- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách:
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
3.1.2.1 Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp
Ngành thủy sản là lợi thế lớn của Cửa Lò. Dân số tập trung vào ngành thủy sản chiếm số lượng tương đối lớn, phân bố chủ yếu vào các ngành đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Khối lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt khoảng 8000 tấn. Nhiều mơ hình ni trồng thủy sản mới có giá trị kinh tế cao đang được quan tâm đầu tư, phổ biến. Ngành thủy sản là đầu vào quan trọng cho các hoạt động phục vụ nhà hàng, khách sạn, chế biến thực phẩm đông lạnh, nước mắm và là đầu mối cung cấp cho các chợ ở các vùng lân cận, đặc biệt là thành phố Vinh.
Tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng trưởng thời gian qua của ngành thủy sản không đáng kể. Giá trị sản xuất hàng năm của ngành thủy sản duy trì ở mức 37-38 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng chậm, ít có cải tiến về cơng nghệ, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến. Một số ngành mới được hình thành, đang trong giai đoạn nghiên cứu triển khai.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành truyền thống của nông dân trên địa bàn thị xã và khu vực lân cận. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, tỷ trọng ngành nông nghiệp luôn chiếm xấp xỉ 20-23%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 6%. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, hoa màu, cây lâu năm, ngồi ra cịn có một số loại cây ăn quả ngắn ngày thích nghi điều kiện đất pha cát như ngô, dưa đỏ, dưa lê…Thời gian gần đây, diện tích đất nơng nghiệp hàng năm bị thu hẹp khá nhiều, một số vùng người dân bỏ hoang khơng cịn khai thác, đất chủ yếu là trồng cây phi lao. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp truyền thống vẫn được duy trì, nhưng các ngành chế biến, khai thác sản phẩm nông nghiệp không phát triển.