4: Tình trạng bệnh nhân trước khi ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn khí màng phổi bằng gây dính màng phổi với iodopovidone qua ống dẫn lưu màng phổi (Trang 58 - 102)

3. 2: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

3.3.4: Tình trạng bệnh nhân trước khi ra

3.3.4.1. So sánh triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị

Triệu chứng lâm sàng Khi vào viện Khi ra viện Sè BN Tỷ lệ (%) Sè BN Tỷ lệ (%) Cơ năng Thực thể Đau ngực 32 100 4 14,2 Khó thở 29 90,6 4 14,2 Ho 15 46,8 4 14,2 Sốt 1 3,1 0 0 Tam chứng Glliard 29 90,6 0 0 Rale 14 43,7 4 14,2 Hội chứng 3 giảm 4 12,5 0 0 TKDD 0 0 1 3,1 * Nhận xét:

Triệu chứng cơ năng như đau ngực, khó thở và ho sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

3.3.4.2. Hình ảnh xquang phổi trước khi ra viện

Bảng 3.16. XQ phổi

Biến đổi XQ phổi Sè BN Tỷ lệ (%)

Hết khí 28 87,5 Không hết khí 4 12,5 Tràn khí dưới da 1 3,1 * Nhận xét: - Hết khí chiếm tỷ lệ là 87,5%, TKDD vùng ngực 3,1%. - Còn khí chỉ định điều trị phương pháp khác là 12,5%. 3.3.5. Tình trạng bệnh nhân đến khám lại

Theo dõi đến thời điểm kết thúc nghiên cứu tỷ lệ BN đến khám lại vì tái phát TKMP là 3/28 BN (10,7%). 1 BN TKMP trái tái phát lần 3 cùng bên

chưa rõ nguyên nhân. Lần này nhập viện trong tình trạng: đau ngực trái, khó thở, phổi trái có tam chứng Galliard. Chụp XQ phổi, CLVT phổi lớp mỏng không có tổn thương phối hợp. NSMP không có bóng khí, kén khí dưới MP. 1 BN TKMP phải tái phát lần 3 cùng bên chưa rõ nguyên nhân. Vào viện trong tình trạng: đau ngực trái, khó thở, phổi trái có tam chứng Galliard, chụp XQ phổi, CLVT phổi lớp mỏng: không có tổn thương phối hợp. 1 BN TKMP trái tái phát lần 2 đối bên. Vào viện vì: đau ngực trái, khó thở, phổi trái có tam chứng Galliard, chụp XQ phổi, CLVT phổi lớp mỏng có kén khí vùng đỉnh phổi trái.

Trong thời gian nghiên cứu tỷ lệ tái phát TKMP là 10,7%, khoảng thời gian tái phát trung bình là 33,3±4,6 ngày, sớm nhất là 28 ngày, dài nhất là 36 ngày. 25 BN không đến khám lại liên lạc qua điện thoại không có BN nào có tái phát TKMP.

3.4. Tai biến, biến chứng thường gặp của phương pháp

3.4.1. Tai biến, biến chứng mở màng phổi dẫn lưu hút khí

Bảng 3.17. Tai biến mở MP dẫn lưu hút khí

Tai biến Sè BN Tỷ lệ (%)

Tràn khí dưới da 3 9,3

Tràn khí dưới da-tràn khí trung thất 2 6,2

Tràn dịch màng phổi 4 12,5

Nhiễm khuẩn đầu sonde

Pseudomonas aeruginosa 2 6,2

Nấm Candida abbicans 1 3,1

Mủ màng phổi-nhiễm khuẩn huyết

Steptoccoccus neumoniae 1

3,1

* Nhận xét:

trung thất tỷ lệ 15,5%. TDMP 12,5%.

- Nhiễm khuẩn đầu sonde dẫn lưu màng phổi 9,3% trong đó: + Do Pseudomonas aeruginosa 6,2%.

+ Nấm Candida abbicans là 3,1%.

- Mủ màng phổi-nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas neumoniae 3,1%. - Các tai biến, biến chứng không gặp trong nghiên cứu như:

+ Chảy máu, tổn thương các cơ quan trong lồng ngực. + Phù phổi cấp do hút khí áp lực cao.

3.4.2. Tai biến gây dính MP bằng dung dịch iodopovidone 10%

Bảng 3.18. Tai biến gây dính màng phổi bằng iodopovidone (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tai biến n Tỷ lệ (%) Đau ngực 32 100 Sốt 3 9,3 Tràn dịch màng phổi 13 40,6 Tái phát TKMP 3 10,3 * Nhận xét:

- 100% BN sau gây dính đều bị đau ngực.

- Tai biến TDMP sau gây dính chiếm tỷ lệ cao 40,6%. - Ýt gặp hơn là sốt 9,3%.

- Các tai biến, biến chứng không gặp sau gây dính như: + Giảm huyết áp, rối loạn nhịp tim, hội chứng cường giáp.

+ Hội chứng ARDS, shock và tử vong do gây dính bằng iodopovidone.

3.4.2.1. Đau ngực

a) Thời gian xuất hiện đau ngực

Bảng 3.19. Thời gian xuất hiện đau

Thời gian xuất hiện đau Sè BN Tỷ lệ (%)

Phút đầu 12 37,4

2-5 phót sau 18 56,3

> 6 phót 2 6,3

* Nhận xét:

Thời gian xuất hiện đau ngực trung bình 3±1,5 phút, sớm nhất là ngay phút đầu khi iodopovidone vào khoang màng phổi và chậm nhất là 6 phót sau.

b) Mức độ đau Bảng 3.20. Mức độ đau Mức độ đau Sè BN Tỷ lệ (%) Đau Ýt 15 46,9 Đau nhiều 17 53,1 * Nhận xét:

Đau chủ yếu ở 2 mức độ: đau nhiều và đau Ýt, đau nhiều 53,1% chiếm tỷ lệ cao hơn đau Ýt 46,9%.

c) Khoảng thời gian bị đau ngực

Bảng 3.21. Khoảng thời gian bị đau

< 15 phót 20 62,5

15-30 phót 9 28,1

> 30 phót 3 9,4

* Nhận xét:

Thời gian đau ngực kéo dài trung bình là 15,3±6,8 phót, Ýt nhất là 10 phút và nhiều nhất là 40 phót.

3.4.2.2. Sốt

a) Thời gian xuất hiện sốt sau gây dính

Bảng 3.22. Thời gian xuất hiện sốt

Thời gian xuất hiện sốt Sè BN Tỷ lệ (%)

Ngày thứ 1 0 0

Ngày thứ 2 2 66,7

Ngày thứ 3 1 33,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét: Sốt xuất hiện ngày thứ hai sau gây dính chiếm 66,7%. b) Mức độ sốt Bảng 3.23. Mức độ sốt Mức độ sốt Sè BN Tỷ lệ (%) Sốt nhẹ: 37,5 0 C-38,5 0C 2 66.7 Sốt vừa: 38,5 0 C-39,5 0C 1 33,3 * Nhận xét:

Sốt nhẹ 66,7%, sốt vừa 33,3%. Nhiệt độ trung bình là 38,40

C± 0,70C, thấp nhất là 37,8 0C và cao nhất là 39,3 0

C. c) Số ngày bị sốt

0 66.7 33.3 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỉ lệ %

1 ngày 2 ngày 3 ngày Thời gian

Biểu đồ 3.5. Số ngày bị sốt

* Nhận xét:

Sốt kéo dài trong khoảng thời gian trung bình 2,3±0,52 ngày, Ýt nhất là 2 ngày và nhiều nhất là 3 ngày.

15.40% 53.40% 15.40% 15.40% < 200ml 200 - 500ml 500 - 1000ml > 1000ml

Biểu đồ 3.6. Mức độ dịch trong khoang màng phổi

* Nhận xét:

TDMP chiếm 40,6%. Số lượng dịch trung bình là 473,0±389,2ml, Ýt nhất là 100ml và nhiều nhất là 1200ml, 53,4% BN có lượng dịch (200- 500ml).

3.4.2.4. Tái phát tràn khí màng phổi

Đến thời điểm kết thúc nghiên cứu, tỷ lệ TKMP tái phát là 10,7%. Khoảng thời gian tái phát trung bình là 33,3±4,6 ngày, sớm nhất là 28 ngày, dài nhất là 36 ngày.

- 2 BN tái phát TKMP lần 3 cùng bên chưa rõ nguyên nhân.

CHUƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung

4.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi và giới

4.1.1.1. Tuổi

Trong 32 BN nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 40,6±18,1 tuổi, Ýt nhất là 17 tuổi và cao nhất là 82 tuổi. Tuổi trung bình của TKMP tự phát nguyên phát là 32,1±13,1 tuổi và gặp nhiều nhất ở tuổi < 30 chiếm 31,3%. Tuổi trung bình của TKMP tự phát thứ phát là 56,7±15,5 tuổi và gặp nhiều ở tuổi > 50 chiếm 21,7%.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Vũ (2003) trên 55 BN TKMP cho biết nhóm TKMP tự phát nguyên phát có 93,1% BN dưới 40 tuổi và nhóm TKMP tự phát thứ phát có 73,1% BN trên 40 tuổi [14]. Trần Thanh Vỹ (2004) nghiên cứu trên 11 BN TKMP gây dính bằng iodopovidone 10% qua ODLMP cho biết tuổi trung bình của nhóm là 59 (26-86 tuổi) [15]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) nghiên cứu trên 30 BN TKMP cho thấy tuổi trung bình của TKMP tự phát nguyên phát là 34 (17-67 tuổi) tuổi dưới 40 chiếm 62,5% và tuổi trung bình của TKMP tự phát thứ phát là 51 (27-77 tuổi) trên 50 tuổi chiếm 50% [5].

Mendis D và cs (2002) nghiên cứu trên 59 BN TKMP thấy rằng nhóm TKMP tự phát nguyên phát có tuổi trung bình là 28 (14-59 tuổi) còn nhóm TKMP tự phát thứ phát có tuổi trung bình là 57 (23-75 tuổi) [48]. Ayed AK và cs (2000) nghiên cứu trên 72 BN TKMP tự phát nguyên phát thấy tuổi trung bình của nhóm là 25 (15-40 tuổi) [18].

Chúng tôi thấy rằng TKMP tự phát nguyên phát gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trẻ (31,3% < 30 tuổi) là những bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý phổi rõ ràng trên lâm sàng. Ngược lại TKMP tự phát thứ phát thường gặp ở lứa tuổi cao hơn (> 50 tuổi 21,7%) là do bệnh lý phổi gặp nhiều ở độ tuổi này.

4.1.1.2. Giới

TKMP là bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi BN nam chiếm 87,5% cao hơn nhiều so với BN nữ 12,5%, tỷ lệ nam/nữ là 7/1.

Theo Hoàng Long Phát và cs (1978) tỷ lệ nam/nữ ở BN TKMP tự phát là 8,5/1 [9]. Nguyễn Thị Thanh Bình (1999) nghiên cứu trên 129 BN TKMP cho biết tỷ lệ nam/nữ là 10/1 [1]. Nguyễn Thế Vũ (2003) tỷ lệ nam/nữ là 8,2/1 [14]. Theo Melton LJ và cs (1979) ở nhóm TKMP tự phát nguyên phát tỷ lệ nam/nữ là 6,2/1 còn ở nhóm TKMP tự phát thứ phát tỷ lệ nam/nữ là 3,2/1 [49]. Mendis D và cs (2002) tỷ lệ nam/nữ ở nhóm TKMP tự phát nguyên phát là 38/7 và nhóm TKMP tự phát thứ phát là 9/5 [48]. Còn theo Fahad MA và cs (2003) thì tỷ lệ nam/nữ là 5/1 [29].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng nh- nghiên cứu của các tác giả

khác, TKMP gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Chúng tôi cho rằng nam hoạt động thể lực mạnh hơn, hút thuốc lá nhiều hơn, đó có thể là lý do làm tỷ lệ TKMP ở nam nhiều hơn ở nữ?

4.1.2. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào

Có 23/32 BN (71,9%) hút thuốc lá, thuốc lào, số bao/năm trung bình theo đơn vị quốc tế là 14,3±7,8 bao, hút nhiều nhất là 40 bao/năm, hút Ýt nhất là 5 bao/năm. Không có BN nữ nào hút thuốc lá, thuốc lào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ BN hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của các tác giả. Nguyễn Thế Vũ (2003) là 67,3% [14] và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) là 70% [5]. Theo BTS-2003 tỷ lệ TKMP ở người

hút thuốc lá là 12% và ở người không hút thuốc là 0,1% [36]. Nh- vậy có thể

thấy rằng tỷ lệ BN TKMP có tiền sử hút thuốc lá cao hơn hẳn so với những BN không hút thuốc. Số lượng thuốc lá được hút tương quan với tỷ lệ TKMP và tái phát TKMP. Tư vấn bỏ hút thuốc lá thuốc lào cho BN TKMP và những

người đang hút thuốc là vấn đề quan trọng để tránh bị TKMP và tái phát TKMP.

4.1.3. Tiền sử bệnh tật

Trong 32 BN nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BN có tiền sử TKMP là 71,7%, tràn khí 1 lần chiếm 56,2%, hai lần 15,5%, TKMP trái là 40,5% và TKMP phải 31,2%. Tiền sử bệnh lý phổi 34,3% (COPD 18,7%, lao phổi 6,2%, hen phế quản 3,1% và viêm phổi là 6,2%). Tiền sử bệnh lý ngoài phổi 18,7%.

Theo Nguyễn Thị Thanh Bình (1999) trong 129 BN TKMP tự phát có 22% BN có tiền sử lao phổi và 39% có bệnh lý phổi không do lao [1]. Nguyễn Thế Vũ (2003) nghiên cứu trên 26 BN TKMP tự phát thứ phát cho biết TKMP do COPD là 46,2%, lao phổi là 42,3%, hen phế quản là 11,5% [14]. Trần Thanh Vỹ (2004) nghiên cứu trên 11 BN TKMP gây dính bằng iodopovidone 10% qua ODLMP cho biết TKMP COPD là 36,3%, lao phổi 36,3% và kén khí phổi là 18,1% [15]. Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) trong 30 BN TKMP, tỷ lệ BN có tiền sử TKMP là 46,7%, lao phổi 6,7%, COPD 3,3% [5]. Theo BTS-2003 TKMP do bệnh COPD là nhiều nhất, tiếp là bệnh xơ phổi, lao phổi, hen phế quản, viêm phổi [36]. Pyng Lee và cs (2004) nguyên nhân do COPD là 26 ca/100.000 dân [53].

Trong nghiên cứu của chúng tôi TKMP do COPD chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là lao phổi và viêm phổi. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của nghiên cứu của các tác giả. Tuy nhiên tỷ lệ BN có tiền sử TKMP tái phát là 71,9% cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước. Sở dĩ như vậy là do đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là những BN có tiền sử TKMP tái phát, việc điều trị phòng ngừa tái đầu tiên lựa chọn là gây dính bằng iodopovidone, nhất là TKMP ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, TKMP ở những BN mà tình trạng bệnh lý không cho phép phẫu thuật

NSMP hoặc phẫu thuật mở ngực.

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng4.2.1. Các thể tràn khí màng phổi 4.2.1. Các thể tràn khí màng phổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi TKMP tự phát nguyên phát chiếm 65,6% và TKMP tự phát thứ phát 34,4% (COPD 18,9%, lao phổi 6,2%, hen phế quản 3,1%, viêm phổi 6,2%).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1999) gồm 129 BN, tỷ lệ BN TKMP tự phát nguyên phát là 43% và BN TKMP tự phát thứ phát là 67% [1]. Nguyễn Thế Vũ (2003) nghiên cứu trên 55 BN cho biết TKMP tự phát nguyên phát chiếm 52,7% và tự phát thứ phát chiếm 47,3% [14]. Trần Thanh Vỹ (2004) TKMP tự phát nguyên phát là 72,7% và tự phát thứ phát là 27,3% [14]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) trong 30 BN NSMP điều trị TKMP thì TKMP tự phát nguyên phát chiếm tỷ lệ là 80% và TKMP tự phát thứ phát là 13,4%, TKMP ở BN đang có kinh nguyệt 3,3% và TKMP do can thiệp chẩn đoán 3,3% [5]. So sánh với nghiên cứu của các tác giả chúng tôi thấy tỷ lệ BN nhóm TKMP tự phát nguyên phát cao hơn nhóm TKMP tự phát thứ phát, trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các tác giả.

Về tỷ lệ TKMP tái phát: trong nghiên cứu của chúng tôi có 23 BN bị TKMP tái phát chiếm tỷ lệ 71,8% trong đó có 56,2% TKMP tái phát lần 2 và 15,6% TKMP tái phát lần 3. TKMP tái phát cùng bên 22/23 BN (95,6%) và TKMP tái phát đối bên 1/23 BN (4,3%). Tỷ lệ TKMP tái phát của nhóm TKMP tự phát nguyên phát là 18/21 BN (85,7%) và nhóm TKMP tự phát thứ phát là 5/11 BN (45,4%).

Nguyễn Thế Vũ (2003) có 61,8% BN tái phát TKMP lần 2 lần 3 [14]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) nhóm TKMP tự phát nguyên phát tái phát lần 2 là 41,7% và thứ phát tái phát lần 2 là 50% [5]. Nghiên cứu của Sadikot RT (1997) trên 154 BN TKMP tù phát nguyên phát với 275 lần tràn khí thấy tỷ lệ tái phát là 54,2% và 44 BN TKMP tự phát thứ phát thì tỷ lệ này là 52,3% [56].

4.2.2. Đặc điểm lâm sàng

4.2.2.1. Lý do vào viện

Theo y văn thì triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất của TKMP khiến BN phải vào viện là đau ngực đột ngột bên tràn khí kèm theo khó thở cấp. Mức độ đau ngực và khó thở tuỳ từng BN. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy 100% bị đau ngực, 90,6% có khó thở, 46,8% BN phải nhập viện là vì đau ngực và khó thở, đau ngực đơn thuần chỉ có 12,5%. Lý do BN phải nhập viện trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu của các tác giả trước.

Theo Nguyễn Thế Vũ (2003) tỷ lệ BN khởi phát với triệu chứng đau ngực là 94,5%, khó thở là 91% và ho khan là 27,3% [14]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) 53,4% BN vào viện vì đau ngực và khó thở, đau ngực đơn thuần 30% [5]. Theo Seremetis MG và cs (1970) 64% BN vào viện vì đau ngực và khó thở, ho và mệt Ýt gặp hơn [58]. Harun MH và cs (1993) 69% BN TKMP vào viện vì đau ngực và khó thở [33].

4.2.2.2. Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện

Tuy khởi phát cấp tính với các triệu chứng đau ngực và khó thở đột ngột bên tràn khí nhưng khi triệu chứng khởi phát nhẹ BN thường không để ý hoặc vì 1 lý do khác BN không đi khám bệnh mà tự mua thuốc điều trị. Chỉ khi nào thấy triệu chứng kéo dài hoặc nặng lên mới vào viện.

trung bình là 4,5±4,9 ngày, sớm nhất là 0,16 ngày và muộn nhất là 20 ngày. Nhập viện nhiều nhất là vào ngày thứ 2 và thứ 3 của bệnh chiếm tỷ lệ 37,5%, Nhập viện sau 7 ngày khởi phát bệnh chiếm tỷ lệ 18,7%.

Theo Nguyễn Thế Vũ (2003) có 31% TKMP tự phát nguyên phát và 34,6% TKMP tự phát thứ phát vào viện trước 24 giê [14]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) thời gian bị bệnh trước khi vào viện trung bình là 4,8±6,5 ngày, sớm nhất là 1 ngày, muộn nhất là 30 ngày. BN vào viện trong ngày đầu chiếm là 36,7% [5]. Theo Jenkinson SG (1985) có 50% BN TKMP tự phát nguyên phát nhập viện sau 48 giờ và 18% sau 7 ngày [39].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của các tác giả. Thời gian bị bệnh trước khi đến viện thường là muộn. Số BN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn khí màng phổi bằng gây dính màng phổi với iodopovidone qua ống dẫn lưu màng phổi (Trang 58 - 102)