- Tác động đến mơi trường khơng khí:
2.6.3. Sức ép từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản:
Trong xu thế phát triển nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ đánh bắt sang nuôi trồng. Với lợi thế ven biển, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát sinh các chất thải trong quá trình ni trồng thủy sản gồm: nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, hóa chất và thuốc kháng sinh, chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn. Đặc biệt, lớp bùn thải hình thành trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao ni, trong tình trạng
ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, CH3SH..., tác động tới hệ sinh thái và làm suy giảm chất lượng nước trong khu vực. Khi kết thúc một đợt ni trồng thủy sản, ngồi việc xả nước thải kênh mương, nhiều hộ còn thải trực tiếp nước thải và bùn ao ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm ni, gây ơ nhiễm và mặn hố nguồn nước ngầm. Cùng với những áp lực lên môi trường nêu trên, hoạt động ni trồng thủy sản cịn gây sức ép lớn đến rừng ngập mặn ven biển là do bị chuyển đổi để làm đầm nuôi tôm.
Hoạt động chế biến thủy sản phát sinh nước thải từ các công đoạn rửa, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng,.. Thành phần chứa hàm lượng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng cao, làm cho nguồn nước tiếp nhận có màu và mùi rất khó chịu. Chất thải rắn từ công nghiệp chế biến thủy sản như các phụ phẩm đầu vỏ tôm, cá..., các loại giấy vụn, bao bì các-tơng; chất thải sinh hoạt của cơng nhân; CTNH từ thùng đựng hóa chất; các loại thuốc khử trùng Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học... Những loại chất thải này phân hủy chất hữu cơ sinh ra hơi mùi, khí thải H2S, NH3, CH3SH, dung mơi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng... tạo ra mùi hơi khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến mơi trường khơng khí và sức khỏe con người.