngay sau khi tung ra các sản phẩm mới để người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận được sản phẩm của công ty mình).

- Quan tâm hơn đến đối tượng khách hàng thường xuyên bằng cách trao phần thưởng cho những người tiêu dùng sản phẩm nhiều lần hoặc đạt đến mức tiêu thụ

IV.Kết luận:

Với những gì đang thể hiện, mặc dù chưa thực sự hoàn hảo nhưng Kinh Đô đã có thể tự tin cạnh tranh với các đối thủ lớn, chiếm lĩnh thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể coi Kinh Đô là một casestudy tốt để có thể rút kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu cho mình.

Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, Kinh Đô vẫn nỗ lực điều chỉnh giá sản phẩm ở mức hợp lý nhất nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm ngon, chất lượng. Kinh Đô còn đẩy mạnh hoạt động trưng bày sản phẩm tại các đại lý, cửa hàng giúp người tiêu dùng dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc lựa chọn, tìm mua sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô và phát triển, khai

thác kênh phân phối mới cũng như thị trường tại các tỉnh thành, đảm bảo phục vụ đầy đủ, tốt nhất nhu cầu mua sắm

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ (Trang 51 - 56)