Xu hƣớng phát triển ngành du lịch, dịch vụ, thƣơng mại và xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 33 - 35)

khẩu.

* Đối với ngành du lịch, dịch vụ:

Trong tương lai phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, chú trọng khai thác có hiệu quả VQG Xuân Thủy, các khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long. Tập trung các nguồn lực để nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng để thu hút khách du lịch, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Rạng Đơng.

- Du lịch văn hóa lịch sử của Khu du lịch văn hóa Đền Trần. Để thu hút khách quốc tế, cần quan tâm đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, tổ chức khảo cổ xác định giá trị di sản cơng trình kiến trúc mang đậm dấu ấn Hành Cung Thiên Trường thế kỷ XIII - XIV gắn với Vương Triều Trần. Có thể nghiên cứu xây dựng trung tâm thông tin giới thiệu (bằng nhiều ngôn ngữ) về giá trị di sản để du khách đến thăm có thể hiểu biết sâu hơn về quần thể di tích.

- Du lịch văn hóa tâm linh mang tính đặc trưng riêng của Nam Định là tín ngưỡng thờ Mẫu tại quần thể di tích văn hóa Phủ Dầy gắn với lễ hội Phủ Dầy. Trong những năm tới, để thu hút khách quốc tế cần phải quan tâm đầu tư trùng tu tơn tạo các di tích, duy trì phát huy giá trị văn hóa phi vật thể như: lễ hội, hát văn, hầu bóng (loại trừ yếu tố mê tín dị đoan), tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên. Năm 2017 Khu di tích Lịch sử- Văn hóa Phủ Dầy (huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định đã được công nhận của UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch tại các làng nghề nổi tiếng như làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, các làng nghề cây cảnh của huyện Nam Trực và Hải Hậu,...

- Khai thác phát huy giá trị của sản phẩm du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy- điểm RAMSAR quốc tế đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nơi dừng chân của các loài chim di trú nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

- Khai thác phát huy giá trị thương hiệu quốc tế của khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh đồng bằng Sông Hồng đối với hệ sinh thái đất ngập nước thuộc huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Xây dựng các sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách đồng thời tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động vào lĩnh vực du lịch và tham gia tích cực vào việc bảo vệ mơi trường tự nhiên sinh thái.

- Hình thành loại hình du lịch tham quan cảnh quan làng quê tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc bộ gắn với văn hóa mở đất của cộng đồng cư dân các huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

- Nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch gắn với thể thao, du lịch trên sông...

- Tổ chức lãnh thổ du lịch Nam Định thành ba vùng tương ứng với 3 vùng kinh tế của tỉnh Nam Định. Tạo không gian riêng với chức năng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn cũng là thế mạnh của du lịch Nam Định và phù hợp xu thế phát triển du lịch hiện nay. Bên cạnh đó cịn tạo thành được vùng đệm có tính chất chuyển tiếp cho hai vùng chức năng chính Tây - Bắc và Đơng– Nam.

+ Vùng du lịch Tây - Bắc (TP. Nam Định và phụ cận): Gồm địa phận TP. Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ Bản với chức năng chính là du lịch văn hóa.Tài nguyên du lịch của vùng tương đối nổi bật và tập trung. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Các di tích lịch sử - văn hóa nổi bật như Đền Trần, Phủ Dầy, hệ thống di tích nội thành Nam Định, một số làng nghề đúc đồng, chạm khắc gỗ truyền thống như Vạn Điểm, Tống Xá, La Xuyên.v.v..

+ Vùng du lịch chuyển tiếp: Không gian địa bàn gồm địa phận các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường với chức năng chính du lịch sinh thái nơng nghiệp, nơng thơn.Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa với các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử tơn giáo huyện Xn Trường như khu lưu niệm cố TBT Trường Chinh; Nhà thờ Bùi Chu, …Ngồi ra vùng cũng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nơng nghiệp, nông thôn như các làng trồng lúa nước, trồng hoa cây cảnh, múa rối nước… gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

+ Vùng du lịch Đông- Nam (thuộc vùng kinh tế biển): Gồm lãnh thổ các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng với chức năng chính là sinh thái biển.Tài nguyên du lịch chủ yếu của vùng là hệ sinh thái biển, các bãi tắm thuộc các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng trong đó có các tài nguyên nổi bật như vườn quốc gia Xuân Thủy, bãi biển Quất Lâm thuộc huyện Giao Thủy, bãi biển Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, bãi biển Rạng Đơng thuộc huyện Nghĩa Hưng.Bên cạnh đó vùng cũng có các di tích lịch sử văn hóa nhưđình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh), đền chùa Hạ Kỳ, đền thờ Phạm Văn Nghị, đền thờ Doãn Khuê.v.v…

Ba vùng này được kết nối với nhau bằng các tuyến giao thông đường QL21, tỉnh lộ 490C, quốc lộ ven biển, các sông Ninh Cơ, sông Hồng,... thành phố Nam Định là đầu mối, hạt nhân điều phối các hoạt động du lịch theo hướng phát triển không gian du lịch.

[11]

* Đối với thƣơng mại:

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh theo quy hoạch đã được phê duyệt. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, thơng tin thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hố; đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện lưu thơng hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm.

Hệ thống giao thông kết nối giữa thành phố Nam Định với các vùng phụ cận, với các tỉnh trong vùng và vùng khác phát triển. Khi đó, vai trò trung tâm vùng của thành phố Nam Định sẽ ngày càng nâng cao và làm tăng khả năng phát triển thương mại liên vùng. Phát triển hệ thống bán lẻ và các hoạt động phục vụ, hỗ trợ cho bán lẻ hàng hóa, nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ của các cơ sở bán lẻ; chú trọng khai thác nguồn hàng để phát triển hệ thống bán buôn, trực tiếp cung cấp hàng hóa cho các cơ sở bán lẻ trong tỉnh và các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nội; đảm bảo khai thác nguồn hàng và kết nối với các luồng hàng qua thành phố Nam Định, Khu kinh tế Ninh Cơ và hành lang kinh tế Bắc – Nam, duyên hải Bắc Bộ; phát triển hệ thống bán lẻ đa dạng hóa về loại hình và qui mơ và theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tiến độ và yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tốc độ đơ thị hóa trong vùng.

* Đối với xuất, nhập khẩu:

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nam Định giai đoạn 2015 – 2020, về cơ bản, đã được xác định là các sản phẩm dệt may, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến... Trong thời gian tới phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; đa dạng về qui cách, chất lượng các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; đồng thời, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, cũng như các sản phẩm chế biến gây tác hại nặng đến môi trường. Phấn đấu trong thời gian tới giá trị xuất khẩu đạt từ 2.200 triệu USD trở lên. Thơng qua nhập khẩu để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Vì vậy, cần chú trọng nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu ở những thị trường có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh. Chú trọng nhập khẩu công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

1.2.1.7. Hoạt động y tế.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w